Bộ Y tế cho biết, tính từ 16 giờ ngày 7/12 đến 16 giờ ngày 8/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.599 ca mắc mới, trong đó 4 ca nhập cảnh và 14.595 ca ghi nhận trong nước (tăng 760 ca so với ngày trước đó) tại 58 tỉnh, thành phố; có 8.322 ca trong cộng đồng.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Thành phố Hồ Chí Minh (1.475 ca), Tây Ninh (874 ca), Sóc Trăng (781 ca), Bình Phước (747 ca), Bến Tre (740 ca), Đồng Tháp (725 ca), Cần Thơ (676 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (539 ca), Vĩnh Long (525 ca), Cà Mau (511 ca), Khánh Hòa (489 ca), Đồng Nai (461 ca), Bình Dương (455 ca), Trà Vinh (443 ca), Bạc Liêu (438 ca), Kiên Giang (422 ca), Hà Nội (396 ca), Tiền Giang (307 ca), An Giang (279 ca), Hải Phòng (265 ca), Bình Thuận (262 ca), Hậu Giang (248 ca), Bình Định (234 ca), Thanh Hóa (219 ca), Nghệ An (197 ca), Lâm Đồng (181 ca), Bắc Ninh (173 ca), Đà Nẵng (169 ca), Thừa Thiên Huế (163 ca), Gia Lai (135 ca), Hà Giang (109 ca), Đắk Nông (100 ca), Ninh Thuận (87 ca), Long An (77 ca), Hưng Yên (72 ca), Phú Yên (67 ca), Quảng Nam (66 ca), Nam Định (60 ca), Quảng Ninh (56 ca), Quảng Ngãi, Thái Nguyên, Hải Dương (mỗi địa phương 44 ca), Vĩnh Phúc (37 ca), Phú Thọ (34 ca), Thái Bình (33 ca), Quảng Bình (29 ca), Bắc Giang (25 ca), Yên Bái (16 ca), Quảng Trị, Tuyên Quang (mỗi địa phương 14 ca), Hòa Bình (10 ca), Sơn La (9 ca), Lào Cai (7 ca), Hà Nam (5 ca), Cao Bằng (3 ca), Điện Biên (2 ca), Lai Châu, Bắc Kạn (mỗi địa phương 1 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (341 ca), Cần Thơ (222 ca), Bình Dương (190 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Thành phố Hồ Chí Minh (510 ca), Bến Tre (299 ca), Kiên Giang (193 ca).
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 13.777 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.352.122 ca mắc, đứng thứ 33/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 13.714 ca mắc).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc mới ghi nhận trong nước là 1.346.811 ca, trong đó có 1.033.576 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Thành phố Hồ Chí Minh (481.923 ca), Bình Dương (285.589 ca), Đồng Nai (90.555 ca), Long An (38.960 ca), Tây Ninh (35.085 ca).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 24.737 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.036.393 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.506 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 5.346 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.194 ca; Thở máy không xâm lấn: 172 ca; Thở máy xâm lấn: 778 ca; ECMO: 16 ca.
Ngày 8/12 ghi nhận 230 ca tử vong; Tại Thành phố Hồ Chí Minh có 75 ca, trong đó có 9 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Bình Dương, An Giang, Tiền Giang, Long An, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đắc Lắk (mỗi địa phương 1 ca), Đồng Nai (2 ca).
Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (24 ca), Đồng Nai (18 ca), Bình Dương (16 ca), Tiền Giang (14 ca), Long An (13 ca), Vĩnh Long (12 tử vong trong 2 ngày 7-8/12 ca), Kiên Giang (12 ca), Tây Ninh (11 ca), Cần Thơ (10 ca), Sóc Trăng (4 ca), Lâm Đồng, Cà Mau (mỗi địa phương 3 ca), Trà Vinh, Khánh Hòa, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu (mỗi địa phương 2 ca), Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Nghệ An, Bến Tre (mỗi địa phương 1 ca).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 204 ca/ngày.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.930 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca mắc.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 12/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 114.947 xét nghiệm cho 281.180 lượt người; từ 27/4/2021 đến nay đã xét nghiệm 27.285.221 mẫu cho 70.427.988 lượt người.
Trong ngày 7/12 có 861.193 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 129.408.202 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 73.899.767 liều, tiêm mũi 2 là 55.508.435 liều.
Theo các chuyên gia y tế, những người đã được tiêm chủng vaccine vẫn có thể mắc bệnh nhưng thường là không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, rất nhẹ, ít có biểu hiện trở nặng. Những người đã được tiêm vaccine, khi mắc bệnh có xu hướng phục hồi tốt hơn nhóm chưa tiêm. Tuy vậy, những người đã tiêm vaccine, khi mắc bệnh vẫn sẽ là nguồn lây bệnh cho gia đình, cho cộng đồng, từ đó làm lây lan dịch bệnh, nhất là ở những vùng có tỉ lệ tiêm chủng thấp, đặc biệt dễ lây cho người lớn tuổi, người mắc bệnh nền, sức đề kháng kém và trẻ em. Mặt khác, khi một người đã được tiêm chủng đủ liều vaccine phòng COVID-19 thì khả năng miễn dịch cũng sẽ giảm dần theo thời gian và cần được tiêm tăng cường.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: Không nên chỉ dựa vào vaccine mà lơ là phòng dịch COVID-19, không nên quá phụ thuộc vào việc tiêm phòng mà coi nhẹ các biện pháp bảo vệ khác. Việc tiêm phòng giúp giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong nhưng vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh và lây bệnh cho người khác.
PV