Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Thừa Thiên - Huế, tuy nhiên từ tháng 2/2020 đến nay, số lượng khách đến với cố đô bị sụt giảm đáng kể, ước đạt khoảng 297.000 lượt, giảm hơn 21% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khách quốc tế ước đạt trên 139.600 lượt, giảm 24%. Theo Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, so với các trung tâm du lịch khác ở khu vực miền Trung, giá phòng tại Huế đang nằm trong ngưỡng thấp, vì vậy các doanh nghiệp lưu trú của địa phương đang tập trung nâng cao chất lượng, bổ sung thêm các dịch vụ để phục vụ du khách.
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế Đinh Mạnh Thắng cho biết, Thừa Thiên - Huế có lợi thế là điểm đến an toàn bởi không gian du lịch xanh, điều kiện về y tế khám chữa bệnh tốt, công tác phòng, chống dịch COVID-19 được địa phương triển khai đồng bộ, nhất là tại các điểm tham quan. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay, vấn đề quan tâm đầu tiên đối với du khách chính là sự an toàn của điểm đến, vì vậy các doanh nghiệp du lịch của tỉnh chọn hình thức kích cầu riêng, thay vì giảm giá dịch vụ sẽ nâng cao chất lượng phục vụ. Chẳng hạn, nếu khách lưu trú 3 đêm thì được khuyến mại một đêm, hoặc tặng thêm bữa ăn, quà lưu niệm, các đơn vị lữ hành có thể khuyến mại các điểm tham quan miễn phí…
Bệnh cạnh đó, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế đang phối hợp với Hiệp hội Du lịch của các tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Bình, cùng liên kết với nhiều hãng hàng không trong nước đang có các chương trình giảm giá để hình thành các tour du lịch hấp dẫn. Đến thời điểm hiện nay, có khoảng 30 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tham gia hợp tác kích cầu du lịch ở Thừa Thiên - Huế.
Thời điểm dịch COVID-19 chưa được khống chế hoàn toàn như hiện nay cũng là dịp để ngành du lịch tỉnh nhìn lại quá trình phát triển nhằm đưa ra các biện pháp tái cơ cấu thị trường. Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế Đinh Mạnh Thắng, trong việc tái cơ cấu ngành du lịch thì điều quan trọng nhất là tái cơ cấu thị trường khách du lịch theo hướng xác định những thị trường khách bền vững, ổn định, có khả năng chi tiêu cao; đồng thời, cần tìm kiếm, mở rộng thêm những thị trường mới như Ấn Độ, Bắc Mỹ…, từ đó, ngành du lịch có những chiến lược xúc tiến, quảng bá, thay đổi dịch vụ kèm theo.
Theo dự báo, sau khi kết thúc dịch bệnh, nhu cầu đi du lịch, tham quan của người dân sẽ rất lớn. Ngành du lịch Thừa Thiên - Huế đang chuẩn bị sẵn các điều kiện cần thiết để đón cơ hội này nhằm bù đắp những thiệt hại trước mắt do dịch COVID-19 gây ra.
Cầu Trường Tiền , biểu tượng nét đẹp của đất Cố đô. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN |
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế Đinh Mạnh Thắng cho biết, Thừa Thiên - Huế có lợi thế là điểm đến an toàn bởi không gian du lịch xanh, điều kiện về y tế khám chữa bệnh tốt, công tác phòng, chống dịch COVID-19 được địa phương triển khai đồng bộ, nhất là tại các điểm tham quan. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay, vấn đề quan tâm đầu tiên đối với du khách chính là sự an toàn của điểm đến, vì vậy các doanh nghiệp du lịch của tỉnh chọn hình thức kích cầu riêng, thay vì giảm giá dịch vụ sẽ nâng cao chất lượng phục vụ. Chẳng hạn, nếu khách lưu trú 3 đêm thì được khuyến mại một đêm, hoặc tặng thêm bữa ăn, quà lưu niệm, các đơn vị lữ hành có thể khuyến mại các điểm tham quan miễn phí…
Bệnh cạnh đó, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế đang phối hợp với Hiệp hội Du lịch của các tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Bình, cùng liên kết với nhiều hãng hàng không trong nước đang có các chương trình giảm giá để hình thành các tour du lịch hấp dẫn. Đến thời điểm hiện nay, có khoảng 30 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tham gia hợp tác kích cầu du lịch ở Thừa Thiên - Huế.
Thời điểm dịch COVID-19 chưa được khống chế hoàn toàn như hiện nay cũng là dịp để ngành du lịch tỉnh nhìn lại quá trình phát triển nhằm đưa ra các biện pháp tái cơ cấu thị trường. Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế Đinh Mạnh Thắng, trong việc tái cơ cấu ngành du lịch thì điều quan trọng nhất là tái cơ cấu thị trường khách du lịch theo hướng xác định những thị trường khách bền vững, ổn định, có khả năng chi tiêu cao; đồng thời, cần tìm kiếm, mở rộng thêm những thị trường mới như Ấn Độ, Bắc Mỹ…, từ đó, ngành du lịch có những chiến lược xúc tiến, quảng bá, thay đổi dịch vụ kèm theo.
Theo dự báo, sau khi kết thúc dịch bệnh, nhu cầu đi du lịch, tham quan của người dân sẽ rất lớn. Ngành du lịch Thừa Thiên - Huế đang chuẩn bị sẵn các điều kiện cần thiết để đón cơ hội này nhằm bù đắp những thiệt hại trước mắt do dịch COVID-19 gây ra.
Đỗ Trưởng