Độc đáo "vương quốc rắn" ở miền Tây

Trại rắn Đồng Tâm (hay Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu, Cục Hậu cần Quân khu 9) tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang không chỉ nổi tiếng là một bảo tàng rắn phong phú mà còn là một khu du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

potal-tham-vuong-quoc-ran-doc-nhat-vo-nhi-o-mien-tay-7799612.jpg
Du khách xem biểu diễn cách bắt rắn. Ảnh: Hữu Chí – TTXVN

Bảo tồn để cứu người

Nơi đây đang nuôi bảo tồn hàng nghìn con rắn thuộc hơn 50 loài khác nhau, trong đó có nhiều loài cực độc, đang có nguy cơ tuyệt chủng cùng một số loài động vật quý hiếm khác.

potal-tham-vuong-quoc-ran-doc-nhat-vo-nhi-o-mien-tay-7799608.jpg
Một chuồng nuôi rắn hổ chúa ở Trại rắn Đồng Tâm Ảnh: Hữu Chí – TTXVN

Khi đến tham quan, du khách sẽ cảm thấy choáng ngợp trước những chuồng nuôi rắn có nắp đậy bằng lưới sắt bảo vệ, được khóa cẩn thận cùng số thứ tự với tên chú thích rõ ràng từng loại rắn. Những con rắn hổ chúa, hổ mang, cạp nong… với nhiều kích thước cùng lớp da nổi mốc màu nâu hoặc ngà như cho thấy độ tuổi lâu năm của chúng, nằm bất động hoặc cuộn tròn ở các hốc đá sau khi được ăn no.

potal-tham-vuong-quoc-ran-doc-nhat-vo-nhi-o-mien-tay-7799600.jpg
Loài rắn không độc được nuôi để cung cấp thức ăn cho rắn hổ mang chúa ở Trại rắn Đồng Tâm. Ảnh: Hữu Chí – TTXVN

Ngoài hổ mang chúa còn có hổ mèo, hổ lãi, hổ ngựa, hổ hành, hổ hèo, hổ mang (hổ đất), hổ lửa (hổ hồng), hổ lác (rắn lác)... Về rắn lục có lục dây cương, lục cườm, lục dồ, lục mỏ dọ... Nếu như các loại rắn độc được nuôi trong chuồng có lưới sắt thì những loại rắn không độc như rắn nước, rắn ráo, rắn lục xanh, rắn lục kim, rắn hổ ngựa… được nuôi ở môi trường tự nhiên hoặc bán tự nhiên.

potal-tham-vuong-quoc-ran-doc-nhat-vo-nhi-o-mien-tay-7799595.jpg
Rắn hổ mang chúa cùng hổ mang đất là hai loại rắn quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng được nuôi bảo tồn tại trại rắn Đồng Tâm. Ảnh: Hữu Chí – TTXVN

Thiếu tá Nguyễn Hữu Viên, nhân viên Trại rắn Đồng Tâm cho biết, tại đây có khu nuôi bảo tồn trên 1.000 cá thể các loại rắn, khai thác nguồn gen 2 loại rắn hổ mang đất và hổ mang chúa quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi trong Sách đỏ Việt Nam.

potal-tham-vuong-quoc-ran-doc-nhat-vo-nhi-o-mien-tay-7799570.jpg
Loài rắn lục được nuôi ở môi trường bán tự nhiên tại trại rắn Đồng Tâm. Ảnh: Hữu Chí – TTXVN

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ nuôi bảo tồn, các nhân viên phụ trách chăm sóc rắn đều nghiên cứu, tìm hiểu rất rõ đặc tính từng loài rắn để từ đó có cách chăm sóc cho thích hợp. Các nhân viên ở đây không chỉ đơn thuần chăm sóc như cho ăn, tắm mà còn phải theo dõi khi rắn có triệu chứng bị bệnh để có cách điều trị.

potal-tham-vuong-quoc-ran-doc-nhat-vo-nhi-o-mien-tay-7799569.jpg
Khu nuôi rắn bán tự nhiên ở trại rắn Đồng Tâm. Ảnh: Hữu Chí – TTXVN

Bên cạnh công tác nuôi bảo tồn được nguyên vẹn các tố chất của rắn độc, Trại rắn Đồng Tâm đã nghiên cứu sinh lý, sinh thái, làm chủ được quy trình nuôi rắn độc phối giống, đẻ trứng, ấp nở rắn con và nuôi chúng lớn lên. Thành công của Trại rắn Đồng Tâm là đã cho rắn hổ mang chúa giao phối, sinh sản thành công, giúp mở rộng đàn rắn cực độc, quý hiếm này.

potal-tham-vuong-quoc-ran-doc-nhat-vo-nhi-o-mien-tay-7799563.jpg
Khách nước ngoài thích thú trải nghiệm tiếp xúc với trăn ở trại rắn Đồng Tâm. Ảnh: TTXVN phát

Ngoài khu vực nuôi bảo tồn, Trại rắn Đồng Tâm còn có khoa Cấp cứu điều trị rắn độc cắn, thành lập vào năm 1979, từ ý tưởng của cố Bác sĩ, Trung tá Trần Văn Dược (thầy Tư Dược). Các thầy thuốc quân y ở Trại rắn Đồng Tâm đã dùng huyết thanh nọc rắn cứu sống hàng chục nghìn người bị rắn cắn, trung bình khoảng 1.500 ca/năm.

Thượng tá, Bác sĩ Chuyên khoa 1 Nguyễn Văn Tuấn, Chủ nhiệm Khoa Điều trị rắn cắn của Trại rắn Đồng Tâm cho biết, ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, rắn thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa nên hàng năm, Khoa Điều trị rắn cắn của Trại rắn Đồng Tâm tiếp nhận và điều trị khoảng 600 – 700 ca, trong năm 2024 có 996 ca bị rắn cắn (70% là rắn độc cắn) được cấp cứu, điều trị tại đây.

potal-tham-vuong-quoc-ran-doc-nhat-vo-nhi-o-mien-tay-7799562.jpg
Du khách Ấn Độ trải nghiệm chụp ảnh với trăn tại trại rắn Đồng Tâm. Ảnh: TTXVN phát

Nhờ được đưa đến cơ sở kịp thời và được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn, hầu hết các trường hợp bị rắn cắn đều được cứu sống và sớm phục hồi sức khỏe, không có trường hợp tử vong. Hiện nay, Khoa Cấp cứu điều trị rắn độc cắn của Trại rắn Đồng Tâm có 20 giường với đội ngũ y, bác sĩ dày dặn kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại.

Thu hút du khách bởi sự độc đáo

Trại rắn Đồng Tâm không chỉ là nơi nghiên cứu khoa học, cấp cứu và điều trị, sản xuất thuốc y học cổ truyền, cấp cứu và điều trị rắn cắn, mà còn thu hút khách du lịch bởi sự độc đáo của "vương quốc rắn" thu nhỏ.

potal-tham-vuong-quoc-ran-doc-nhat-vo-nhi-o-mien-tay-7799555.jpg
Du khách trải nghiệm tiếp xúc với loài rắn không độc. Ảnh: TTXVN phát

Từ năm 2022, Trại rắn Đồng Tâm tổ chức hoạt động trình diễn lấy nọc rắn vào 10 giờ thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần. Hoạt động này đã thu hút đông đảo du khách đến xem vào cuối tuần hoặc ngày lễ. Qua thao tác lấy nọc của rắn hổ mang đất, rắn lục đuôi đỏ, cạp nong..., nhân viên Trại rắn sẽ phổ biến kiến thức về các loài rắn độc để phòng tránh, cấp cứu đúng cách.

Thiếu tá Mai Thúy Hiền, Phó Bộ phận Du lịch của Trại rắn Đồng Tâm cho biết, khi đến đây tham quan, du khách trước tiên sẽ được hướng dẫn, giới thiệu, tham quan các loại rắn, các loại thú mà mình nuôi bảo tồn ở đây, để tìm hiểu đời sống sinh lý, sinh thái cũng như tập tính của các loài rắn. Ngoài ra, du khách còn được xem biểu diễn lấy nọc rắn, chụp hình tương tác với những "thú cưng đặc biệt" là những con rắn không có độc; ngoài ra còn có những chương trình dành cho từng đối tượng thanh, thiếu niên như câu cá sấu và câu cá giải trí. Thông thường, du khách đến đông nhất vào những dịp lễ, Tết và dịp cuối tuần.

