Ngành Du lịch tỉnh Tiền Giang đang tập trung khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, trong đó có vùng du lịch hệ sinh thái nước ngập phèn độc đáo, đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.
Với những quyết sách đầu tư về nhiều mặt, cùng sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân, thị xã Kiến Tường cùng các huyện vùng Đồng Tháp Mười đã khoác lên mình diện mạo mới sau gần 50 năm Ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất.
Chính sách cải tạo vùng Đồng Tháp Mười được Trung ương khởi xướng. Đảng bộ tỉnh Long An nhận định, Đồng Tháp Mười là vùng đất có nhiều tiềm năng và đề ra quyết tâm khai thác, đưa cây lúa, cây tràm trở thành cây trồng chủ lực.
Đồng Tháp Mười là vùng đất ngập nước của Đồng bằng sông Cửu Long. Gần 50 năm sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, nhờ những quyết sách đúng đắn, táo bạo của Trung ương và địa phương, vùng đất hoang hóa năm nào đã “thay da, đổi thịt”.
Với nguồn tài nguyên đa dạng, độc đáo, tiểu vùng Đồng Tháp Mười có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch tâm linh... Nhằm khai thác hết thế mạnh cũng như tiềm năng này, các địa phương tiểu vùng Đồng Tháp Mười như Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An cần có giải pháp mang tính nền tảng để phát triển du lịch.
Nhờ vào sự nỗ lực, cần cù, vượt khó của chính quyền cùng người dân vùng Đồng Tháp Mười - huyện Tân Phước nói riêng, cũng như tỉnh Tiền Giang nói chung đã khai phá, chinh phục vùng đất phèn mặn “khỉ ho cò gáy” thành vùng đất giàu tiềm năng về nông nghiệp, du lịch xanh, công nghiệp…
Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tân Phước Trần Hoàng Phong, phát huy tiềm năng vùng Đồng Tháp Mười, nông dân trong vùng đã khai hoang, trồng được gần 15.400 ha dứa chuyên canh, mỗi năm cho sản lượng thu hoạch khoảng 300.000 tấn dứa thương phẩm, lớn nhất tỉnh Tiền Giang và là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh của địa phương.
Sếu đầu đỏ từ lâu là biểu tượng của Vườn quốc gia Tràm Chim nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung. Đây là loài sinh vật hiếm, có tên trong Sách Đỏ thế giới, đang trong tình trạng nguy cấp cần được bảo vệ. Tỉnh Đồng Tháp đang nỗ lực thực hiện Dự án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim.
Tân Phước là huyện vùng Đồng Tháp Mười duy nhất thuộc tỉnh Tiền Giang. Đây là kết quả của quá trình khai hoang, phục hóa, di dân phát triển sản xuất vùng đất mới sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng.
Tuyến sông Ba Rày chảy qua các huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy nối vùng Đồng Tháp Mười phía Bắc với sông Tiền phía Nam hiện là một trong những điểm nóng về sạt lở tại tỉnh Tiền Giang.
Theo lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới được các cấp, ngành và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn hưởng ứng sôi nổi với những việc làm thiết thực. Đến nay, toàn tỉnh có 131 xã, chiếm 91,6% tổng số xã được công nhận đạt chuẩn, ra mắt xã nông thôn mới; 26 xã, chiếm 18,2% số xã đạt chuẩn, ra mắt xã nông thôn mới nâng cao; 3 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới và 3 thành phố, thị xã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái Bè là địa phương nằm trong vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Tiền Giang đang chuyển đổi mạnh mẽ từ thuần nông sang đa canh, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, từng bước xây dựng nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao, giúp đổi mới diện mạo nông nghiệp – nông thôn – nông dân. Trong đó, nổi bật là mô hình chuyển đất trồng sang nuôi và ương, dưỡng cá giống cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa độc canh ba vụ trước đây.
Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Việt Nam có gần 12 triệu ha đất ngập nước, chưa kể diện tích sông, suối ngập nước theo mùa, điểm nước nóng, nước khoáng, chiếm khoảng 37% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quốc. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích đất ngập nước lớn nhất cả nước.
Nông dân Làng hoa Sa Đéc, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp xuống giống hơn 45 ha hoa, kiểng các loại phục vụ Tết năm 2022; trong đó, bà con nông dân Làng hoa Sa Đéc chuẩn bị hơn 100.000 giỏ hoa cúc mâm xôi phục vụ Tết năm 2022, tập trung trồng nhiều nhất là phường Tân Quy Đông, An Hòa, xã Tân Khánh Đông và xã Tân Quy Tậy.
Vùng Đồng Tháp Mười đang vào mùa nước nổi, những đầm hoa sen - súng trải dài trên cánh đồng nước mênh mông, những món ăn dân dã mùa nước nổi đang mời gọi du khách sau thời gian dài “ngủ yên” vì dịch bệnh. Về Đồng Tháp Mười, về với mùa nước nổi Long An để hòa mình với thiên nhiên và có được cảm giác thư thái, bình yên…
Ngày 6/11 UBND tỉnh Long An tổ chức Lễ khánh thành Trường Trung học Phổ thông Thiên Hộ Dương tại thị xã Kiến Tường. Tham dự buổi lễ có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được.
Trong những ngày Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, về Thạnh Hòa, xã nằm trong vùng Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước (Tiền Giang), như ngập tràn trong niềm vui khi bà con trúng mùa, trúng giá nông sản hàng hóa, đời sống an cư lạc nghiệp.
Trở lại Mỹ Lợi B, huyện Cái Bè trong dịp Tết dương lịch, ai cũng hân hoan, phấn khởi cùng niềm vui của người dân khi xã vừa được công nhận đạt chuẩn và ra mắt xã nông thôn mới ngay đầu năm mới với nhiều kỳ vọng đổi thay. Trên những đường ngang, ngõ tắt tỏa đi khắp các xóm ấp, rợp trời cờ đỏ, nhà cửa đông vui, ruộng vườn xanh ngắt một màu, diện mạo của miền quê đang bừng lên sức sống.
Vườn quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam, thứ 2.000 của thế giới. Nơi đây có hệ sinh thái đất ngập nước mang nét đặc trưng của vùng đất trũng Đồng Tháp Mười. Phát huy ưu thế tự nhiên để khai thác loại hình du lịch sinh thái, nhưng Tràm Chim cũng biết nắm chắc "chiếc chìa khóa" phát triển du lịch bền vững bằng cách bảo tồn những giá trị xanh.
Xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, có vị trí địa lý hết sức đặc biệt, nằm sâu trong vùng Đồng Tháp Mười, nơi tiếp giáp giữa huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp). Tại đây, hai xã Mỹ Trung (huyện Cái Bè) và Phú Điền (huyện Tháp Mười) chỉ cách nhau bởi một con kênh Bằng Lăng quanh năm chở nặng phù sa, vun bồi cho những cánh đồng lúa trải một màu xanh ngút mắt.
Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười, với điều kiện tự nhiên đất phèn, không thuận lợi cho việc trồng lúa, nông dân ở đây đã triển khai nhiều mô hình canh tác khác như trồng dứa, thanh long, sen… đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tiếp giáp với huyện Thạnh Hóa (Long An), xã Thạnh Mỹ (huyện Tân Phước, Tiền Giang) được xem như cửa ngõ phía Bắc của vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Tiền Giang. Xã được thành lập năm 1994 – cách đây 25 năm, từ Chương trình khai thác phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng Tháp Mười với đặc thù đất rộng, người thưa, giàu các tiềm năng về hình thành các vùng chuyên canh cây trồng đặc sản.
Tiểu vùng Đồng Tháp Mười gồm ba tỉnh: Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang có tiềm năng và thế mạnh về sản xuất nông nghiệp mà đặc biệt là lúa gạo. Với tổng diện tích canh tác trên 1 triệu ha, mỗi năm sản lượng lúa của ba tỉnh đạt trên 6,3 triệu tấn lúa hàng hóa. Cũng giống như các địa phương khác tại đồng bằng sông Cửu Long, trong vụ Đông Xuân 2018 – 2019, nông dân các tỉnh vùng Đồng Tháp Mười lao đao, mất ăn mất ngủ bởi hệ lụy lúa giảm giá, thương lái không mua. Nhiều nơi, lúa chín đỏ đồng, thất thoát lớn, thu nhập nông dân bấp bênh. Đây không phải là hiện tượng nhất thời mà trong quá khứ điệp khúc “trúng mùa, mất giá” từng tái đi tái lại nhiều lần khiến Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và địa phương phải khẩn trương “giải cứu”. Trước tình hình trên, là những địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp hệ lụy “trúng mùa, mất giá”, các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang đã khẩn trương có những giải pháp cấp thiết nhằm chung tay giải quyết đầu ra cho hạt gạo hàng hóa, giúp nông dân an tâm ổn định sản xuất và nông nghiệp, nông thôn đổi mới mạnh mẽ và bền vững.
Tiểu vùng Đồng Tháp Mười gồm ba tỉnh: Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang có tiềm năng và thế mạnh về sản xuất nông nghiệp mà đặc biệt là lúa gạo. Với tổng diện tích canh tác trên 1 triệu ha, mỗi năm sản lượng lúa của ba tỉnh đạt trên 6,3 triệu tấn lúa hàng hóa. Cũng giống như các địa phương khác tại đồng bằng sông Cửu Long, trong vụ Đông Xuân 2018 – 2019, nông dân các tỉnh vùng Đồng Tháp Mười lao đao, mất ăn mất ngủ bởi hệ lụy lúa giảm giá, thương lái không mua. Nhiều nơi, lúa chín đỏ đồng, thất thoát lớn, thu nhập nông dân bấp bênh. Đây không phải là hiện tượng nhất thời mà trong quá khứ điệp khúc “trúng mùa, mất giá” từng tái đi tái lại nhiều lần khiến Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và địa phương phải khẩn trương “giải cứu”. Trước tình hình trên, là những địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp hệ lụy “trúng mùa, mất giá”, các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang đã khẩn trương có những giải pháp cấp thiết nhằm chung tay giải quyết đầu ra cho hạt gạo hàng hóa, giúp nông dân an tâm ổn định sản xuất và nông nghiệp, nông thôn đổi mới mạnh mẽ và bền vững.
Tiểu vùng Đồng Tháp Mười gồm ba tỉnh: Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang có tiềm năng và thế mạnh về sản xuất nông nghiệp mà đặc biệt là lúa gạo. Với tổng diện tích canh tác trên 1 triệu ha, mỗi năm sản lượng lúa của ba tỉnh đạt trên 6,3 triệu tấn lúa hàng hóa. Cũng giống như các địa phương khác tại đồng bằng sông Cửu Long, trong vụ Đông Xuân 2018 – 2019, nông dân các tỉnh vùng Đồng Tháp Mười lao đao, mất ăn mất ngủ bởi hệ lụy lúa giảm giá, thương lái không mua. Nhiều nơi, lúa chín đỏ đồng, thất thoát lớn, thu nhập nông dân bấp bênh. Đây không phải là hiện tượng nhất thời mà trong quá khứ điệp khúc “trúng mùa, mất giá” từng tái đi tái lại nhiều lần khiến Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và địa phương phải khẩn trương “giải cứu”. Trước tình hình trên, là những địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp hệ lụy “trúng mùa, mất giá”, các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang đã khẩn trương có những giải pháp cấp thiết nhằm chung tay giải quyết đầu ra cho hạt gạo hàng hóa, giúp nông dân an tâm ổn định sản xuất và nông nghiệp, nông thôn đổi mới mạnh mẽ và bền vững.
Ở Thạnh Tân, một xã nằm sâu trong vùng Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, ông Phan Văn Khanh là một người có cách thức phát triển kinh tế hiệu quả và lối sống chân tình, gần gũi, đoàn kết với bà con chòm xóm.
Thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII, về việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở xã Kiến Bình, huyện Tân Thạnh (Long An), đã đi vào nề nếp và trở thành nhiệm vụ thường xuyên.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam đưa giống lúa ĐTM 14-258 vào sản xuất tại Ấp 1, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Đây là giống lúa mới, có độ thuần cao, năng suất khá, chất lượng tốt, thích nghi với vùng đất phèn, để cho bà con nông dân sản xuất thay thế những loại giống lâu năm dễ nhiễm sâu bệnh, năng suất giảm.