Theo Bộ Y tế, bệnh sởi có dấu hiệu chững lại nhưng gia tăng cục bộ tại một số địa phương, nhất là ở một số tỉnh, thành phố di biến động dân cư nhiều, khu vực miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế còn khó khăn, tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp... Bộ Y tế đã ban hành công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố; các Viện Pasteur về việc thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng chống bệnh sởi.
Ngày 26/3, Bộ Y tế đã có quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi. Tại hướng dẫn này có một số điểm mới, trong đó có xét nghiệm, phân cấp điều trị…
Năm 2024, cả nước ghi nhận 45.554 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó 7.583 trường hợp dương tính và 16 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Độ tuổi của các ca dương tính sởi trong năm 2024 cho thấy xu hướng gia tăng ở nhóm tuổi dưới 9 tháng (chiếm khoảng 25 %).
Bệnh nhân nam T.V.L, 78 tuổi, ở Từ Liêm, Hà Nội, được chuyển từ bệnh viện gần nhà đến Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng sốt cao, khó thở mỗi lúc một tăng. Bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao, bệnh Alzheimer, test dương tính cúm A. Trước tình trạng bệnh nhân bị suy hô hấp, các y bác sỹ đã phải mở nội khí quản, cho bệnh nhân thở máy và điều trị tích cực.
Trước tình trạng sốt phát ban diễn biến phức tạp ở xã Trà Leng, huyện miền núi Nam Trà My, đại diện lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với lực lượng y tế huyện phun hóa chất vệ sinh môi trường, khuyến cáo người dân hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đẩy mạnh diệt muỗi và hạn chế tiếp cận các động vật truyền bệnh…
Ngày 31/12, Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước xác nhận: Bệnh nhi Ph.Th.Th.Nh. (2 tháng tuổi, ngụ thôn Sơn Phú, xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng) đã tử vong sau hơn một tuần điều trị bệnh ho gà. Đây là ca thứ 5 mắc bệnh ho gà được ghi nhận tại huyện Bù Đăng (4 ca trước đã khỏi bệnh).
Rà soát trẻ cư trú trên địa bàn và khẩn trương tiêm vaccine, tăng độ bao phủ của vaccine trong cộng đồng là chìa khóa kiểm soát dịch sởi đang ngày càng lan rộng hiện nay. Đây là giải pháp được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống dịch khu vực phía Nam do Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chiều 4/12.
Trước tình hình dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu, bò tiếp tục có chiều hướng lây lan diện rộng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị vừa yêu cầu các đơn vị và địa phương rà soát giám sát đàn trâu, bò phát hiện sớm dịch bệnh; triển khai tiêm phòng vaccine phòng bệnh lở mồm long móng triệt để, đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn cho đàn trâu, bò; đặc biệt tiêm phòng triệt để tại các ổ dịch cũ, vùng nguy cơ cao.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về việc báo cáo bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa tỉnh Lâm Đồng.
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, có nguy cơ lây lan nhanh thành dịch trong cộng đồng. Thời gian qua tại Nghệ An đã có trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu và tại Bắc Giang đã có trường hợp mắc bệnh do tiếp xúc với bệnh nhân tử vong nêu trên.
Theo Bộ Y tế tại Hà Giang và Điện Biên tình hình bệnh dịch bạch hầu diễn biến phức tạp và đã ghi nhận ca tử vong. Trước diễn biến này, ngày 18/9/2023, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.
Tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ ngày 14 đến 21/7, trên địa bàn thành phố ghi nhận 33 ca thủy đậu, tăng 26 ca so với tuần trước đó, nâng tổng số ca thủy đậu từ đầu năm 2023 đến nay trên địa bàn lên 1.911 ca (tăng gấp 11,5 lần so với cùng kỳ năm 2022).
Liên quan đến vụ việc 4 trẻ bị tiêm vaccine hết hạn ở Trạm y tế xã Thăng Bình (huyện Nông Cống), chiều 14/5, ông Trần Anh Nam, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Nông Cống cho biết đơn vị này đã tạm đình chỉ công tác đối với 2 cán bộ y tế có liên quan đến công tác tiêm chủng.
Bản tin phòng, chống dịch COVID-19 ngày 6/5 của Bộ Y tế cho biết có 2.804 ca mắc mới, giảm hơn 500 ca so với ngày 5/5. Trong ngày có gần 700 bệnh nhân khỏi bệnh, 141 trường hợp đang thở oxy.
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế cho biết, ngày 27/4, nước ta ghi nhận 2.958 ca mắc COVID-19. Đây là ngày có số mắc cao nhất trong hơn 6 tháng qua.
Trong tuần qua (từ 27/3 đến 1/4), Việt Nam ghi nhận 105 ca mắc COVID-19, tăng so với tuần trước đó. Kể từ đầu dịch đến ngày 1/4, Việt Nam có 11.527.316 ca mắc, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.492 ca mắc). Đến nay, Việt Nam đã có tổng số 10.614.977 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Có 3 bệnh nhân nặng, đang phải thở oxy qua mặt nạ.
Bản tin phòng, chống dịch COVID-19 ngày 6/1 của Bộ Y tế cho biết, cả nước ghi nhận 75 ca mắc mới; 19 bệnh nhân nặng đang thở oxy, thở máy và 35 ca khỏi bệnh.
Bản tin phòng, chống dịch COVID-19 ngày 24/12 của Bộ Y tế cho biết, cả nước chỉ có 107 ca mắc COVID-19 mới, giảm hơn 200 ca so với hôm qua, đây cũng là ngày có số mắc mới thấp nhất trong hơn 1 năm qua. Trong ngày, ghi nhận 71 ca khỏi, không có bệnh nhân tử vong.
Chiều 13/11, Bộ Y tế cho biết, trong ngày cả nước ghi nhận 242 ca mắc COVID-19 mới, đây là ngày có số ca mắc mới thấp nhất trong tuần. Bệnh nhân nặng đang phải thở ô xy giảm còn 38 ca; tiếp tục không có ca tử vong do COVID-19.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết: Ngày 28/10, nước ta ghi nhận thêm 641 ca mắc mới COVID-19. Sở Y tế Ninh Bình đăng ký bổ sung 1.907 ca mắc trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổng sung thông tin. Như vậy là tính từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 11.501.906 ca mắc, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.235 ca mắc).