Đồng bào Khmer Nam Bộ đón Tết cổ truyền Vào năm mới với nhiều niềm vui mới

Đồng bào Khmer Nam Bộ đón Tết cổ truyền Vào năm mới với nhiều niềm vui mới
Trong những ngày Tết cổ truyền Vào năm mới, đồng bào Khmer chuẩn bị lễ vật dâng lên tam bảo, tham gia các hoạt động đón năm mới với nhiều nghi thức tôn giáo tín ngưỡng truyền thống như: Lễ bái tam bảo, tụng kinh cầu an, thuyết pháp, đón mừng chư thiên, đắp núi cát, tắm Phật, tắm tăng, tắm ông bà... 
Quang cảnh đón Tết cổ truyền Vào năm mới 2019 của đồng bào Khmer tại chùa Sro Lôn, còn gọi là chùa Chén Kiểu (xã Đại Tâm, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). Ảnh: Phúc Thanh
Quang cảnh đón Tết cổ truyền Vào năm mới 2019 của đồng bào Khmer tại chùa Sro Lôn, còn gọi là chùa Chén Kiểu (xã Đại Tâm, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). Ảnh: Phúc Thanh
Tương tự Tết Nguyên đán của người Việt và Tết chịu tuổi của nhiều dân tộc khác, Chôl Chnăm Thmây là dịp để đồng bào Khmer tống tiễn những xui xẻo, muộn phiền của năm cũ, bảo ban nhau cùng tích phước, hành thiện, chung sở nguyện hướng tới những điều mới mẻ với nhiều may mắn, an lành, tốt đẹp trong năm mới.
Quang cảnh đón Tết cổ truyền Vào năm mới 2019 của đồng bào Khmer tại chùa Sro Lôn, còn gọi là chùa Chén Kiểu (xã Đại Tâm, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). Ảnh: Phúc Thanh
Quang cảnh đón Tết cổ truyền Vào năm mới 2019 của đồng bào Khmer tại chùa Sro Lôn, còn gọi là chùa Chén Kiểu (xã Đại Tâm, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). Ảnh: Phúc Thanh
Nghi thức tắm ông bà trong dịp lễ Chôl Chnăm Thmây 2019 tại gia đình ông Dương Văn Minh, ở ấp Kinh 8B (Thạnh Đông A, Tân Hiệp, Kiên Giang). Ảnh: Chi Pi Sất
Nghi thức tắm ông bà trong dịp lễ Chôl Chnăm Thmây 2019 tại gia đình ông Dương Văn Minh, ở ấp Kinh 8B (Thạnh Đông A, Tân Hiệp, Kiên Giang). Ảnh: Chi Pi Sất
Bên cạnh việc tự do thừa hành các nghi thức đón Tết cổ truyền của dân tộc, trong những ngày trước, trong và sau Tết, các ngôi chùa và nhiều gia đình đồng bào Khmer Nam Bộ hân hoan tiếp đón nhiều đoàn lãnh đạo từ trung ương đến địa phương đến thăm, chúc mừng Tết cổ truyền của dân tộc. 
Quang cảnh đón năm mới trong trai đường chùa Lớn (xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh). Ảnh: Thanh Tú
Quang cảnh đón năm mới trong trai đường chùa Lớn (xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh). Ảnh: Thanh Tú

Nhiều địa phương còn tổ chức các hoạt động văn nghệ, văn hóa, thể thao, du lịch sôi động như các chương trình ca múa nhạc, đua ghe ngo, trò chơi dân gian Khmer...
Gia đình ông Dương Văn Minh, phật tử người Khmer ở ấp Kinh 8B (Thạnh Đông A, Tân Hiệp, Kiên Giang) cung thỉnh chư tăng tụng kinh cầu an, cầu siêu trong dịp Tết Chôl Chnăm Thmây 2019. Ảnh: Chi Pi Sất
Gia đình ông Dương Văn Minh, phật tử người Khmer ở ấp Kinh 8B (Thạnh Đông A, Tân Hiệp, Kiên Giang) cung thỉnh chư tăng tụng kinh cầu an, cầu siêu trong dịp Tết Chôl Chnăm Thmây 2019. Ảnh: Chi Pi Sất
Nghi thức xuất gia cho con em đồng bào Khmer trong dịp Chôl Chnăm Thmây 2019 tại chùa Thứ Năm (xã Nam Thái, An Biên, Kiên Giang). Ảnh: Văn Ngọc
Nghi thức xuất gia cho con em đồng bào Khmer trong dịp Chôl Chnăm Thmây 2019 tại chùa Thứ Năm (xã Nam Thái, An Biên, Kiên Giang). Ảnh: Văn Ngọc

Đồng bào Khmer Nam Bộ hiện có trên 1,3 triệu người, sống tập trung chủ yếu tại 9 tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Hậu Giang và Cần Thơ.
Các vận động viên tranh tài sôi nổi ở phần thi đội cà om lấy nước trong ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang lần thứ XII, được tổ chức nhân dịp Tết cổ truyền Vào năm mới 2019. Ảnh: Công Mạo.
Các vận động viên tranh tài sôi nổi ở phần thi đội cà om lấy nước trong ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang lần thứ XII, được tổ chức nhân dịp Tết cổ truyền Vào năm mới 2019. Ảnh: Công Mạo.
Tiết mục múa chào mừng năm mới nhân dịp họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2019 của đồng bào Khmer Sóc Trăng. Ảnh: Trung Hiếu
Tiết mục múa chào mừng năm mới nhân dịp họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2019 của đồng bào Khmer Sóc Trăng. Ảnh: Trung Hiếu

Toàn vùng Nam Bộ hiện có trên 460 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer, từng bước được trùng tu, tôn tạo, xây mới ngôi chánh điện. Trong đó, riêng tỉnh Sóc Trăng có hơn 85% trong tổng số 92 ngôi chùa Khmer đã được trùng tu, tôn tạo trong những năm gần đây./.
Bưng Biền
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm