Bộ Y tế cho biết, tính từ 16 giờ ngày 9/12 đến 16 giờ ngày 10/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.839 ca mắc mới, trong đó 20 ca nhập cảnh và 14.819 ca ghi nhận trong nước (giảm 481 ca so với số ca mắc của ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố; có 8.843 ca trong cộng đồng.
Cụ thể, Thành phố Hồ Chí Minh có 1.226 ca, Sóc Trăng (894 ca), Tây Ninh (893 ca), Cà Mau (822 ca), Đồng Tháp (744 ca), Bến Tre (712 ca), Cần Thơ (675 ca), Hà Nội (637 ca), Khánh Hòa (587 ca), Bình Phước (579 ca), Bạc Liêu (570 ca), Vĩnh Long (556 ca), Đồng Nai (434 ca), Bình Dương (381 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (381 ca), Tiền Giang (376 ca), An Giang (355 ca), Trà Vinh (352 ca), Hậu Giang (335 ca), Kiên Giang (328 ca), Bình Định (232 ca), Bình Thuận (219 ca), Đà Nẵng (198 ca), Thanh Hóa (192 ca), Lâm Đồng (186 ca), Thừa Thiên - Huế (182 ca), Hải Phòng (180 ca), Bắc Ninh (146 ca), Hưng Yên (144 ca), Nghệ An (124 ca), Quảng Nam (122 ca), Hải Dương (101 ca), Hà Giang (94 ca), Ninh Thuận (88 ca), Phú Yên (74 ca), Gia Lai (67 ca), Quảng Bình (57 ca), Lạng Sơn, Long An (mỗi địa phương 55 ca), Đắk Nông (54 ca), Thái Nguyên (52 ca), Vĩnh Phúc, Hòa Bình (mỗi địa phương 48 ca), Quảng Ngãi (44 ca), Nam Định (34 ca), Thái Bình (31 ca), Quảng Trị (29 ca), Quảng Ninh (28 ca), Lào Cai (22 ca), Phú Thọ (15 ca), Yên Bái (14 ca), Hà Tĩnh (12 ca), Bắc Giang (11 ca), Sơn La (8 ca), Điện Biên, Tuyên Quang (mỗi địa phương 6 ca), Hà Nam (4 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Thành phố Hồ Chí Minh (giảm 227 ca, Bà Rịa - Vũng Tàu (giảm 195 ca), Tiền Giang (giảm 192 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó là Bến Tre (tăng 195 ca), Bạc Liêu (tăng 143 ca), Hải Phòng (tăng 122 ca).
Trung bình mỗi ngày có 14.487 ca mắc mới trong 7 ngày qua.
Từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.382.272 ca mắc, đứng thứ 33/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi về số ca mắc tính trên 1 triệu dân thì nước ta đứng thứ 149 (bình quân cứ 1 triệu người có 14.019 ca mắc).
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay có 1.376.930 ca mắc được ghi nhận trong nước, trong đó 1.049.524 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là Thành phố Hồ Chí Minh (484.602 ca), Bình Dương (286.459 ca), Đồng Nai (91.490 ca), Long An (39.094 ca), Tây Ninh (36.873 ca).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 10/12 là 1.362 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.052.341 ca
Có 7.681 bệnh nhân nặng, trong đó phải thở oxy qua mặt nạ là 5.294 ca; thở oxy dòng cao HFNC là 1.267 ca; thở máy không xâm lấn: 257 ca; thở máy xâm lấn: 849 ca; ECMO (hệ thống oxy hóa qua màng ngoài cơ thể) là 14 ca.
Trong 24 giờ qua cả nước ghi nhận 216 ca tử vong, trong đó tại Thành phố Hồ Chí Minh có 71 ca (có 10 ca từ các tỉnh chuyển đến gồm Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Gia Lai, Vĩnh Long).
Số ca tử vong tại các tỉnh, thành phố khác gồm: Đồng Nai (33 ca), Bình Dương (15 ca), Tây Ninh (14 ca), Tiền Giang (12 ca), Bạc Liêu (11 ca), Cần Thơ (11 ca), Đồng Tháp (8 ca), Bình Thuận, Vĩnh Long, Kiên Giang, Sóc Trăng (mỗi địa phương 7 ca), Long An (5 ca), Trà Vinh (3 ca), Cà Mau (2 ca), Hà Nội, Ninh Thuận, Bình Phước (mỗi địa phương 1 ca).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 221 ca/ngày.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 27.402 ca, chiếm 2% so với tổng số ca mắc.
Về số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 32/234 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, còn về số ca tử vong trên 1 triệu dân thì nước ta xếp thứ 132.
So với châu Á, về tổng số ca tử vong, nước ta xếp thứ 12/49 (xếp thứ 5 ASEAN), về số ca tử vong trên 1 triệu dân thì nước ta xếp thứ 27 (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong 24 giờ qua nước ta đã thực hiện 162.688 xét nghiệm cho 264.323 lượt người; từ 27/4 đến nay đã xét nghiệm 27.447.909 mẫu cho 70.692.311 lượt người.
Trong ngày 9/12, cả nước có 1.029.505 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số vaccine đã được tiêm là 130.935.854 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 74.550.657 liều, tiêm mũi 2 là 56.385.197 liều.
Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các địa phương khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phỏng COVID-19 cho người dân trong độ tuổi được chỉ định; đảm bảo tiêm chủng an toàn theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt lưu ý và ưu tiên tiêm chủng cho đối tượng là người từ 50 tuổi trở lên, người mắc bệnh nền.
Theo các chuyên gia y tế, những người đã được tiêm chủng vaccine vẫn có thể mắc bệnh nhưng thường là không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, rất nhẹ, ít có biểu hiện trở nặng. Những người đã được tiêm vaccine, khi mắc bệnh có xu hướng phục hồi tốt hơn nhóm chưa tiêm. Tuy vậy, những người đã tiêm vaccine, khi mắc bệnh vẫn sẽ là nguồn lây bệnh cho gia đình, cho cộng đồng, từ đó làm lây lan dịch bệnh, nhất là ở những vùng có tỉ lệ tiêm chủng thấp, đặc biệt dễ lây cho người lớn tuổi, người mắc bệnh nền, sức đề kháng kém và trẻ em. Mặt khác, khi một người đã được tiêm chủng đủ liều vaccine phòng COVID-19 thì khả năng miễn dịch sẽ giảm dần theo thời gian và cần được tiêm tăng cường.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: Không nên chỉ dựa vào vaccine mà lơ là phòng dịch COVID-19, không nên quá phụ thuộc vào việc tiêm phòng mà coi nhẹ các biện pháp bảo vệ khác. Việc tiêm phòng giúp giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong nhưng vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh và lây bệnh cho người khác.
PV