Theo ông Nguyễn Văn Quí, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Long An: Qua 5 năm thực hiện Đề án (giai đoạn 2013-2017), toàn tỉnh đã thành lập được 270 tổ chức công nhân tự quản với hơn 16.260 công nhân lao động lưu trú. Thông qua các tổ công nhân tự quản, khu nhà trọ công nhân, các cấp công đoàn đã tích cực phối hợp cùng các ban ngành, đoàn thể địa phương tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền pháp luật trong công nhân lao động.
Long An đã có 266/270 tổ công nhân tự quản xây dựng được "Quy ước tổ công nhân tự quản", đạt 98,51%. Nhiều tổ xây dựng lịch sinh hoạt hàng tháng, hàng quý, góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên địa bàn; giúp công nhân tiếp cận các thông tin mới về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động.
Ngoài ra, các chủ nhà trọ đã tích cực phối hợp chặt chẽ với công đoàn và công an địa phương duy trì, phát triển các Ban công nhân tự quản; hỗ trợ giải quyết các vấn đề phức tạp, đảm bảo an ninh, trật tự tại các khu nhà trọ để công nhân lao động an tâm làm việc. Điển hình như nhà trọ Duy Quý, ở khu phố 8, thị trấn Bến Lức (huyện Bến Lức) Nguyễn Văn Lới hay Câu lạc bộ nhà trọ xã Long Định (huyện Cần Đước);....
Tuy nhiên, việc thực hiện Đề án "Xây dựng Tổ chức công nhân tự quản" vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Một số địa phương còn nặng về hình thức, phát triển chưa đồng đều, chưa chú trọng đến chất lượng và tính bền vững. Nhiều khu nhà trọ có đông công nhân lao động lưu trú chưa đảm bảo điều kiện về an toàn vệ sinh và các quy chuẩn tối thiểu của ngành xây dựng...
Tại hội nghị, ông Trần Văn Cần, Chủ tịch UBND tỉnh Long An đề nghị các ngành chức năng phối hợp tham mưu cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo xây dựng tổ công nhân tự quản phát triển đúng định hướng. Trước mắt, các đơn vị chức năng có kế hoạch khảo sát, đánh giá thực chất tình hình hoạt động của các “Tổ công nhân tự quản khu nhà tập thể, nhà trọ công nhân”, “Câu lạc bộ nhà trọ an toàn về an ninh trật tự”; kết hợp khảo sát những nơi tiếp tục xây dựng ở các khu nhà trọ còn lại.
Các đơn vị chức năng cần xây dựng cơ chế phối hợp và hệ thống thông tin liên lạc chặt chẽ giữa doanh nghiệp, nhà trọ, tổ công nhân tự quản, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ và lực lượng công an cơ sở, kịp thời phát hiện, xử lý khi có vụ việc xảy ra. Song song đó, thông qua các hoạt động, vận động doanh nghiệp, chủ nhà trọ quan tâm giúp đỡ công nhân có hoàn cảnh khó khăn hoặc khi đau ốm, bệnh tật; kịp thời động viên, khen thưởng, biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự trong khu nhà tập thể, nhà trọ công nhân...
Tỉnh Long An hiện có 300.000 công nhân lao động, trong đó có gần 81.500 lao động nhập cư đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tỉnh có 18 doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân khá tiện nghi với quy mô hơn 1.000 phòng, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho 3.445 người; tuy nhiên vẫn còn khoảng 40.000 người thuê trên 1.800 khu, nhà trọ với 16.600 phòng ở thiếu tiện nghi trong sinh hoạt hàng ngày.
Trò chuyện, hỏi thăm công nhân đang thuê trọ tại Long An. Nguồn: Báo Long An Online |
Long An đã có 266/270 tổ công nhân tự quản xây dựng được "Quy ước tổ công nhân tự quản", đạt 98,51%. Nhiều tổ xây dựng lịch sinh hoạt hàng tháng, hàng quý, góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên địa bàn; giúp công nhân tiếp cận các thông tin mới về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động.
Ngoài ra, các chủ nhà trọ đã tích cực phối hợp chặt chẽ với công đoàn và công an địa phương duy trì, phát triển các Ban công nhân tự quản; hỗ trợ giải quyết các vấn đề phức tạp, đảm bảo an ninh, trật tự tại các khu nhà trọ để công nhân lao động an tâm làm việc. Điển hình như nhà trọ Duy Quý, ở khu phố 8, thị trấn Bến Lức (huyện Bến Lức) Nguyễn Văn Lới hay Câu lạc bộ nhà trọ xã Long Định (huyện Cần Đước);....
Tuy nhiên, việc thực hiện Đề án "Xây dựng Tổ chức công nhân tự quản" vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Một số địa phương còn nặng về hình thức, phát triển chưa đồng đều, chưa chú trọng đến chất lượng và tính bền vững. Nhiều khu nhà trọ có đông công nhân lao động lưu trú chưa đảm bảo điều kiện về an toàn vệ sinh và các quy chuẩn tối thiểu của ngành xây dựng...
Tại hội nghị, ông Trần Văn Cần, Chủ tịch UBND tỉnh Long An đề nghị các ngành chức năng phối hợp tham mưu cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo xây dựng tổ công nhân tự quản phát triển đúng định hướng. Trước mắt, các đơn vị chức năng có kế hoạch khảo sát, đánh giá thực chất tình hình hoạt động của các “Tổ công nhân tự quản khu nhà tập thể, nhà trọ công nhân”, “Câu lạc bộ nhà trọ an toàn về an ninh trật tự”; kết hợp khảo sát những nơi tiếp tục xây dựng ở các khu nhà trọ còn lại.
Các đơn vị chức năng cần xây dựng cơ chế phối hợp và hệ thống thông tin liên lạc chặt chẽ giữa doanh nghiệp, nhà trọ, tổ công nhân tự quản, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ và lực lượng công an cơ sở, kịp thời phát hiện, xử lý khi có vụ việc xảy ra. Song song đó, thông qua các hoạt động, vận động doanh nghiệp, chủ nhà trọ quan tâm giúp đỡ công nhân có hoàn cảnh khó khăn hoặc khi đau ốm, bệnh tật; kịp thời động viên, khen thưởng, biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự trong khu nhà tập thể, nhà trọ công nhân...
Tỉnh Long An hiện có 300.000 công nhân lao động, trong đó có gần 81.500 lao động nhập cư đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tỉnh có 18 doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân khá tiện nghi với quy mô hơn 1.000 phòng, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho 3.445 người; tuy nhiên vẫn còn khoảng 40.000 người thuê trên 1.800 khu, nhà trọ với 16.600 phòng ở thiếu tiện nghi trong sinh hoạt hàng ngày.
Thanh Bình
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN