Đề xuất phương án bảo tồn di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối

Đề xuất phương án bảo tồn di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối
Di chỉ khảo cổ học được giao xây dựng khu đô thị

Di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối nằm trên cánh đồng thuộc thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội, có diện tích 19.000 m2.  Di chỉ này nằm liền kề với một số di tích khác như gò Chùa Gio, gò Chiền Vậy, gò Rền Rắn... Sở dĩ các nhà khoa học khẳng định đây là di chỉ có giá trị quý bởi di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối có niên đại kéo dài hơn 1.000 năm lịch sử, từ giai đoạn cuối của văn hóa Phùng Nguyên đến văn hóa Đông Sơn. Về mặt lịch sử, di chỉ này tương ứng với lịch sử thời kỳ tiền Hùng Vương và Hùng Vương dựng nước. Trong bối cảnh dựng nước và giữ nước đầu tiên, có thể xem phức hợp di tích này là dấu tích của trung tâm tụ cư, trung tâm văn hóa quan trọng ở khu vực phía Tây Hà Nội.

Kể từ khi được phát hiện và khai quật lần đầu năm 1969, tính đến nay, di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối đã trải qua 8 lần khai quật với diện tích 800 m2 do Viện Khảo cổ học và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thực hiện. Lần khai quật gần nhất là vào năm 2014. Quá trình khai quật, các nhà khoa học phát hiện tồn tại ít nhất ba tầng văn hóa từ Đồng Đậu đến Đông Sơn. Các dấu tích như hố đất đen, cụm gốm, mặt bằng gốm đất nện, mộ táng... cùng các di vật với nhiều loại hình và chất liệu khác nhau cho thấy giá trị rất lớn của di chỉ này.

Mặc dù vậy, nhiều người cũng đặt câu hỏi, từ khi được phát hiện đến nay là cả một khoảng thời gian dài nhưng cơ quan chức năng chưa có động thái trong việc bảo tồn khu di chỉ Vườn Chuối. Các nhà khoa học  đã đề nghị các cơ quan chức năng bảo tồn nhưng sự việc vẫn “rơi” vào im lặng. Trong khi đó, năm 2007, tỉnh Hà Tây (cũ) đã giao cho Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng (Vietracimex) xây dựng Khu đô thị mới Kim Chung – Di Trạch với tổng diện tích 145,8 ha bao trùm lên cả di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối. Mặc nhiên, di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối nằm trên đất sở hữu của doanh nghiệp và nhiều người lo ngại nguy cơ xóa sổ di chỉ này. Đến khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, chủ đầu tư phải tuân thủ quy hoạch chung của Thủ đô và đang thực hiện điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết khu đô thị. Hiện diện tích của di chỉ khảo cổ học chưa bị tiến hành xây dựng nhưng đang bị xâm hại và tiếp tục đe dọa sự tồn tại của di chỉ.

Bản thân chủ đầu tư khi thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết đã không đề cập đến di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối. Theo bà Đoàn Thị Thanh Thảo, Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội, chủ đầu tư đã trình cơ quan này bản điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhưng không có yếu tố liên quan đến di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối; hiện Sở Quy hoạch Kiến trúc đang thẩm định, lấy ý kiến của các ngành liên quan để sắp tới trình thành phố. Vì vậy, nếu ngành Văn hóa không khẩn trương tham gia ý kiến vào bản điều chỉnh quy hoạch khu đô thị, sẽ không có cơ sở để đề xuất bảo tồn.

Áp lực từ sự xâm hại

"Số phận" của di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối đang phụ thuộc nhiều vào việc triển khai xây dựng của chủ đầu tư Khu đô thị mới Kim Chung – Di Trạch và việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết sắp được trình thành phố Hà Nội phê duyệt. Trong khi chờ quyết định cuối cùng mà thành phố phê duyệt, di chỉ này vẫn tiếp tục bị xâm hại.

Trước đây, Vườn Chuối là cánh đồng canh tác, trồng trọt hoa màu và khu nghĩa trang của người dân địa phương. Khi được giao xây dựng dự án Khu đô thị mới Kim Chung – Di Trạch, một số hộ dân vẫn tiếp tục trồng cây lâu năm, cây ăn quả. Ngoài ra, khu vực này còn xây dựng một trạm trộn bê tông phục vụ công tác thi công các hạng mục trong khu đô thị.

Theo Tiến sĩ Bùi Hữu Tiến, Phó Giám đốc Bảo tàng Nhân học thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, việc đào hố trồng cây cũng như móng công trình đã phá hủy trực tiếp tầng văn hóa của di tích. Tiến sĩ cũng lưu ý, thời gian càng lâu, cây càng phát triển bao nhiêu thì rễ cây sẽ càng ăn sâu, lan rộng bấy nhiêu, mức độ của sự phá hủy tầng văn hóa ngày càng lớn hơn, nghiêm trọng hơn.

Đặc biệt, từ năm 2008 – 2014, khu vực này bùng phát tình trạng đào trộm đồ cổ và hiện vẫn còn âm ỉ. Những người đào trộm đồ cổ thường hoạt động về đêm hoặc buổi trưa và hoạt động manh động, sẵn sàng thỏa thuận ăn chia với người dân thậm chí giả danh nhà nghiên cứu di sản để lừa người dân. Dù tình trạng này hiện đã lắng xuống song chính quyền cần sát sao trong việc bảo vệ di chỉ.

Một điều đáng lo ngại khác như ông Lương Công Hòa, Phó Chủ tịch  UBND xã Kim Chung cho biết, dự án đường 3,5 mét nối từ Quốc lộ 32 đến Đại lộ Thăng Long đã được quy hoạch. Nếu dự án này được khởi công xây dựng rất có thể đi vào khu vực Vườn Chuối, ảnh hưởng đến bảo tồn di chỉ.

Hài hòa bảo tồn và phát triển kinh tế

Tại cuộc tọa đàm, rất nhiều ý kiến của các nhà khảo cổ học, nhà quản lý văn hóa đưa ra xoay quanh những đề xuất bảo tồn di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối. Do các cuộc khai quật từ trước tới nay mới ở quy mô nhỏ nên các nhà khoa học đề xuất cần có nghiên cứu tổng thể di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối và đây là cơ sở khoa học vững chắc đề xuất các hướng giải pháp phù hợp. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị trên cơ sở hài hòa giữa bảo tồn di chỉ và phát triển kinh tế.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Văn Liêm, Phó Viện Trưởng Viện Khảo cổ học cho rằng, việc bảo tồn phải bắt đầu từ khảo sát, thăm dò, khai quật sau đó đề xuất bảo tồn vùng lõi, vùng phụ cận, vùng đệm cho phù hợp đảm bảo công tác bảo tồn không ngăn cản quá trình phát triển kinh tế.

Đồng tình với quan điểm cần có nghiên cứu tổng thể, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam cũng nêu một số giải pháp cấp bách trước mắt. Đó là tiến hành sưu tầm, tập hợp toàn bộ các hồ sơ, di tích, di vật đã nghiên cứu và các di tích trong khu vực để sơ bộ đánh giá giá trị của di tích,  sau đó điều tra, thám sát khảo cổ học kỹ lưỡng để đánh giá hiện trạng và tiềm năng của di tích. Từ đó, bảo tồn theo hướng: Bảo tồn tổng thể tại chỗ toàn bộ di tích nếu hiện trạng của di tích tốt; bảo tồn từng phần di tích có hiện trạng tốt; nếu di tích đã bị xâm hại về cơ bản, kiến nghị khai quật di dời tổng thể di tích, di vật về Bảo tàng Hà Nội.

Các nhà khoa học cũng nêu quan điểm, có thể đề xuất thành phố yêu cầu chủ đầu tư điều chỉnh quy hoạch khu đô thị nhằm giữ lại di chỉ khảo cổ học hoặc tại mỗi khu đô thị đều cần không gian xanh, chủ đầu tư có thể biến khu di chỉ này thành công viên để vừa bảo tồn được di chỉ, vừa đảm bảo lợi ích cho khu đô thị.

Trước những đề xuất này, ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng cho rằng, công tác bảo tồn phải hài hòa với phát triển. Trước mắt, khu vực này cần tiếp tục được thám sát, nghiên cứu. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ xây dựng kế hoạch trình UBND thành phố Hà Nội cho triển khai thám sát tổng thể 19.000 m2.  Sở sẽ hoàn thiện, tập hợp hồ sơ khoa học về khu khảo cổ học Vườn Chuối, thu thập hiện vật trong quá trình 8 lần khai quật khảo cổ để trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội. Sở cũng đề xuất UBND thành phố giao Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tính toán điều chỉnh quy hoạch chi tiết mới thông qua hội đồng thẩm định quy hoạch kiến trúc.

Dù việc bảo tồn di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự vào cuộc của các nhà khoa học, của ngành Văn hóa  Thủ đô, tin rằng, di chỉ này sẽ không bị lãng quên.
Đinh Thuận
TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội phê duyệt quy hoạch bến xe liên tỉnh quy mô lớn

Hà Nội phê duyệt quy hoạch bến xe liên tỉnh quy mô lớn

Lãnh đạo Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội cho biết, UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 bến xe liên tỉnh đặt tại huyện Đông Anh - nơi đón, trả khách các tuyến đi Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu...
Dịch COVID-19: Hà Nội dỡ lệnh cách ly thôn Hạ Lôi vào 0 giờ ngày 6/5

Dịch COVID-19: Hà Nội dỡ lệnh cách ly thôn Hạ Lôi vào 0 giờ ngày 6/5

Tối 5/5, ông Đoàn Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) cho biết: Đến 0 giờ ngày 6/5 sẽ tiến hành dỡ lệnh cách ly thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh sau 28 ngày cách ly. Hiện địa phương này đã qua 21 ngày liên tiếp không có thêm trường hợp người dân nào mắc COVID-19. Cùng với đó, toàn bộ người dân thôn Hạ Lôi đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội xét nghiệm, đều cho kết quả âm tính với COVID-19.
Các trường ở Hà Nội xây dựng kịch bản khi học sinh đi học trở lại

Các trường ở Hà Nội xây dựng kịch bản khi học sinh đi học trở lại

Theo công văn số 1602/UBND-KGVX ngày 29/4 của UBND thành phố Hà Nội, ngày 4/5, học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông sẽ trở lại trường học tập sau 3 tháng nghỉ học để phòng, chống dịch COVID-19. Ngay trong các ngày nghỉ lễ từ 2-3/5, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã thực hiện công tác vệ sinh, phun thuốc khử khuẩn toàn bộ khuôn viên của trường và trong các lớp học, phòng chức năng, phòng làm việc… Ban giám hiệu các trường cũng đã xây dựng kịch bản để đón học sinh tới trường, tổ chức dạy và học trong thời gian tới.
Hà Nội: Trợ giúp 5.000 - 7.000 lượt người có hoàn cảnh khó khăn trong Tháng Nhân đạo năm 2020

Hà Nội: Trợ giúp 5.000 - 7.000 lượt người có hoàn cảnh khó khăn trong Tháng Nhân đạo năm 2020

Hưởng ứng Tháng Nhân đạo năm 2020 với chủ đề “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng”, sáng 25/4, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái tổ chức chương trình “Chung tay giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19”. Chương trình diễn ra trong hai ngày (25 – 26/4), tại Trường Tiểu học Tô Hoàng (29 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội), trao 1.000 suất quà gồm nhu yếu phẩm, lương thực thiết yếu.
Hà Nội trang hoàng, cổ động kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hà Nội trang hoàng, cổ động kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 134 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5 và 66 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, thành phố Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan nhằm tuyên truyền sâu rộng tới đông đảo các tầng lớp nhân dân về giá trị, ý nghĩa lịch sử, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hà Nội cần khoảng 1 nghìn tỷ đồng bổ sung vốn vay cho hộ nghèo

Hà Nội cần khoảng 1 nghìn tỷ đồng bổ sung vốn vay cho hộ nghèo

Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội kiêm Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Thành phố Hà Nội Lê Thị Đức Hạnh cho biết, theo kế hoạch năm 2020, dự kiến đơn vị thu nợ khoảng 712 tỷ đồng, nhưng cũng chỉ dự kiến thu được khoảng 300 tỷ đồng, nợ chưa thể thu hồi là 412 tỷ đồng.
Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ít nhất đến ngày 22/4

Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ít nhất đến ngày 22/4

Chiều 15/4, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về kéo dài thời gian giãn cách xã hội, thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ít nhất đến ngày 22/4.
Làng nghề truyền thống Hà Nội chủ động vượt qua đại dịch COVID-19

Làng nghề truyền thống Hà Nội chủ động vượt qua đại dịch COVID-19

Trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, các làng nghề truyền thống Hà Nội chịu không ít tác động. Vượt lên khó khăn đó, nhiều cơ sở sản xuất ở làng nghề vẫn cố gắng cầm cự hoạt động, thay đổi cách thức sản xuất để phòng tránh dịch và chuẩn bị các điều kiện cho việc khôi phục sản xuất khi dịch bệnh đi qua.
Hà Nội: Hỗ trợ bốn nhóm đối tượng khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19

Hà Nội: Hỗ trợ bốn nhóm đối tượng khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19

Ngày 7/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội cho biết, Thường trực HĐND thành phố vừa đồng ý về nguyên tắc với đề xuất của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội bổ sung 650 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn phục hồi sản xuất, khắc phục thiệt hại do dịch COVID-19.
Hà Nội chuẩn bị cho kịch bản ứng phó với cấp độ 4 của dịch

Hà Nội chuẩn bị cho kịch bản ứng phó với cấp độ 4 của dịch

Tin từ Sở Y tế Hà Nội, Hà Nội đã chuẩn bị cho kịch bản ứng phó với cấp độ 4 của dịch COVID-19, theo phương châm 4 tại chỗ, đảm bảo nhân lực tham gia điều trị được tập huấn phác đồ điều trị, chuyên môn, kỹ thuật kiểm soát nhiễm khuẩn với mục tiêu cứu chữa khỏi cho người bệnh và giảm tối đa tỷ lệ bệnh nhân tử vong. Đặc biệt là phòng chống lây nhiễm trong khối bệnh viện, các cán bộ y tế, giữa các nhân viên phục vụ và người bệnh.
Hà Nội đẩy mạnh trồng hoa ứng dụng công nghệ cao

Hà Nội đẩy mạnh trồng hoa ứng dụng công nghệ cao

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đang hình thành một số mô hình trồng hoa công nghệ cao (CNC) cho thu nhập hàng tỷ đồng/ha/năm. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, đến nay toàn thành phố có khoảng 2.700 ha trồng hoa, trong đó có hơn 50 vùng trồng hoa có quy mô 20 ha/vùng.
Cụm dân cư an toàn phòng, chống dịch COVID-19: Sáng tạo từ thực tế tại Hà Nội

Cụm dân cư an toàn phòng, chống dịch COVID-19: Sáng tạo từ thực tế tại Hà Nội

Nhiều quận, huyện đã ghi nhận có người dương tính với virus SARS-CoV-2. Điều này cho thấy mức độ phức tạp của dịch bệnh này trên địa bàn Thủ đô. Mặc dù vậy, người dân Hà Nội vẫn không hoảng loạn, bình tĩnh chống dịch bệnh. Trong lúc khó khăn, người Hà Nội đã có nhiều sáng kiến, sáng tạo, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là “pháo đài” chống dịch, mỗi tòa chung cư là cụm dân cư an toàn nhằm ngăn chặn sự lây lan, tiến tới đẩy lùi dịch bệnh.
Dịch COVID - 19: Hà Nội đề xuất các vấn đề cấp bách ngăn ngừa dịch phát tán ra cộng đồng

Dịch COVID - 19: Hà Nội đề xuất các vấn đề cấp bách ngăn ngừa dịch phát tán ra cộng đồng

Sáng 29/3, tại cuộc họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch COVID - 19 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, tại đầu cầu Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đề xuất những vấn đề cấp bách ngăn ngừa dịch COVID-19 phát tán ra cộng đồng, đặc biệt từ ổ dịch khu vực Bệnh viện Bạch Mai.
Dịch COVID-19: Hà Nội hạn chế tụ tập đông người và dừng hoạt động xe buýt đến hết ngày 15/4

Dịch COVID-19: Hà Nội hạn chế tụ tập đông người và dừng hoạt động xe buýt đến hết ngày 15/4

Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người kể từ 0 giờ ngày 28/3 đến hết ngày 15/4. Theo đó, thành phố Hà Nội tạm dừng toàn bộ hoạt động xe buýt đến ngày 15/4, yêu cầu xe taxi hạ kính cửa, bắt buộc lái xe và hành khách đeo khẩu trang, khử khuẩn trước và sau khi đón trả khách.
COVID-19: Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch lây lan ra cộng đồng

COVID-19: Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch lây lan ra cộng đồng

Xác định hiện nay Hà Nội đang có đủ các yếu tố nguy cơ cao lây lan dịch COVID-19 ra cộng đồng, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội chiều 25/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị tất cả các cửa hàng dịch vụ, kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu (trừ kinh doanh lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, rau củ quả, xăng dầu) phải tạm đóng cửa, ngừng kinh doanh, trước mắt đến ngày 5/4/2020 để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch COVID-19.
Dịch COVID-19: Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định thông tin về việc “Hà Nội tiến hành phong tỏa” là sai sự thật

Dịch COVID-19: Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định thông tin về việc “Hà Nội tiến hành phong tỏa” là sai sự thật

Sáng 20/3, trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội với nội dung “Thành phố Hà Nội sẽ tiến hành phong tỏa”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định: Đây là thông tin sai sự thật, thành phố Hà Nội đang kiểm soát tốt các diễn biến của dịch COVID-19.
Dịch COVID-19: Gần 100 người hoàn thành cách ly tại Hà Nội được trở về nhà

Dịch COVID-19: Gần 100 người hoàn thành cách ly tại Hà Nội được trở về nhà

Ngày 10/3, Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế thị xã Sơn Tây (Hà Nội) bàn giao và cấp giấy xác nhận hoàn thành 14 ngày cách ly, đủ điều kiện trở về học tập, công tác tại địa phương cho 98 công dân đầu tiên. Bốn người còn lại trong đợt này đang chờ kết quả xét nghiệm của bệnh viện.
Dịch COVID-19: Nội dung bài giảng trên truyền hình cho học sinh Thủ đô dễ hiểu, đúng trọng tâm

Dịch COVID-19: Nội dung bài giảng trên truyền hình cho học sinh Thủ đô dễ hiểu, đúng trọng tâm

Ngày 10/3, thông tin của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, từ ngày 9/3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phối hợp sản xuất, phát sóng Chương trình học trên truyền hình các môn học năm học 2019 - 2020 dành cho học sinh lớp 9 và 12 nhằm giúp các em chủ động ôn luyện, học tập trong thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch COVID-19. Trong ngày đầu tiên phát sóng, chương trình nhận được phản hồi khá tích cực về nội dung cũng như phương pháp truyền đạt của giáo viên.
Người dân sống trong và gần khu vực bị cách ly chủ động nâng cao ý thức phòng dịch COVID-19

Người dân sống trong và gần khu vực bị cách ly chủ động nâng cao ý thức phòng dịch COVID-19

Ngày 8/3, trước diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều phức tạp khi Hà Nội đã ghi nhận nhiều trường hợp có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, lãnh đạo thành phố chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm đột xuất của thành phố để phòng, chống dịch bệnh với nỗ lực, quyết tâm cao nhất, để bảo đảm an toàn cuộc sống của nhân dân. Người dân sống gần khu vực bị cách ly chủ động nâng cao ý thức phòng dịch.
Công bố và ra mắt đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hà Nội

Công bố và ra mắt đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hà Nội

Thực hiện Nghị Quyết 895/NQ - UBTVQH 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hà Nội, ngày 1/3, UBND thành phố Hà Nội đã công bố và ra mắt các đơn vị hành chính gồm: phường Phạm Đình Hổ và phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng).
HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết về việc sáp nhập, đặt tên và đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc 11 quận, huyện

HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết về việc sáp nhập, đặt tên và đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc 11 quận, huyện

Ngày 21/2, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021 tổ chức kỳ họp thứ 13. Đây là kỳ họp không thường kỳ nhằm xem xét, quyết định vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố, đồng thời tổ chức phổ biến Luật số 47/2019/QH14: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.
Hà Nội quản lý chặt chẽ xuất xứ nông sản

Hà Nội quản lý chặt chẽ xuất xứ nông sản

Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội mới đáp ứng được 60% nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn; số còn lại nhập từ các tỉnh, thành phố và nhập khẩu. Ngoài 128 siêu thị, 600 cửa hàng tiện ích, các kênh phân phối nông sản phần lớn qua các chợ đầu mối, chợ dân sinh… Tuy nhiên, do phần lớn hàng hóa được thương lái thu gom từ các nơi nên các mặt hàng bán tại chợ đầu mối, chợ dân sinh chưa đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Dịch bệnh do chủng mới virus Corona: Hà Nội dừng đón khách tham quan tại di tích, danh thắng và các hoạt động ở phố đi bộ

Dịch bệnh do chủng mới virus Corona: Hà Nội dừng đón khách tham quan tại di tích, danh thắng và các hoạt động ở phố đi bộ

Ngày 4/2, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội có công văn hỏa tốc gửi UBND các quận, huyện, thị xã, đơn vị về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, trong hoạt động lễ hội năm 2020.