Du lịch - Ngành kinh tế mũi nhọn ở Cao Bằng

Thác Bản Giốc đẹp nổi tiếng thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Ảnh: An Thành Đạt
Thác Bản Giốc đẹp nổi tiếng thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Ảnh: An Thành Đạt
Không chỉ có những cảnh đẹp nổi tiếng như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Cao Bằng còn là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đậm đà bản sắc văn hóa với những nét riêng biệt của đồng bào các dân tộc thiểu số; là nơi có nhiều di sản về địa chất độc đáo... Đó là tiềm năng lớn để phát triển du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cao Bằng.
Thác Bản Giốc đẹp nổi tiếng thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Ảnh: An Thành Đạt
Thác Bản Giốc đẹp nổi tiếng thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Ảnh: An Thành Đạt
Đến Cao Bằng, du khách không thể bỏ qua các điểm du lịch văn hóa, tâm linh hấp dẫn như: Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, suối Lê Nin, Khu du lịch thác Bản Giốc, hồ Thang Hen, Khu sinh thái Phia Oắc - Phia Đén… Với nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, Cao Bằng còn sở hữu nhiều nét văn hóa đặc sắc như: lễ Thẩm Cuổn (lễ cấp sắc) của người Sán Chỉ; nghi lễ hát Then, lễ hội Nàng Hai của người Tày...
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó nằm trên địa bàn xã Trường Hà, huyện Hà Quảng là điểm du lịch lịch sử nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng. Ảnh: An Thành Đạt
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó nằm trên địa bàn xã Trường Hà, huyện Hà Quảng là điểm du lịch lịch sử nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng. Ảnh: An Thành Đạt
Theo ông Trương Thế Vinh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng, với phong cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử và một kho tàng văn hóa độc đáo, Cao Bằng hiện thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước. Nếu như năm 2016, Cao Bằng đón 741.547 lượt khách, doanh thu đạt 146,3 tỷ đồng thì đến năm 2018 lượng khách tham quan là 1.231.200 lượt người, đạt doanh thu 363,3 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2019, Cao Bằng đón 750.000 lượt khách, tăng 33,9% so cùng kỳ năm trước, trong đó có 95.000 lượt khách quốc tế, đạt doanh thu 207,8 tỷ đồng.
Quần thể hồ Thang Hen bao gồm 36 hồ nước ngọt tự nhiên ở xóm Lũng Táo, xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh. Ảnh: An Thành Đạt Động Ngườm Ngao ở xóm Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng. Ảnh: An Thành Đạt
Quần thể hồ Thang Hen bao gồm 36 hồ nước ngọt tự nhiên ở xóm Lũng Táo, xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh. Ảnh: An Thành Đạt
 
Quần thể hồ Thang Hen bao gồm 36 hồ nước ngọt tự nhiên ở xóm Lũng Táo, xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh. Ảnh: An Thành Đạt Động Ngườm Ngao ở xóm Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng. Ảnh: An Thành Đạt
Động Ngườm Ngao ở xóm Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng. Ảnh: An Thành Đạt
Ngành du lịch Cao Bằng đang từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động và giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Chị Nông Thị Toàn ở xóm Pác Bó, xã Trường Hà (huyện Hà Quảng) làm nghề bán hàng tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó cho biết: Xóm Pác Bó có khoảng 90 hộ dân thì 34 hộ tham gia bán hàng phục vụ khách du lịch. Trong xóm bây giờ chỉ còn 10 hộ nghèo. Nhờ bán hàng cho du khách, gia đình chị đã có cuộc sống ổn định, làm được nhà mới trị giá 500 triệu đồng.
Mô hình du lịch cộng đồng ở xóm Phia Thắp, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên thu hút khách thập phương. Ảnh: An Thành Đạt Nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống của người Lô Lô. Ảnh: An Thành Đạt
Mô hình du lịch cộng đồng ở xóm Phia Thắp, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên thu hút khách thập phương. Ảnh: An Thành Đạt
 
Mô hình du lịch cộng đồng ở xóm Phia Thắp, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên thu hút khách thập phương. Ảnh: An Thành Đạt Nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống của người Lô Lô. Ảnh: An Thành Đạt
Nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống của người Lô Lô. Ảnh: An Thành Đạt
Nhằm phát triển bền vững ngành du lịch, Cao Bằng đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào quy hoạch, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch trọng điểm. Bên cạnh đó, tỉnh còn phát triển loại hình du lịch trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống và tìm hiểu văn hóa bản địa như: tìm hiểu nghề dệt ở xã Ngọc Lâm (huyện Hà Quảng), nghề làm hương ở xóm Phia Thắp, xã Quốc Dân và nghề rèn ở xã Phúc Sen (huyện Quảng Uyên)... Nhờ phát huy tiềm năng du lịch, Cao Bằng đã và đang từng bước trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực trung du, miền núi phía Bắc.
Những món gác bếp, bánh cuốn thơm ngon hấp dẫn du khách khi đến Cao Bằng. Ảnh: An Thành Đạt
 
Những món gác bếp, bánh cuốn thơm ngon hấp dẫn du khách khi đến Cao Bằng. Ảnh: An Thành Đạt
Những món gác bếp, bánh cuốn thơm ngon hấp dẫn du khách khi đến Cao Bằng. Ảnh: An Thành Đạt

Hữu Hải – Nông Đạt – An Thành Đạt
(DTMN)

Có thể bạn quan tâm