Ngày 15/10, tại Trạm Kiểm soát khu vực mốc 834/1 (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam), UBND tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và Chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây, Trung Quốc) tổ chức Lễ vận hành chính thức Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc).
Ban Quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng) vừa có thông báo về việc đưa đón khách qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc).
Ngày 15/9, tại Trạm kiểm soát hai bên Việt Nam - Trung Quốc trong Khu cảnh quan (Khu vực Mốc 834/1), Văn phòng Thường trực, Ủy ban Điều phối tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và Tổ Công tác liên ngành, Ủy ban Điều phối Quảng Tây, (Trung Quốc) tổ chức Lễ vận hành thí điểm cho du khách qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc).
Văn phòng Thường trực Ủy ban điều phối thực hiện Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch Thác Bản Giốc (Đức Thiên) Việt Nam – Trung Quốc tỉnh Cao Bằng cho biết, đơn vị đã thống nhất với Sở Văn hóa và Du lịch Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc) về việc mở lối mở Bản Giốc - Đức Thiên và vận hành thí điểm cho du khách tham quan lại khu cảnh quan hai bên.
Hiện nay, do thời tiết khô hạn kéo dài, cùng với hoạt động tích nước của thủy điện phía thượng lưu khiến thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) rơi vào tình trạng thiếu nước, khô cạn, nhiều du khách cảm thấy hụt hẫng khi đến thăm.
Thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh) được ví như “viên ngọc” của du lịch Cao Bằng. Sau cơn mưa tầm tã, thác Bản Giốc vào thu như bừng lên trong ánh nắng rực rỡ; dòng thác nước như dải lụa mềm, trắng xóa vắt qua sườn núi, ầm ào tuôn trào bọt nước trắng xóa tạo nên bức tranh nên thơ và hùng vĩ. Hàng năm, thác nước nơi biên cương Tổ quốc đã thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Không chỉ có những cảnh đẹp nổi tiếng như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Cao Bằng còn là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đậm đà bản sắc văn hóa với những nét riêng biệt của đồng bào các dân tộc thiểu số; là nơi có nhiều di sản về địa chất độc đáo...
Cao Bằng - vùng đất chứa đựng nhiều di sản địa chất, địa mạo cổ sinh với trên 130 điểm di sản địa chất độc đáo, được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh nổi tiếng như thác Bản Giốc, hang Pác Bó - suối Lê Nin, Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén, hồ Thăng Hen - Núi mắt thần... Cao Bằng là địa bàn cư trú của 8 dân tộc chính (Tày, Nùng, H’Mông, Dao, Lô lô, Sán Chỉ, Kinh, Hoa), mỗi dân tộc đều có tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán riêng. Với những lợi thế đó, Cao Bằng được coi là một “mỏ vàng” phát triển du lịch của vùng Đông Bắc.
Bản Giốc là một thác nước hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, nằm ở địa phận xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Thác có độ cao trên 30 m với nhiều khối nước lớn đổ xuống qua nhiều tầng đá vôi. Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây đã xẻ dòng sông thành 3 luồng nước như ba dải lụa trắng. Ngày đêm thác nước cuồn cuộn đổ xuống những tảng đá phẳng làm tung lên vô vàn hạt bụi trắng toả mờ cả một vùng rộng lớn. Vào những ngày nắng, làn hơi nước còn tạo thành cầu vồng lung linh huyền ảo.
Huyện Trùng Khánh nằm ở phía Đông của tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm tỉnh khoảng 60 km, có cảnh sắc hữu tình, nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Đặc biệt, danh thắng quốc gia thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể, định hướng trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia. Với những điều kiện trên Trùng Khánh đang tập trung mọi nguồn lực đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Trùng Khánh là huyện biên giới nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng khoảng 60 km. Sở hữu phong cảnh tươi đẹp và nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao..., Trùng Khánh có tiềm năng và cơ hội lớn để phát triển du lịch…
UBND huyện Trùng Khánh phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Cao Bằng đã tổ chức Lễ hội thác Bản Giốc và Liên hoan tiếng hát Then lần đầu tiên diễn ra trong 2 ngày 7 và 8 tháng 10.
Huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Tuy nhiên, những tiềm năng này vẫn chưa được đánh thức, khai thác và mang lại hiệu quả rõ rệt. Xác định rõ tiềm năng, lợi thế du lịch, huyện Trùng Khánh đang xây dựng chiến lược phát triển, kêu gọi đầu tư nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Ngày 17/8, UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc và quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du lịch thác Bản Giốc.
Sáng 2/10, chương trình truyền hình trực tiếp "Cặp lá yêu thương" do Trung tâm tin tức VTV 24, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cùng Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXHVN) tổ chức đã diễn ra tại Thác Bản Giốc, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng).
Cách thành phố Cao Bằng 89 km là Khu du lịch thác Bản Giốc - thác nước đẹp và hùng vỹ, lớn thứ tư thế giới, thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Cách thác 3 km là động Ngườm Ngao với thế giới nhũ đá nhiều hình dáng, được mệnh danh là hang động đẹp nhất nước.
Việt Nam và Trung Quốc vừa chính thức ký kết Hiệp định khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Cao Bằng) và Hiệp định về tự do đi lại của tàu thuyền ở cửa sông Bắc Luân.
Nhằm tạo dựng sản phẩm liên tuyến cho khu vực này, APT travel và CLB Du lịch Thủ đô (Hiệp hội du lịch Hà Nội) kết hợp với một số doanh nghiệp tại 2 địa phương Bắc Kạn – Cao Bằng tổ chức đoàn khảo sát “Về miền di sản Việt Bắc”.