Du lịch đường thủy thành phố Hồ Chí Minh (Bài cuối)

Du lịch đường thủy thành phố Hồ Chí Minh (Bài cuối)
Bài 3 (tiếp theo và hết): Giữ gìn di sản ven sông để phát triển du lịch

Nguồn tài nguyên quý giá
Ông Lê Hoàng Quốc, cán bộ Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn nhận nhiều năm qua một số nước trên thế giới như Singapore, Thái Lan đã nghiên cứu tái sử dụng hoặc thay đổi công năng các di tích kết hợp với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch và đã gặt hái được thành công.
Một góc không gian kiến trúc phía bờ Tây sông Sài Gòn thuộc khu vực Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Thế Anh - TTXVN
Một góc không gian kiến trúc phía bờ Tây sông Sài Gòn thuộc khu vực Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Thế Anh - TTXVN
Nhiều khu phố cổ, nhà kho, xưởng, bến cảng ven sông của Singapore đã được trùng tu sửa chữa và đưa vào khai thác kết hợp với các hoạt động thương mại dịch vụ để tạo ra điểm du lịch thu hút người dân, du khách. Hay ở Thái Lan, có nhiều tuyến tàu du lịch đường thủy kết nối các điểm văn hóa, đình chùa và các bảo tàng lịch sử dọc theo bờ sông”, ông Lê Hoàng Quốc dẫn chứng.

Tuy nhiên, ở Thành phố Hồ Chí Minh kể từ khi ngành du lịch đường thủy của thành phố đưa vào khai thác từ năm 2013 nhưng đến nay các kiến trúc di sản ven sông vẫn chưa được nghiên cứu và khai thác.

Qua chuyến tìm hiểu thực tế, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam có thể dẫn chứng một kiến trúc di tích lịch sử cấp quốc gia - đình Bình Đông tọa lạc trên cù lao nhỏ rộng khoảng 2 ha nằm ngay nhánh rẽ của dòng Kinh Đôi thuộc phường 7 quận 8.

Tại đây vào ngày mùng một và ngày rằm hằng tháng, dân chúng ở các nơi trong thành phố và ở các tỉnh bạn đến cúng bái đông đảo bởi đây không chỉ nổi tiếng là đình cổ, linh thiêng mà còn mang ý nghĩa quan trọng của sự kiện lịch sử cách mạng.

Năm 1920, cụ Tôn Đức Thắng (cố Chủ tịch nước) từ hải ngoại trở về Sài Gòn và bí mật thành lập "Công hội đỏ" phát triển mạnh trong đội ngũ công nhân nhằm đoàn kết chống tư bản đế quốc.

Hay phía bên bờ dòng Kinh Đôi là một kiến trúc đồn – lô cốt Pháp nằm gần cạnh bến đò Bình Đông. Theo các chuyên gia, đây là di tích dạng hệ thống phòng thủ đường sông của người Pháp theo kiểu Vauban và các di tích thuộc loại này không còn nhiều.

Có thể nói hai điểm di tích văn hóa, lịch sử này là một dẫn chứng cho lợi thế rất lớn của ngành du lịch đường thủy của thành phố. Thế nhưng, đến nay từ quá trình phát triển đô thị của thành phố đã khiến dòng Kinh Đôi bị ô nhiễm nặng và di tích như kiến trúc đồn – lô cốt của Pháp thì đang bị xâm hại nghiêm trọng bởi các công trình nhà ở bao quanh. 

Bảo vệ các giá trị di sản ven sông
Nhiều ý kiến chuyên gia ngành du lịch cho rằng việc nghiên cứu, rà soát để có quy hoạch các di sản ven sông để trùng tu, sửa chữa công năng kiến trúc nhằm phục vụ du lịch cần sớm được triển khai.

Chẳng hạn như từ những di sản này có thể xây dựng tuyến du lịch đường thủy liên kết giữa khu vực trung tâm Quận 1 với khu vực Chợ Lớn (bến Bạch Đằng - Cầu Mống - Cầu Chữ Y - các dãy nhà cổ ven sông - không gian văn hóa Chợ Lớn - không gian “trên bến dưới thuyền” Bình Đông - Phú Định) sẽ không chỉ làm đa dạng sản phẩm du lịch mà còn tạo ra sản phẩm du lịch đường thủy đặc trưng của thành phố.

Thế nhưng vấn đề bảo tồn các di sản ven sông này như thế nào trong khi có một thực tế hiện nay, sự phát triển nhanh của đô thị đang diễn ra những bất cập khi tính tương tác giữa không gian mới và cũ dường như chưa được quan tâm đúng mức.

Đặc biệt khu vực di sản ven sông Sài Gòn, đoạn qua Quận 1 nơi được ngành Du lịch thành phố xác định là vị trí trung tâm, điểm nhấn quan trọng của hệ thống du lịch đường thủy.

Có thể dẫn chứng, khu vực Ba Son là một bức tranh phác họa thực sự sống động về ngành công nghiệp, nền kinh tế biển ở Việt Nam đã hơn 120 năm.

Giá trị vật thể và phi vật thể của khu vực này đã nhiều lần được đề xuất đưa vào di tích quốc gia cần được bảo vệ, hoặc các thành phần nhỏ kiến trúc như ụ tàu hay xưởng cơ khí Ba Son đã nhiều lần được các sở ngành đề xuất gìn giữ.

Tuy nhiên số phận của Ba Son lại trở thành dự án thương mại căn hộ và chung cư cao cấp thay cho việc trở thành di sản lịch sử - kiến trúc. Hiện nay xưởng cơ khí Ba Son chỉ còn sót lại một khu vực bảo tồn nhỏ với một triền nề, hai nhà xưởng và ụ tàu nhỏ…”, ông Lê Hoàng Quốc cho biết.

Rõ ràng những không gian đã hình thành nói trên đều có những ý nghĩa và giá trị đặc trưng. Tuy nhiên, ngày nay khi có những dự án các khu nhà ở hiện đại sẽ khiến cho không gian này bị tư nhân hóa và chỉ chủ yếu phục vụ cho cư dân trong khu dân cư, điều này đồng nghĩa không gian công cộng bị xóa bỏ.

Trong chuyến trải nghiệm buýt sông mới đây, một số hành khách cảm thấy tiếc nuối khi giá trị mang tính “kí ức đô thị” đang bị phai mờ dần trong quá trình biến đổi cảnh quan sông Sài Gòn theo chiều dài lịch sử hơn 300 năm của Gia Định - Sài Gòn.

Tiến sĩ - Kiến trúc sư Trương Thái Hoài An, Giảng viên trường đại học Kiến Trúc Thành phố Hồ Chí Minh , cho rằng việc gìn giữ hàng loạt giá trị lịch sử ven sông không còn là trách nhiệm của chính quyền đô thị, mà cần có sự ủng hộ của người dân và sự thấu hiểu của các nhà tư vấn nhà các nhà phát triển đô thị.

Như vậy, giải pháp để vừa phát triển đô thị hiện đại mà vẫn đảm bảo gìn giữ các giá trị lịch, theo Tiến sĩ - Kiến trúc sư Trương Thái Hoài An, trong quá trình quản lý phát triển đô thị cần xác định yếu tố giá trị lịch sử phải được bảo vệ trong các không gian phát triển.

Một kinh nghiệm từ thế giới chỉ ra rằng, các khu đất xung quanh các khu có giá trị lịch sử, giá trị sẽ tăng cao nhiều lần so với các khu đất không nằm gần các giá trị lịch sử.

Vì vậy, cần khai thác yếu tố này để tăng giá trị đất đai trong quá trình quy hoạch và quản lý không gian đô thị. Một yếu tố khác là xây dựng mối quan hệ giữa lợi ích cộng đồng dân cư trong lòng các di sản.

Chính quyền đô thị phải cho người dân thấy được các giá trị di sản là tài sản của đất nước, chính nó sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế một cách hiệu quả.

Do vậy, việc đầu tư triển khai du lịch đường thủy gắn kết khai thác các giá trị di sản chính là cách xây dựng quan hệ lợi ích giữa cộng đồng dân cư trong lòng di các di sản hiệu quả nhất.

Chính điều này sẽ góp phần vào các giải pháp khác của thành phố nhằm giải quyết vấn đề bảo vệ di sản trước quá trình đô thị hóa mạnh mẽ./.
Anh Đức - Việt Âu

Có thể bạn quan tâm

Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm

Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm

Tạp chí du lịch danh tiếng Wanderlust (Anh) vừa đánh giá, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm tại Việt Nam. Điều này tiếp tục khẳng định vị thế của nơi đây trên bản đồ du lịch thế giới.

Yên Bái bảo tồn văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Yên Bái bảo tồn văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, Yên Bái có 30 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc trưng riêng, tạo nên bức tranh văn hóa muôn màu. Nhiều năm qua, Yên Bái luôn chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch. Từ đó, giúp người dân vừa giữ được bản sắc văn hóa, vừa tạo đà cho phát triển du lịch, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân.

Lễ hội Carnaval đường phố đầy sôi động tại Bắc Kạn

Lễ hội Carnaval đường phố đầy sôi động tại Bắc Kạn

Chương trình Lễ hội Carnaval đường phố với chủ đề "Bắc Kạn lung linh sắc màu" đã diễn ra tại phố đi bộ Sông Cầu, phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn vào đêm 8/4. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh (11/4/1900 - 11/4/2025), cũng là chương trình lễ hội quy mô lần đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kạn nên thu hút đông đảo người dân tham gia.

Đánh thức làng nghề, mở cánh cửa kinh tế du lịch ở Hưng Yên

Đánh thức làng nghề, mở cánh cửa kinh tế du lịch ở Hưng Yên

Nằm bên bờ sông Hồng, Hưng Yên không chỉ được biết đến với đặc sản nhãn lồng ngọt lịm mà còn là cái nôi của nhiều làng nghề truyền thống lâu đời, thấm đẫm tinh hoa văn hóa dân tộc. Những làng nghề như truyền thống không chỉ là mạch sống kinh tế của người dân mà còn mở ra hướng đi đầy triển vọng cho du lịch trải nghiệm – nơi du khách có thể chạm vào quá khứ, lắng nghe nhịp đập của một miền quê trù phú, giàu bản sắc. Nhưng hiện nay để đánh thức du lịch gắn với làng nghề của Hưng Yên đang cần nhiều giải pháp tổng thể.

Tạo "điểm nhấn" du lịch văn hóa tâm linh ở Thái Bình

Tạo "điểm nhấn" du lịch văn hóa tâm linh ở Thái Bình

Tối 7/4, Lễ hội đền Tiên La năm 2025 đã khai mạc tại Di tích lịch sử Quốc gia đền Tiên La, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình với sự tham dự của lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành và rất đông người dân, du khách. Lễ khai mạc với chương trình nghệ thuật đặc sắc và lễ bái yết diễn ra trang trọng mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm đáng nhớ.

Người dân Bình Chuẩn cho biết hang Thẳm Tông có nhiều ngách, có những ngách dài hàng km, xuyên sang địa bàn huyện Quỳ Châu. Hiện chưa có ai khám phá hết Thẳm Tông. Ảnh:baonghean.vn

Về miền “sơn kỳ, thủy tú” trải nghiệm vẻ đẹp của hang Thẳm Tông

Nằm cách trung tâm huyện Con Cuông khoảng 30km, giáp ranh giữa các huyện Tương Dương, Quỳ Hợp và Quỳ Châu (Nghệ An), Bình Chuẩn được mệnh danh là “vùng sơn kỳ, thủy tú”. Là địa bàn xã vùng sâu, vùng xa, bao bọc giữa núi rừng, nơi đây sở hữu nhiều danh thắng tự nhiên có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Đặc biệt, ở nhiều bản trong xã còn gìn giữ, bảo lưu được những nét văn hóa đậm sắc màu, không gian văn hóa vùng cao của đồng bào Thái miền Tây xứ Nghệ.

Tạo trải nghiệm hấp dẫn du khách đến "vùng đất bình yên"

Tạo trải nghiệm hấp dẫn du khách đến "vùng đất bình yên"

Bên cạnh các điểm du lịch nổi tiếng như: Gành Đá Đĩa, Tháp Nghinh Phong, Bãi Môn - Mũi Điện, tỉnh Phú Yên đang hình thành nhiều tour, tuyến du lịch xanh ở các đảo ven bờ, du lịch sinh thái khám phá thiên nhiên mới lạ, độc đáo. Các gói sản phẩm du lịch này được xây dựng chuyên nghiệp, đảm bảo các điều kiện về pháp lý, an toàn và bảo vệ môi trường.

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Từ khởi nguồn là loại tranh dùng để thờ cúng trong dân gian từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.

Trải nghiệm du lịch gắn với nông nghiệp độc đáo giữa núi rừng Hà Giang

Trải nghiệm du lịch gắn với nông nghiệp độc đáo giữa núi rừng Hà Giang

Từ việc cắt cỏ bên đường đến ý tưởng mở quán nước nhỏ để du khách nghỉ chân, sau hai năm, nhờ sự chăm chỉ cố gắng, đôi vợ chồng người Tày đã xây dựng lên điểm du lịch gắn với nông nghiệp Cát Lý tại xã Thuận Hòa (Vị Xuyên, Hà Giang). Nơi đây không chỉ là điểm dừng chân, mà còn mang đến những trải nghiệm độc đáo, giúp du khách hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ của vùng cao.

Phát triển du lịch bền vững gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Phát triển du lịch bền vững gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Năm 2024 và 3 tháng đầu của năm 2025, ngành du lịch Cao Bằng đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, lượng khách đến đã phục hồi sau đại dịch COVID-19. Ban Quản lý, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng đã nắm bắt cơ hội, định hướng, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển sản phẩm mới theo hướng bền vững, chất lượng cao, có đặc trưng riêng gắn với bảo vệ các giá trị di sản, giữ vững danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Nâng tầm du lịch trên vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh

Nâng tầm du lịch trên vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh

Vịnh Bái Tử Long hội tụ đầy đủ các cơ hội để phát triển du lịch. Nhằm đánh giá khách quan, toàn diện tình hình phát triển du lịch cũng như tiềm năng, cơ hội, thách thức, hạn chế của địa điểm hấp dẫn này, ngày 29/3, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Phát triển du lịch trên vịnh Bái Tử Long.

 Akŏ Dhông, "Buôn trong lòng phố"

Akŏ Dhông, "Buôn trong lòng phố"

Nằm trong lòng thành phố Buôn Ma Thuột náo nhiệt, Buôn Akŏ Dhông có diện tích 62,3 ha với 247 hộ, được xem là buôn làng đẹp nhất ở Đắk Lắk hiện nay.

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Hiện nay, xu hướng "check-in" trải nghiệm tại các địa điểm đến đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Tại Ninh Thuận, trào lưu này không chỉ giúp du khách lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ mà còn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch địa phương hiệu quả.

Đỏ rực trời mùa hoa gạo tháng Ba

Đỏ rực trời mùa hoa gạo tháng Ba

Hoa gạo là loài hoa nở trong dịp cuối Xuân, vào tháng Ba, thời khắc báo hiệu những ngày rét chuẩn bị đi qua, nhường chỗ cho những tia nắng hạ. Cây gạo đỏ rực một vùng trời gắn liền với khung cảnh êm đềm, từ lâu trở thành linh hồn của mỗi làng quê Bắc bộ, gắn với ký ức của những người con xa quê nhớ về nguồn cội.

Thu hút đầu tư, phát triển "viên ngọc xanh" du lịch Khuôn Thần

Thu hút đầu tư, phát triển "viên ngọc xanh" du lịch Khuôn Thần

Bắc Giang đang vươn mình để trở thành một điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Trên hành trình đó, tỉnh không ngừng chú trọng vào các dự án trọng điểm, đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Trong số những điểm đến tiềm năng, khu du lịch Khuôn Thần đang được xem là "viên ngọc xanh" triển vọng, hứa hẹn trở thành điểm nhấn du lịch sinh thái của miền Bắc.

Quảng bá hình ảnh Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”

Quảng bá hình ảnh Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Kạn Đinh Quang Tuyên, tỉnh mới ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động kích cầu du lịch Bắc Kạn năm 2025, với mục đích tăng cường các giải pháp kích cầu, thu hút khách du lịch đến với Bắc Kạn... Tỉnh phấn đấu thu hút trên 1,3 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 (tăng khoảng 30% so với 2024), nhất là xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”.

Nậm Nghiệp, mùa hoa sơn tra nở rộ

Nậm Nghiệp, mùa hoa sơn tra nở rộ

Từ khoảng giữa tháng 3, hoa sơn tra (táo mèo) lại nở rộ nhuộm trắng tinh khôi những đồi núi, bản làng ở xã Ngọc Chiến (huyện Mường La, Sơn La), mời gọi bước chân du khách gần xa.

Lan tỏa vẻ đẹp du lịch Lạng Sơn tới khu vực miền Trung

Lan tỏa vẻ đẹp du lịch Lạng Sơn tới khu vực miền Trung

Chiều 24/3, tại thành phố Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị “Quảng bá điểm đến du lịch Lạng Sơn 2025”, với sự tham dự của lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), các tổ chức, doanh nghiệp, công ty lữ hành khu vực miền Trung.

Năm Du lịch quốc gia 2025 - Bước đột phá cho Du lịch Huế

Năm Du lịch quốc gia 2025 - Bước đột phá cho Du lịch Huế

Sau lần đầu đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia vào năm 2013, năm 2025, Huế tiếp tục tổ chức sự kiện này với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới" mang nhiều kỳ vọng cho ngành "công nghiệp không khói". Địa phương đã sẵn sàng cho chuỗi các hoạt động nhằm tạo đà bứt phá cho thương hiệu du lịch Huế trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới.

Bảo tồn, phát triển giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn gắn với phát triển du lịch

Bảo tồn, phát triển giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn gắn với phát triển du lịch

Phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng, phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn gắn với chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, là chủ đề của Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu với đoàn viên thanh niên diễn ra ngày 20/3.