Du khách tham quan hồ nuôi cá sấu ở trại rắn Đồng Tâm. Ảnh: Hữu Chí – TTXVN

Du khách tham quan hồ nuôi cá sấu ở trại rắn Đồng Tâm. Ảnh: Hữu Chí – TTXVN

Em Nguyễn Thành Công, học sinh lớp 11 Trường Trung học phổ thông Lưu Tấn Phát ở thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, trong chuyến tham quan vào ngày cuối tuần chia sẻ: "Qua xem phim tư liệu, tham quan mô hình nuôi rắn có thuyết minh cùng thao tác lấy nọc rắn của các cô, chú nhân viên trại rắn, em cùng các bạn nhận biết được nhiều loài rắn có độc, rắn không độc để biết cách phòng tránh. Chuyến tham quan Trại rắn Đồng Tâm rất là bổ ích với học sinh chúng em".

potal-tham-vuong-quoc-ran-doc-nhat-vo-nhi-o-mien-tay-7799574.jpg
Trại rắn Đồng Tâm còn nuôi bảo tồn một số loài động vật quý hiếm khác như cự đà xanh (kỳ nhông xanh), cua đinh... Ảnh: Hữu Chí – TTXVN

Phát huy thế mạnh sẵn có, Trại rắn Đồng Tâm nghiên cứu thiết kế xây dựng vườn thuốc nam, cây cảnh, nhà nuôi thú, vườn chim theo lối vườn bách thú, bách thảo hài hòa với các khu nuôi trăn, rắn, thú nguy hiểm (gấu, beo), khu nuôi hươu, nai, ngựa, đà điểu, chim kiểng, khu vực tham quan, sản xuất, bán hàng lưu niệm.

potal-tham-vuong-quoc-ran-doc-nhat-vo-nhi-o-mien-tay-7799601.jpg
Cua đinh (ba ba Nam Bộ) được nuôi bảo tồn tại Trại rắn Đồng Tâm ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Hữu Chí – TTXVN

Đặc biệt, trong khuôn viên có bảo tàng rắn xây dựng năm 1996 trưng bày gần 100 loài rắn quý hiếm, lưu giữ tiêu bản của hầu hết các loại rắn hiện đang có ở Việt Nam. Tháng 8/2005, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công nhận bảo tàng rắn đầu tiên, là nơi lưu giữ nhiều loài rắn nhất Việt Nam, với hơn 40 loài rắn đặc trưng ở Đồng bằng sông Cửu Long.

potal-tham-vuong-quoc-ran-doc-nhat-vo-nhi-o-mien-tay-7799575.jpg
Tiêu bản rắn hổ chúa (hổ mây) tại bảo tàng rắn ở trại Đồng Tâm. Ảnh: Hữu Chí – TTXVN

Đến với Trại rắn Đồng Tâm, ngoài việc tham quan rắn và các loại thú quí hiếm, đây còn là dịp để du khách tìm hiểu thêm về cây, con thuốc là nguồn dược liệu vô cùng quí giá đang được lưu trữ và nhân giống để phục vụ nghiên cứu khoa học và chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân. Với những lợi thế của mình, hàng năm, trại rắn đã đón nhận hàng nghìn học sinh, sinh viên các trường ở các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh…, đến tham quan học tập, nghiên cứu khoa học.

potal-tham-vuong-quoc-ran-doc-nhat-vo-nhi-o-mien-tay-7799594.jpg
Trại rắn Đồng Tâm còn nuôi bảo tồn một số loài động vật quý hiếm khác. Ảnh: Hữu Chí – TTXVN

Điểm du lịch sinh thái Trại rắn Đồng Tâm được Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang công nhận là điểm du lịch đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao năm 2022. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang đang làm thủ tục đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ công nhận Điểm du lịch Trại rắn Đồng Tâm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 5 sao.

Độc đáo “vương quốc rắn” ở miền Tây. Video-clip: Nguyễn Hữu Chí

Thượng tá Nguyễn Hồng Phúc, Chính trị viên, Bí thư Đảng ủy Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu (Trại rắn Đồng Tâm), Cục Hậu cần Quân khu 9, cho biết: "Trong thời gian tới, Đảng ủy, Ban Giám đốc định hướng Trại rắn Đồng Tâm trở thành một trong những "Điểm đến du lịch chất lượng cao, đem đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo, phát triển theo hướng bền vững…" theo xu hướng phát triển của Du lịch ASEAN đến 2025.

Bên cạnh đó, đơn vị cũng tiếp tục mở rộng thị trường thông qua chương trình kích cầu du lịch, hợp tác với các công ty lữ hành trong và ngoài nước, bằng những chính sách ưu đãi nhất có thể; đồng thời, tập trung phát triển du lịch hiệu quả, bền vững theo hướng du lịch - giáo dục - học đường và du lịch - chăm sóc sức khỏe.

Hữu Chí

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025

Ngày 11/1, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) tổ chức Khai mạc Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025 và chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản mường vào xuân - Anh Đào khoe sắc” tại đảo Hoa, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ.

Hoa mua nhuộm tím nông trường chè B’Lao

Hoa mua nhuộm tím nông trường chè B’Lao

Những ngày cuối năm, hoa mua bung nở rực rỡ trên nhiều đồi chè ở thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), thu hút đông đảo khách tham quan. Để tạo điều kiện cho du khách, các chủ nông trường chè cũng mở cửa cho khách vào tự do để chụp ảnh, quay phim thoải mái.

Du lịch Yên Bái biến "di sản" thành "tài sản"

Du lịch Yên Bái biến "di sản" thành "tài sản"

Năm 2024, Yên Bái trở thành điểm đến hấp dẫn bởi sự phát triển đa dạng các sản phẩm và loại hình du lịch, cùng nhiều chính sách kích cầu thị trường hiệu quả; vận dụng, phát huy giá trị di sản văn hóa, danh thắng, làng nghề, từ đó thu hút lượng du khách cao nhất từ trước đến nay, tạo mức tăng trưởng ấn tượng. Để biến "di sản" thành "tài sản", năm 2025, Yên Bái tiếp tục thực hiện toàn diện 11 chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, đầu tư hơn nữa cho việc hình thành các loại hình du lịch mới.

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Chung tay ”níu chân” du khách

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Chung tay ”níu chân” du khách

Thực tế, xuất phát từ nhiều điều kiện liên quan đặc thù quy trình sản xuất, cơ sở hạ tầng, không phải làng nghề hay nghề truyền thống nào cũng trở thành sản phẩm du lịch. Song du lịch làng nghề vẫn một trong những nhóm sản phẩm du lịch quan trọng, làm nên giá trị đặc sắc cho điểm đến. Hiện nay, phát triển du lịch gắn với làng nghề, nghề truyền thống ở nhiều địa phương đang có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp nhiều thách thức, đòi hỏi sự chung tay từ cộng đồng người dân làng nghề, các cấp, ngành chức năng, các doanh nghiệp thu mua sản phẩm làng nghề cũng như các doanh nghiệp dịch vụ du lịch.

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa

Nhìn từ góc độ văn hóa, làng nghề, nghề thủ công là những di sản văn hóa cần được bảo tồn, phát huy giá trị, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có kinh tế du lịch. Từ nguyên liệu cho đến các công đoạn sáng tạo, làm nên sản phẩm hoặc quan niệm về tín ngưỡng, nhân sinh thể hiện qua sản phẩm cùng các nghi thức tôn vinh tổ nghề đều thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân làng nghề, có thể trở thành sản phẩm du lịch độc đáo.

Xây dựng Bích Đầm trở thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Xây dựng Bích Đầm trở thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Để du lịch sông nước luôn là “đặc sản” hấp dẫn của Đồng bằng sông Cửu Long

Để du lịch sông nước luôn là “đặc sản” hấp dẫn của Đồng bằng sông Cửu Long

Với lợi thế có gần 28.000 km đường thủy, du lịch sông nước gắn với nét văn hóa miệt vườn là những sản phẩm du lịch nổi bật thu hút du khách của Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, lợi thế này vẫn còn rất nhiều tiềm năng cần được các địa phương khai thác, phát huy hiệu quả hơn để sản phẩm du lịch tránh đơn điệu, trùng lặp khiến du khách cho rằng “chỉ cần đến một lần cho biết, đi một nơi biết được cả vùng”.

Hà Giang chào đoàn khách du lịch đầu tiên của năm mới 2025

Hà Giang chào đoàn khách du lịch đầu tiên của năm mới 2025

Ngày 1/1, trong không khí rộn ràng của ngày đầu năm mới, tỉnh Hà Giang hân hoan chào đón đoàn khách du lịch đầu tiên đến tham quan và trải nghiệm tại mảnh đất cực Bắc Tổ quốc. Sự kiện do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang tổ chức nhằm khởi đầu cho chuỗi hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch trong suốt năm 2025.

Tăng sức hút du lịch vùng Đông Nam Bộ

Tăng sức hút du lịch vùng Đông Nam Bộ

Kết thúc năm 2024, lĩnh vực du lịch của vùng Đông Nam Bộ - khu vực kinh tế năng động của cả nước tiếp tục ghi nhận nhiều kết quả nổi bật. Phát huy kết quả đạt được, đồng thời nhìn rõ những “gam trầm” trong bức tranh sáng, năm 2025 các địa phương có giải pháp tăng sức hút, giữ vững vị thế du lịch Đông Nam Bộ trên bản đồ du lịch cả nước.

Cao Bằng gắn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng

Cao Bằng gắn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng

Cao Bằng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên mà còn thu hút bởi những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Văn hóa truyền thống đang dần trở thành thế mạnh để ngành du lịch Cao Bằng khai thác, phát triển thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt…

Vẻ đẹp lung linh Đêm hoa đăng Ninh Kiều năm 2024

Vẻ đẹp lung linh Đêm hoa đăng Ninh Kiều năm 2024

Tối 30/12, tại thành phố Cần Thơ, Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố tổ chức khai mạc Ngày hội Du lịch - Đêm hoa đăng Ninh Kiều lần thứ 7 năm 2024.

Sắc màu văn hóa độc đáo tại chợ phiên Mường Chon

Sắc màu văn hóa độc đáo tại chợ phiên Mường Chon

Từ tháng 11/2020, chợ phiên Mường Chon đi vào hoạt động, bày bán các sản phẩm đặc trưng trong đời sống, sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc tại các huyện Con Cuông, Quỳ Hợp, Tương Dương và là nơi bảo lưu, trao truyền, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo mang đậm sắc màu văn hóa vùng cao miền Tây xứ Nghệ.

Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Điện Biên

Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Điện Biên

Từng là “vùng trũng” về du lịch nhưng trong năm 2024, ngành Du lịch Điện Biên đã vươn mình khẳng định là điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách. Có thể khẳng định, việc tổ chức thành công Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” chính là bệ phóng vững chắc để ngành Du lịch có một năm bứt phá ngoạn mục với những con số ấn tượng và thành tựu đáng tự hào.

Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bằng công nghệ VR/AR

Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bằng công nghệ VR/AR

Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) tạo ra trải nghiệm sống động, hấp dẫn, giúp hỗ trợ du khách khám phá các tour, tuyến, điểm đến, sản phẩm du lịch từ xa, tăng trải nghiệm cá nhân, làm phong phú các hoạt động du lịch. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng du lịch, nhưng việc ứng dụng VR/AR phát triển du lịch còn nhiều hạn chế.

Yên Bái lần đầu tiên tổ chức Hội thi hướng dẫn viên du lịch tiêu biểu

Yên Bái lần đầu tiên tổ chức Hội thi hướng dẫn viên du lịch tiêu biểu

Ngày 29/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thi Hướng dẫn viên du lịch tiêu biểu lần thứ Nhất. Đây là cơ hội để các hướng dẫn viên du lịch trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp, qua đó quảng bá hình ảnh đẹp, địa điểm du lịch hấp dẫn của Yên Bái đến với du khách trong và ngoài tỉnh.

Cần Thơ lần đầu tổ chức Giải đua thuyền buồm trên sông Hậu

Cần Thơ lần đầu tổ chức Giải đua thuyền buồm trên sông Hậu

Ngày 29/12, tại thành phố Cần Thơ, UBND quận Ninh Kiều phối hợp cùng nhiều đơn vị tổ chức Giải đua thuyền buồm trên sông Hậu, đánh dấu lần đầu tiên môn thể thao này xuất hiện tại thành phố Cần Thơ. Ngoài theo dõi cuộc đua, người dân và du khách còn có cơ hội trải nghiệm cảm giác lướt sóng trên sông Hậu với những chiếc thuyền buồm hiện đại.

Lễ hội hủ tiếu Mỹ Tho: Tinh hoa từng sợi gạo

Lễ hội hủ tiếu Mỹ Tho: Tinh hoa từng sợi gạo

Nhằm tôn vinh thương hiệu “Hủ tiếu Mỹ Tho” trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 345 năm đô thị Mỹ Tho (1679 - 2024) gắn với xúc tiến du lịch và chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, chiều 27/12, tại Công viên Tết Mậu Thân, UBND thành phố Mỹ Tho tổ chức khai mạc Lễ hội hủ tiếu Mỹ Tho với chủ đề “Tinh hoa từng sợi gạo”.

Liên kết phát triển du lịch mang đến trải nghiệm mới mẻ cho du khách

Liên kết phát triển du lịch mang đến trải nghiệm mới mẻ cho du khách

Chiều 27/12, tại thành phố Đồng Hới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu chủ trì, phối hợp Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu - Quảng Bình năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của đại diện Hiệp hội Du lịch, đơn vị hoạt động du lịch tại các tỉnh Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Trà Vinh và Quảng Bình.

Phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng thành Khu du lịch quốc gia

Phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng thành Khu du lịch quốc gia

Sáng 27/12, tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 20, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên cho biết, tỉnh gấp rút hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, làm cơ sở mời gọi đầu tư, để phát triển thành Khu du lịch quốc gia. Tỉnh khai thác hợp lý, hiệu quả tiềm năng, tạo việc làm và tăng thu ngân sách nhà nước, đảm bảo phát triển hiệu quả, bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng và sinh kế cho cộng đồng dân cư. Đồng thời làm cơ sở để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê môi trường rừng của Khu bảo tồn lập dự án đầu tư du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Khai mạc Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024

Khai mạc Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024

Tối 26/12, Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024 với chủ đề "Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực" chính thức khai mạc tại Quảng trường Sun Carnival Plaza, thành phố Hạ Long.

Nhà cổ Há Súng, khoảng lặng giữa Cao nguyên đá

Nhà cổ Há Súng, khoảng lặng giữa Cao nguyên đá

Khuất sau dãy núi lổn nhổn đá tai mèo, ngôi nhà cổ của dòng họ Vừ thuộc thôn Há Súng (xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) như một tuyệt tác nổi bật trên nền xám của Cao nguyên đá.

Đoàn tàu du lịch chất lượng cao La Reine Đà Lạt – Trại Mát bắt đầu phục vụ du khách

Đoàn tàu du lịch chất lượng cao La Reine Đà Lạt – Trại Mát bắt đầu phục vụ du khách

Tối 24/12 tại Ga Đà Lạt (Lâm Đồng), Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chính thức đưa vào khai thác Đoàn tàu du lịch chất lượng cao La Reine (Hoàng hậu), phục vụ hành khách trên tuyến Đà Lạt – Trại Mát. Đây là hoạt động hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt 2024, nhằm tiếp tục mang đến cho hành khách trải nghiệm mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hành khách đi tàu; đồng thời là sản phẩm du lịch đầu tiên chào mừng Đại hội Đảng bộ Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt lần thứ nhất.