Ngày 31/5, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức Lễ công bố Bảo vật quốc gia Bộ sưu tập Vàng lá Châu Thành, Trà Vinh. Đến nay, tỉnh có 2 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật quốc gia gồm: Hiện vật Ngẫu tượng Linga -Yoni và Bộ sưu tập Vàng lá Châu Thành, Trà Vinh.
Trại rắn Đồng Tâm (hay Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu, Cục Hậu cần Quân khu 9) tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang không chỉ nổi tiếng là một bảo tàng rắn phong phú mà còn là một khu du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Trong hai ngày 15 - 16/12, tại địa bàn hai xã Hòa Thạnh và xã Biên Giới (huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh), Chiến dịch Xuân Tình nguyện năm 2024 - 2025 được tổ chức với nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về trẻ em và người nghèo khu vực biên giới.
Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), ngày 2/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Phú Hòa 2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
Ngày 2/11, tại huyện Châu Thành (Sóc Trăng), UBND huyện Châu Thành phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức giải đua vỏ lãi truyền thống, thu hút 52 đội với trên 1.000 vận động viên là đồng bào dân tộc Khmer.
Ngày 29/10, tỉnh Trà Vinh tổ chức khởi công dự án Hạ tầng hồ chứa nước ngọt dọc bờ sông Láng Thé đảm bảo an ninh nguồn nước các huyện Càng Long, Châu Thành và thành phố Trà Vinh (giai đoạn 1).
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn để hỗ trợ nông dân phòng trị sâu đầu đen hại cây dừa đang có hướng gia tăng. Hiện diện tích vườn dừa trong tỉnh bị sâu đầu đen gây hại hơn 106 ha, tại nhiều vườn dừa ở các huyện Càng Long, Châu Thành, Tiểu Cần, Trà Cú thành phố Trà Vinh, tăng gần 10 ha so tháng 5/2024.
Tây Ninh có 21 dân tộc thiểu số với hơn 5.551 hộ/20.415 nhân khẩu, nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer (khoảng 2.392 hộ/9.229 nhân khẩu, chiếm 0,77% dân số) sống chủ yếu tại các huyện Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Hòa Thành.
Tối 17/4, tại huyện Châu Thành (An Giang) đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang, lần thứ X năm 2024.
Những ngày này, về các làng Chăm ở huyện An Phú, Châu Phú, Châu Thành, thị xã Tân Châu và thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang), đồng bào Chăm theo đạo Hồi Islam đang hân hoan đón mừng Tháng ăn chay Ramadan năm 2024 Dương lịch - 1445 Hồi lịch.
Huyện Châu Thành giống như “cửa ngõ’ của tỉnh Sóc Trăng, với vị trí quan trọng nằm trên trục lộ Quốc lộ 1A hướng từ Cần Thơ vào thành phố Sóc Trăng. Châu Thành có gần 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Khmer. Những năm gần đây, huyện đẩy mạnh thu hút đầu tư, quan tâm phát triển nông thôn, hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế… đời sống của người dân Châu Thành, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây đã nhanh chóng khởi sắc.
Những ngày qua, tình hình sạt lở trên địa bàn tỉnh Hậu Giang diễn biến phức tạp, từ ngày 5 đến sáng 8/6 đã xảy ra 11 vụ sạt lở trên địa bàn huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A.
Sáng 19/4, tại Khu du lịch Cồn Phụng (huyện Châu Thành), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre tổ chức Họp mặt đại biểu dân tộc đang sinh sống, làm việc, học tập nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Ngày 11/4, tại huyện Châu Thành (tỉnh Trà Vinh), Quỹ học bổng Vừ A Dính và Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” phối hợp với Tỉnh Đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức chương trình trao học bổng năm học 2022-2023 cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh các xã bãi ngang ven biển và hải đảo có hoàn cảnh khó khăn, con của bộ đội biên phòng và các em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, vượt khó vươn lên đạt thành tích học tập tốt.
Mặc dù còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, nhưng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Sóc Trăng luôn quan tâm thực hiện khá đồng bộ các giải pháp, phấn đấu trong năm 2023, tỉnh sẽ có thêm 2 đơn vị cấp huyện là Cù Lao Dung và Châu Thành hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Long An và Tiền Giang nằm trong số địa phương có diện tích trồng thanh long lớn nhất cả nước. Nhiều năm qua, loại cây trồng có giá trị kinh tế cao này đã giúp người nông dân vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch COVID -19 đã khiến cho hoạt động tiêu thụ khó khăn, giá cả xuống thấp khiến cho người trồng thua lỗ.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đang khuyến khích nông dân mở rộng diện tích 550 ha dừa sáp trên địa bàn các huyện Cầu Kè, Châu Thành, Càng Long, Tiểu Cần, nâng tổng diện tích dừa sáp toàn tỉnh đạt khoảng 1.200 ha.
Ngày 31/8, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức khởi công đồng loạt 4 cống ngăn mặn tại đầu các kênh rạch ra sông Tiền trên đường tỉnh 864 là Cây Cồng, Mù U, Cái Sơn và Hai Tân thuộc địa bàn hai huyện Cai Lậy và Châu Thành.
Hiện hàng ngàn hộ nông dân chuyên nuôi cua biển tại các vùng nước lợ thuộc các huyện trong tỉnh Trà Vinh như Duyên Hải, Châu Thành, Cầu Ngang, Trà Cú đang vào vụ thu hoạch tập trung. Niềm vui của nông dân là giá cua biển thương phẩm ổn định ở mức cao, cho lợi nhuận khá.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ, an toàn đang là tiêu chí được nhiều nhà vườn ở Trà Vinh hướng đến nhằm nâng cao giá trị hàng nông sản và có thị trường tiêu thụ bền vững. Mô hình trồng bưởi da xanh theo chuẩn VietGAP của Tổ hợp tác trồng bưởi da xanh ấp Ô Chích A, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành là minh chứng về tính hiệu quả trong sản xuất an toàn của nông dân Trà Vinh.
Nông dân ở các huyện vùng ven biển Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành, thị xã Duyên Hải của Trà Vinh đang bước vào vụ thu hoạch cua biển lần thứ 3 trong năm, giá cua biển thương phẩm từ đầu năm 2019 đến nay ổn định ở mức cao, nông dân nuôi cua lãi ròng từ 30 – 35 triệu đồng/ha/vụ.
Từ ngày 31/12/2019 – 05/01/2020, tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, những sản phẩm nông sản, thực phẩm sạch, an toàn đạt chuẩn VietGAP, đặc trưng trên địa bàn được lên kệ hàng tại sự kiện "Tuần lễ trái cây và đặc sản Đồng Tháp", đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Ngày 2/11, tại đoạn sông Hưng Thạnh thuộc ấp Tân Qui A, xã Tân Hưng đã sôi nổi diễn ra các trận đua ghe Ngo của Giải đua ghe Ngo truyền thống lần thứ 17 huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Đây là một trong các hoạt động chính của Lễ hội Oóc Om Bóc-Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ IV - khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2019.
Nhiều năm nay, người dân xã Bình An và Vĩnh Hòa Phú, huyện Châu Thành (Kiên Giang) dùng khóm Tắc Cậu (loại dứa đặc sản của vùng cù lao hai con sông Cái Lớn và Cái Bé) làm nhân cho loại bánh có hình hoa mai, tạo nên đặc sản Bánh Hoa mai nhân khóm Tắc Cậu nổi tiếng khắp nơi. Vị bùi của bột hòa trộn với vị chua ngọt mà thanh của nhân khóm Tắc Cậu khiến hương vị loại bánh có sức hấp dẫn đặc biệt.
Thực hiện kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị cây lạc giữa ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh và Ban Điều phối Dự án thích ứng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Trà Vinh (AMD), gần 2 năm qua tinh Trà Vinh đã xây dựng được quy trình trồng lạc giống và trồng lạc 2 vụ /năm, giúp nông dân nâng cao thu nhập.
Bằng tình thương yêu và trách nhiệm với bà con tại địa phương, Trụ trì chùa Tà Bết, xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành (Kiên Giang), Đại đức Danh Pu đã dành nhiều tâm huyết để vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí, xây dựng cầu, đường phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, góp phần thay đổi diện mạo của vùng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống tại Kiên Giang.
Là tỉnh nằm ở ven biển Nam Bộ, có chiều dài bờ biển trên 30 km, địa hình đa dạng (vùng lợ, mặn, vùng sinh thái ngọt, vùng ngập lũ và vùng nhiễm phèn Đồng Tháp Mười), tỉnh Tiền Giang đang đối mặt với biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân.
Ngày 4/6, tại huyện Châu Thành, Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Công an tỉnh tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho hơn 100 đại biểu là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện Châu Thành, Càng Long và thành phố Trà Vinh.