Bộ Y tế cho biết, tính từ 16 giờ ngày 10/12 đến 16 giờ ngày 11/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.141 ca mắc mới, trong đó 37 ca nhập cảnh và 16.104 ca được ghi nhận trong nước (tăng 1.285 ca so với số ca mắc của ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố; có 9.478 ca trong cộng đồng.
Cụ thể: Thành phố Hồ Chí Minh (1.441 ca), Bình Phước (1.164 ca), Tây Ninh (903 ca), Khánh Hòa (794 ca), Bến Tre (756 ca), Đồng Tháp (750 ca), Cà Mau (722 ca), Cần Thơ (689 ca), Sóc Trăng (617 ca), Vĩnh Long (576 ca), Hà Nội (548 ca), Tiền Giang (545 ca), Bạc Liêu (505 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (498 ca), Trà Vinh (456 ca), Bình Dương (418 ca), Kiên Giang (409 ca), Đồng Nai (390 ca), An Giang (368 ca), Hậu Giang (347 ca), Bình Thuận (317 ca), Bình Định (286 ca), Thừa Thiên - Huế (240 ca), Bắc Ninh (213 ca), Hải Phòng (212 ca), Lâm Đồng (198 ca), Đà Nẵng (186 ca), Gia Lai (177 ca), Thanh Hóa (148 ca), Quảng Nam (139 ca), Ninh Thuận (123 ca), Hưng Yên (110 ca), Nghệ An (92 ca), Hà Giang (81 ca), Đắk Nông (79 ca), Long An (71 ca), Quảng Ninh (69 ca), Vĩnh Phúc (62 ca), Phú Yên, Thái Bình (mỗi địa phương 45 ca), Thái Nguyên (40 ca), Hải Dương, Quảng Ngãi (mỗi địa phương 34 ca), Quảng Bình (30 ca), Phú Thọ (27 ca), Nam Định (25 ca), Hòa Bình (18 ca), Kon Tum (15 ca), Hà Nam, Lào Cai (mỗi địa phương 14 ca), Sơn La (13 ca), Cao Bằng (11 ca), Yên Bái, Bắc Giang (mỗi địa phương 10 ca), Hà Tĩnh (7 ca), Điện Biên (6 ca), Tuyên Quang (4 ca), Quảng Trị (2 ca), Bắc Kạn (1ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Sóc Trăng (giảm 277 ca), Cà Mau (giảm 100 ca), Hà Nội (giảm 89 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó là Bình Phước (tăng 585), Thành phố Hồ Chí Minh (tăng 215), Khánh Hòa (tăng 207).
Trung bình mỗi ngày có 14.789 ca lây nhiễm trong nước trong 7 ngày qua.
Từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.398.413 ca mắc, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong khi về tỷ lệ ca mắc trên 1 triệu dân thì nước ta đứng thứ 148 (bình quân cứ 1 triệu người có 14.183 ca mắc).
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), nước ta có 1.393.034 ca mắc được ghi nhận trong nước, trong đó có 1.050.608 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là Thành phố Hồ Chí Minh (486.043 ca), Bình Dương (286.877 ca), Đồng Nai (91.880 ca), Long An (39.165 ca), Tây Ninh (37.776 ca).
Có 1.084 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.053.425 ca.
Có 7.558 bệnh nhân nặng đang được điều trị, trong đó: thở oxy qua mặt nạ là 5.059 ca; thở oxy dòng cao HFNC là1.319 ca; thở máy không xâm lấn là 270 ca; thở máy xâm lấn là 893 ca; ECMO (hệ thống oxy hóa qua màng ngoài cơ thể) là 17 ca.
Ngày 11/12 nước ta ghi nhận 209 ca tử vong: Thành phố Hồ Chí Minh có 67 ca, trong đó có 7 ca từ các tỉnh chuyển đến gồm Bình Phước, Bình Dương, Đồng Tháp, Hậu Giang, Trà Vinh (mỗi địa phương 1 ca), Đồng Nai (2 ca).
Số ca tử vong tại các tỉnh, thành phố khác gồm: Đồng Nai (17 ca), An Giang, Bình Dương, Cần Thơ (mỗi địa phương 13 ca), Tây Ninh (12 ca), Kiên Giang (11 ca), Đồng Tháp, Tiền Giang (10 ca), Long An (8 ca), Sóc Trăng, Bình Thuận (mỗi địa phương 7 ca), Bến Tre (5 ca), Cà Mau, Trà Vinh (mỗi địa phương 4 ca), Bình Định, Bến Tre, Khánh Hoà (mỗi địa phương 2 ca), Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu (mỗi địa phương 1 ca).
Trung bình, mỗi ngày có 221 tử vong được ghi nhận trong 7 ngày qua.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 27.611 ca, chiếm 2% tổng số ca mắc.
Về tổng số ca tử vong, nước ta xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ trên thế giới, về số ca tử vong trên 1 triệu dân thì nước ta xếp thứ 132.
So với châu Á, về tổng số ca tử vong, nước ta xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), về số ca tử vong trên 1 triệu dân, nước ta xếp thứ 27 (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 288.246 xét nghiệm cho 460.141 lượt người; từ ngày 27/4 đến nay nước ta đã xét nghiệm 27.736.155 mẫu cho 71.152.452 lượt người.
Trong ngày 10/12 có 720.109 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số vaccine đã được tiêm là 131.816.392 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 74.713.350 liều, tiêm mũi 2 là 57.103.042 liều.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, đến nay tình hình dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, số ca mắc cộng đồng và tử vong tiếp tục có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước. Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là người dân chủ quan, lơ là thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là ở những khu vực dễ lây lan, như: hàng quán, chợ dân sinh, khu chung cư...
Nhiều chuyên gia cho rằng một trong những nguyên nhân của việc người dân chủ quan, lơ là thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch là tâm lý yên tâm khi đã tiêm đủ hai mũi vaccine COVID-19. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo: Vaccine không bảo vệ tuyệt đối, nhất là khả năng phòng ngừa việc mang mầm bệnh. Điều này có nghĩa là một số người đã tiêm vaccine vẫn có khả năng mang virus và lây bệnh cho người khác.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho biết: "Nhiều người chủ quan vì đã có 1-2 lần xét nghiệm âm tính, thậm chí nghĩ mình đã tiêm một mũi vaccine thì không thể nhiễm bệnh. Đó thực sự là sai lầm. Bởi tiêm xong mũi một miễn dịch kém, đủ hai mũi mới đủ miễn dịch, nhưng miễn dịch này chỉ giúp giảm sự lây nhiễm chứ không bảo đảm 100% không lây nhiễm. Người được tiêm vaccine phòng SARS-CoV-2 mà đi tới vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp vẫn có thể lây lan cho người chưa tiêm vaccine và gây bùng phát dịch.
Việc thực hiện Thông điệp "5K" vẫn đã, đang và sẽ là biện pháp cần phải duy trì thì mới bảo đảm hiệu quả phòng, chống dịch. Nếu người dân chủ quan, vẫn ra đường, tụ tập nơi đông người khi không có việc thực sự cần thiết thì rất có thể phải trả giá bằng sức khỏe của chính bản thân và cộng đồng - Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu cảnh báo.
PV