Tôn vinh và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào Khmer Nam Bộ

Tôn vinh và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào Khmer Nam Bộ

Nằm trong chuỗi hoạt động của Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII tại tỉnh Sóc Trăng và Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ V khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022, ngày 6/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra Liên hoan văn nghệ quần chúng; Trình diễn trang phục dân tộc truyền thống; Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc và diễn tấu nhạc ngũ âm. Hoạt động này thu hút sự tham gia của 12 tỉnh, thành phố Nam Bộ có đông đồng bào Khmer sinh sống.
Các đội ghe Ngo tập kết chuẩn bị thi đấu tại giải đua ghe Ngo Sóc Trăng 2020. (Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN)

Tôn vinh giá trị truyền thống, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII sẽ diễn ra tại tỉnh Sóc Trăng từ ngày 6-8/11; một số hoạt động thể thao bắt đầu từ ngày 4/11. Có 12 tỉnh, thành phố sẽ tham gia các hoạt động trong Ngày hội gồm: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Tây Ninh, Bình Phước, thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Sơn Cao Thắng, Phó Trưởng Bộ môn Nghệ thuật, Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ hướng dẫn sinh viên thực hiện các động tác khó trong nghệ thuật múa cổ điển Khmer. Ảnh: An Hiếu

Nơi ươm tài năng trẻ cho nghệ thuật Khmer Nam Bộ

Sau một thập kỷ thành lập, Bộ môn Nghệ thuật thuộc Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật (NN - VH - NT) Khmer Nam Bộ, Đại học Trà Vinh (TVU) đã trở thành nơi phát hiện, ươm mầm tài năng trẻ, đào tạo đội ngũ kế thừa, tiếp bước thế hệ đi trước giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ.
Phong tục đắp núi cát của người Khmer trong ngày tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây-Lâm Tuyền

Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer Nam Bộ

Chôl Chnăm Thmây là một trong những lễ lớn mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ. Trong dịp Tết cổ truyền này, tất cả mọi người dù bận bịu đến đâu thì cũng phải tranh thủ dành thời gian để lên chùa, đặc biệt là tham gia đắp núi cát. Đối với đồng bào Khmer Nam Bộ, đây là hoạt động vừa thể hiện lòng thành kính tưởng nhớ tổ tiên vừa tích công đức để cuộc sống hiện tại và tương lai được tốt đẹp hơn. Bên cạnh ý nghĩa về đạo đức, nghi lễ đắp núi cát còn có ý nghĩa lớn lao khác là bảo vệ môi trường của chúng ta đang sống.
NGND Lâm Es nghiên cứu, biên soạn nhiều đầu sách giáo khoa tiếng dân tộc để dạy học cho con em đồng bào Khmer

Nhà giáo của phum sóc Khmer Nam Bộ

Nhà giáo nhân dân (NGND) Lâm Es là niềm tự hào của bà con Khmer, người dân tỉnh Sóc Trăng nói riêng và đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung về đức tính giản dị của một nhà giáo một đời tự học, một người thầy mẫu mực đã dành gần trọn cuộc đời cống hiến và chăm lo cho công tác giáo dục dân tộc và sự nghiệp giáo dục của địa phương, khu vực và nước nhà. Ông là nhà giáo người dân tộc Khmer đầu tiên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được phong tặng danh hiệu NGND vào năm 2002.
Nhà giáo nhân dân Lâm Es dành cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục

Nhà giáo nhân dân Lâm Es dành cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục

Nhà giáo nhân dân Lâm Es - niềm tự hào của đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng - một người thầy mẫu mực đã dành cả cuộc đời cống hiến và chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Ông là nhà giáo người dân tộc Khmer đầu tiên và là nhà giáo đầu tiên của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (NGND) vào năm 2002.
Bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu Dù kê của đồng bào Khmer Nam bộ

Bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu Dù kê của đồng bào Khmer Nam bộ

Ngày 25/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh tổ chức hội thảo khoa học “Nghệ thuật sân khấu Dù kê – 100 năm hình thành và phát triển”. Nghệ thuật sân khấu Dù kê là loại hình nghệ thuật của đồng bào Khmer Nam bộ, đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2014. Hội thảo thu hút gần 200 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lí, nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các đoàn nghệ thuật trong toàn quốc.
Tìm giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả tuyên truyền của báo chí ngữ Khmer ở Nam Bộ

Tìm giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả tuyên truyền của báo chí ngữ Khmer ở Nam Bộ

Ngày 26/11/2019, tại thành phố Hồ Chí Minh, Hội thảo khoa học về đề tài “Nghiên cứu ứng dụng bộ gõ và bộ font chữ Khmer Unicode trong quy trình in ấn, xuất bản báo in và báo điện tử của Thông tấn xã Việt Nam” đã được tổ chức tại trụ sở Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) khu vực phía Nam.
Đồng bào Khmer Trà Vinh mừng Lễ Sene Dolta

Đồng bào Khmer Trà Vinh mừng Lễ Sene Dolta

Những ngày này về phum sóc ở Trà Vinh, đồng bào Khmer đang rộn ràng đón Lễ Sene Dolta - một trong ba lễ truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ (Tết Chôl Chnăm Thmây, Lễ Sene Dolta và Lễ hội Ok Om Bok). Lễ Sene Dolta diễn ra vào những ngày cuối tháng 8 theo Phật lịch. Năm nay, Lễ Sene Dolta diễn ra từ ngày 27-29/9 dương lịch.
Đồng bào Khmer Nam Bộ đón Tết cổ truyền Vào năm mới với nhiều niềm vui mới

Đồng bào Khmer Nam Bộ đón Tết cổ truyền Vào năm mới với nhiều niềm vui mới

Trong 3 ngày từ 14-16/4, đồng bào Khmer Nam Bộ nô nức đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2019 với nhiều niềm vui mới, trong không khí phum sóc an vui, cuộc sống ngày càng ấm no; chư tăng và đồng bào trang nghiêm cử hành các nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống; rộn rã với các hoạt động chúc Tết, văn hóa, nghệ thuật, thể thao…
Người Khmer Nam Bộ với Tết nguyên đán

Người Khmer Nam Bộ với Tết nguyên đán

Người Khmer Nam Bộ vốn có ngày Tết cổ truyền của riêng mình (Tết Chôl-chnăm-thmây) được gọi là Lễ vào Năm mới, thường được tổ chức vào khoảng giữa tháng 4 (dương lịch).
Chùa Sà Lôn - nét đặc sắc của văn hóa Kh’mer Nam bộ

Chùa Sà Lôn - nét đặc sắc của văn hóa Kh’mer Nam bộ

Đến Sóc Trăng theo các tour du lịch tâm linh, ngoài viếng các chùa: Dơi, Đất Sét, Klêlang bạn không thể không viếng chùa Sà Lôn (còn gọi chùa Chén Kiểu) nằm trên Quốc lộ 1A, cách thị xã Sóc Trăng 12km về hướng Tây, hướng từ thị xã Sóc Trăng đi Bạc Liêu.
Gìn giữ nghệ thuật Khmer Nam Bộ

Gìn giữ nghệ thuật Khmer Nam Bộ

Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ thuộc Trường Đại học Trà Vinh hiện là cái nôi đào tạo các nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật Khmer.