Bài 2: Thách thức của ngành nông nghiệp
Tuy nhiên, trước hiện trạng tổ chức sản xuất trong vùng đê kiểm soát lũ triệt để đã cho thấy nhiều thách thức để thực hiện chiến lược nói trên.
Thách thức lớn
Trong chuyến đi thực tế tìm hiểu sinh kế của người dân sinh sống đầu nguồn vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua, hình ảnh mà chúng tôi muốn tìm kiếm chính là sau những năm lũ thấp, thậm chí nước lũ không tràn đồng, năm nay nước lũ về sớm, dâng cao. Đây là cơ hội để mở đê đưa nước lũ vào vùng đê bao kiểm soát lũ sản xuất lúa 3 vụ nhằm rửa trôi mầm bệnh, chất độc từ phân thuốc hóa học, bổ sung phù sa cho ruộng đồng.
Đây cũng là chủ trương đúng đắn của ngành nông nghiệp ở nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm cho đất có thời gian phục hồi sau khi canh tác liên tục 3 vụ/năm.
Chẳng hạn như tại tỉnh An Giang, từ năm 2007 ngành nông nghiệp của tỉnh đã có chủ trương “3 năm 8 vụ”. Như vậy ,1 vụ cuối cùng của năm thứ 3 sẽ không sản xuất mà đưa nước lũ vào.
Tuy nhiên, chủ trương này khó có thể thực hiện được bởi khi tiếp xúc với nhiều người dân sinh sống, sản xuất nông nghiệp trong vùng đê bao kiểm soát lũ đều không đồng tình thực hiện chủ trương này.
Thậm chí theo lời của ông Phạm Thành Tâm, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện An Phú (tỉnh An Giang), ở những vùng đã được đê bao kiểm soát lũ triệt để khi chưa tới vụ, nhiều người dân đã đồng loạt làm đơn xin không xả đê.
“Chủ trương là hoàn toàn đúng nhưng khi lên đê bao rồi thì có một số bà con sẽ không làm lúa mà lên liếp trồng cây ăn trái. Nguyên nhân là do chúng ta không quán triệt triệt để nên hình thành những vườn cây trồng lâu năm trong đó. Do vậy khi xã lũ thì sẽ gây thiệt hại vô cùng lớn”, ông Phạm Thành Tâm cho biết.
Tại xã Đa Phước, huyện An Phú có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1.226 ha; trong đó, có tới 1.156 ha là diện tích nằm trong khu vực đê bao kiểm soát lũ triệt để. Ông Lê Văn Nê, ngụ tại ấp Hà Bao 2 (xã Đa Phước) cho biết, từ năm 2011 đến nay chưa có đợt xả lũ nào tại khu đê bao này.
Hiện nay xã có 200 ha đất trồng lúa chuyển sang trồng rau màu liên tục 3 vụ và có 24 ha đất trồng lúa chuyển sang trồng cây ăn trái.
Riêng ông Nê có 1,2 ha đất trồng lúa trong vùng đê bao kiểm soát lũ triệt để nói trên và từ đầu năm 2018, ông đã tự ý chuyển toàn bộ diện tích đất này qua trồng qua cây lâu năm như: cam, bưởi, xoài với tổng số vốn đầu tư lên đế 240 triệu đồng với mong muốn nâng cao thu nhập.
“Mỗi công lúa sau 1 vụ tôi chỉ lời từ 1,2 - 1,3 triệu đồng không đủ để lo cho gia đình. Trong khi chi phí sản xuất lúa ngày càng tăng lên do phải tăng phân bón và thuốc trừ sâu vì đất đai ngày càng bạc màu. Khi chuyển qua trồng cây lâu năm thì bản thân tôi cũng không đồng ý xả đê để đưa nước lũ vào”, ông Nê nói.
Có thể nói việc tự ý chuyển đổi qua trồng cây lâu năm của ông Nê cũng như nhiều người dân khác là một trong những biện pháp của chính họ trong việc thích nghi trước hiện tượng giảm phù sa bồi đắp, tăng chi phí sản xuất lúa trong vùng đê bao khép kín.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một giải pháp ngắn hạn, không bền vững và còn đi chệch mục tiêu chiến lược sinh kế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở vùng thượng nguồn là vùng trọng điểm về sản xuất lúa, đảm bảo dự trữ chiến lược cho an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu, vùng chuyên canh cá tra theo hướng hiện đại.
Hướng đi như thế nào
Trong 12 năm (2000-2012) diện tích lúa vụ 3 ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An tăng 7 lần, từ 53.500 ha lên 403.500 ha. Riêng tại tỉnh An Giang đến nay diện tích lúa vụ 3 đã lên đến 185.481 ha, chiếm hơn 75% diện tích toàn tỉnh.
Trước thực trạng nói trên đã cho thấy chiến lược sinh kế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với vùng thượng nguồn Đồng bằng sông Cửu Long phải chuyển từ sinh kế dựa chính vào lúa 3 vụ sang sinh kế đa dạng hòa hợp với lũ còn đối mặt nhiều thử thách.
Thách thức nói trên càng lớn hơn ở khu vực đê bao thấp, theo đánh giá của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam - IUCN Việt Nam, tại các khu vực này thường được nông dân và cán bộ địa phương xem là đất kém năng suất. Chính vì vậy, luôn có áp lực từ nông dân nhằm chuyển từ đê thấp sang đê cao để trồng lúa vụ 3.
Do vậy, không chỉ tạo ra những mô hình sinh kế ở ngoài khu vực đê bao, một yêu cầu hết sức cấp bách là cần phải phát triển các mô hình sinh kế dựa vào lũ ở các khu vực trồng lúa trong khu vực đê thấp.
Điều này vừa bảo tồn khu đất ngập lũ còn lại vừa từng bước thuyết phục nông dân trồng lúa vụ 3 thay đổi nhận thức để cho nước lũ tràn vào đất canh tác để phục hồi diện tích ngập lũ ở vùng đê bao kiểm soát lũ.
Đồng thời, cách làm này còn giúp thực hiện được mục tiêu chuyển đổi chiến lược sinh kế vùng đầu nguồn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Về lâu dài góp phần tăng khả năng hấp thụ lũ để giải quyết bài toán quản lý nguồn tài nguyên nước, hồi phục thủy sản tự nhiên, nguồn thu nhập cho những người nghèo không có đất ở nông thôn.
Tại tỉnh An Giang, hiện ngành nông nghiệp của địa phương đang chuẩn bị triển khai 5 mô hình sinh kế đa dạng thích ứng với lũ cho nông dân ngoài vùng đê bao.
Cụ thể là những mô hình như: lúa - tôm, 2 vụ lúa - nuôi thủy sản, lúa mùa nổi - tôm, trồng nấm rơm mùa lũ, trồng cỏ nuôi bò cho 3 xã Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc, Phú Hữu (huyện An Phú) có tổng giá trị gần 700 tỷ đồng.
Theo ông Phạm Thành Tâm, bước đi của ngành nông nghiệp huyện An Phú là từ những mô hình nói trên sẽ phát động phong trào sản xuất lúa không phun thuốc trừ sâu, rầy. Trước mắt sẽ đăng ký sản phẩm thương hiệu cho loại gạo an toàn sinh học và duy trì mỗi năm có khoảng 700 ha lúa sản xuất theo hướng này.
“Nếu đầu tư và phát triển hiệu quả chương trình sản xuất sản phẩm lúa sạch ở 3 xã, chúng tôi tin rằng sẽ thay đổi tư duy của người dân trong các khu vực đê bao kiểm soát lũ và đất đai sẽ sớm phục hồi”, ông Tâm nêu quan điểm.
Tuy nhiên trước điều kiện nguồn nước thất thường, mục tiêu phát triển các mô hình sinh kế bền vững cũng sẽ đối mặt với nhiều rủi ro. Điều này đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có những bước đi chủ động hơn nữa để “sống chung với lũ”./.
Tuy nhiên, trước hiện trạng tổ chức sản xuất trong vùng đê kiểm soát lũ triệt để đã cho thấy nhiều thách thức để thực hiện chiến lược nói trên.
Xả lũ đầu nguồn tại hai đập tràn Tha La và Trà Sư nhằm kiểm soát lũ trên sông Cửu Long và vùng Tứ Giác Long Xuyên gây ngập lụt, ảnh hưởng nghiêm trọng nhiều diện tích lúa ở ĐBSCL. Ảnh: Công Mạo-TTXVN |
Thách thức lớn
Trong chuyến đi thực tế tìm hiểu sinh kế của người dân sinh sống đầu nguồn vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua, hình ảnh mà chúng tôi muốn tìm kiếm chính là sau những năm lũ thấp, thậm chí nước lũ không tràn đồng, năm nay nước lũ về sớm, dâng cao. Đây là cơ hội để mở đê đưa nước lũ vào vùng đê bao kiểm soát lũ sản xuất lúa 3 vụ nhằm rửa trôi mầm bệnh, chất độc từ phân thuốc hóa học, bổ sung phù sa cho ruộng đồng.
Đây cũng là chủ trương đúng đắn của ngành nông nghiệp ở nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm cho đất có thời gian phục hồi sau khi canh tác liên tục 3 vụ/năm.
Chẳng hạn như tại tỉnh An Giang, từ năm 2007 ngành nông nghiệp của tỉnh đã có chủ trương “3 năm 8 vụ”. Như vậy ,1 vụ cuối cùng của năm thứ 3 sẽ không sản xuất mà đưa nước lũ vào.
Tuy nhiên, chủ trương này khó có thể thực hiện được bởi khi tiếp xúc với nhiều người dân sinh sống, sản xuất nông nghiệp trong vùng đê bao kiểm soát lũ đều không đồng tình thực hiện chủ trương này.
Thậm chí theo lời của ông Phạm Thành Tâm, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện An Phú (tỉnh An Giang), ở những vùng đã được đê bao kiểm soát lũ triệt để khi chưa tới vụ, nhiều người dân đã đồng loạt làm đơn xin không xả đê.
“Chủ trương là hoàn toàn đúng nhưng khi lên đê bao rồi thì có một số bà con sẽ không làm lúa mà lên liếp trồng cây ăn trái. Nguyên nhân là do chúng ta không quán triệt triệt để nên hình thành những vườn cây trồng lâu năm trong đó. Do vậy khi xã lũ thì sẽ gây thiệt hại vô cùng lớn”, ông Phạm Thành Tâm cho biết.
Tại xã Đa Phước, huyện An Phú có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1.226 ha; trong đó, có tới 1.156 ha là diện tích nằm trong khu vực đê bao kiểm soát lũ triệt để. Ông Lê Văn Nê, ngụ tại ấp Hà Bao 2 (xã Đa Phước) cho biết, từ năm 2011 đến nay chưa có đợt xả lũ nào tại khu đê bao này.
Hiện nay xã có 200 ha đất trồng lúa chuyển sang trồng rau màu liên tục 3 vụ và có 24 ha đất trồng lúa chuyển sang trồng cây ăn trái.
Riêng ông Nê có 1,2 ha đất trồng lúa trong vùng đê bao kiểm soát lũ triệt để nói trên và từ đầu năm 2018, ông đã tự ý chuyển toàn bộ diện tích đất này qua trồng qua cây lâu năm như: cam, bưởi, xoài với tổng số vốn đầu tư lên đế 240 triệu đồng với mong muốn nâng cao thu nhập.
“Mỗi công lúa sau 1 vụ tôi chỉ lời từ 1,2 - 1,3 triệu đồng không đủ để lo cho gia đình. Trong khi chi phí sản xuất lúa ngày càng tăng lên do phải tăng phân bón và thuốc trừ sâu vì đất đai ngày càng bạc màu. Khi chuyển qua trồng cây lâu năm thì bản thân tôi cũng không đồng ý xả đê để đưa nước lũ vào”, ông Nê nói.
Có thể nói việc tự ý chuyển đổi qua trồng cây lâu năm của ông Nê cũng như nhiều người dân khác là một trong những biện pháp của chính họ trong việc thích nghi trước hiện tượng giảm phù sa bồi đắp, tăng chi phí sản xuất lúa trong vùng đê bao khép kín.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một giải pháp ngắn hạn, không bền vững và còn đi chệch mục tiêu chiến lược sinh kế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở vùng thượng nguồn là vùng trọng điểm về sản xuất lúa, đảm bảo dự trữ chiến lược cho an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu, vùng chuyên canh cá tra theo hướng hiện đại.
Hướng đi như thế nào
Trong 12 năm (2000-2012) diện tích lúa vụ 3 ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An tăng 7 lần, từ 53.500 ha lên 403.500 ha. Riêng tại tỉnh An Giang đến nay diện tích lúa vụ 3 đã lên đến 185.481 ha, chiếm hơn 75% diện tích toàn tỉnh.
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Kiều Phượng, ngụ tại ấp Phước Khánh, xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang thu hoạch cá linh sau một đêm đặt lọp. Ảnh: Anh Đức - TTXVN |
Trước thực trạng nói trên đã cho thấy chiến lược sinh kế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với vùng thượng nguồn Đồng bằng sông Cửu Long phải chuyển từ sinh kế dựa chính vào lúa 3 vụ sang sinh kế đa dạng hòa hợp với lũ còn đối mặt nhiều thử thách.
Thách thức nói trên càng lớn hơn ở khu vực đê bao thấp, theo đánh giá của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam - IUCN Việt Nam, tại các khu vực này thường được nông dân và cán bộ địa phương xem là đất kém năng suất. Chính vì vậy, luôn có áp lực từ nông dân nhằm chuyển từ đê thấp sang đê cao để trồng lúa vụ 3.
Do vậy, không chỉ tạo ra những mô hình sinh kế ở ngoài khu vực đê bao, một yêu cầu hết sức cấp bách là cần phải phát triển các mô hình sinh kế dựa vào lũ ở các khu vực trồng lúa trong khu vực đê thấp.
Điều này vừa bảo tồn khu đất ngập lũ còn lại vừa từng bước thuyết phục nông dân trồng lúa vụ 3 thay đổi nhận thức để cho nước lũ tràn vào đất canh tác để phục hồi diện tích ngập lũ ở vùng đê bao kiểm soát lũ.
Đồng thời, cách làm này còn giúp thực hiện được mục tiêu chuyển đổi chiến lược sinh kế vùng đầu nguồn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Về lâu dài góp phần tăng khả năng hấp thụ lũ để giải quyết bài toán quản lý nguồn tài nguyên nước, hồi phục thủy sản tự nhiên, nguồn thu nhập cho những người nghèo không có đất ở nông thôn.
Tại tỉnh An Giang, hiện ngành nông nghiệp của địa phương đang chuẩn bị triển khai 5 mô hình sinh kế đa dạng thích ứng với lũ cho nông dân ngoài vùng đê bao.
Cụ thể là những mô hình như: lúa - tôm, 2 vụ lúa - nuôi thủy sản, lúa mùa nổi - tôm, trồng nấm rơm mùa lũ, trồng cỏ nuôi bò cho 3 xã Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc, Phú Hữu (huyện An Phú) có tổng giá trị gần 700 tỷ đồng.
Theo ông Phạm Thành Tâm, bước đi của ngành nông nghiệp huyện An Phú là từ những mô hình nói trên sẽ phát động phong trào sản xuất lúa không phun thuốc trừ sâu, rầy. Trước mắt sẽ đăng ký sản phẩm thương hiệu cho loại gạo an toàn sinh học và duy trì mỗi năm có khoảng 700 ha lúa sản xuất theo hướng này.
“Nếu đầu tư và phát triển hiệu quả chương trình sản xuất sản phẩm lúa sạch ở 3 xã, chúng tôi tin rằng sẽ thay đổi tư duy của người dân trong các khu vực đê bao kiểm soát lũ và đất đai sẽ sớm phục hồi”, ông Tâm nêu quan điểm.
Tuy nhiên trước điều kiện nguồn nước thất thường, mục tiêu phát triển các mô hình sinh kế bền vững cũng sẽ đối mặt với nhiều rủi ro. Điều này đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có những bước đi chủ động hơn nữa để “sống chung với lũ”./.
Anh Đức
Bài cuối: Làm gì để các mô hình sinh kế phát triển bền vững
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN