
Là đất nước nhiều núi rừng, nơi đây có nhiều loài động vật quý hiếm, trong đó có không ít loài đặc biệt quý hiếm. Những đàn voi nhiều tới cả trăm con đã làm nên danh giá cho đất nước. Cũng chính vì thế, trước kia nghề thuần dưỡng voi khá phổ biến. Lịch sử còn ghi lại nhiều quản tượng nổi tiếng, như một niềm tự hào cho những thế hệ sau.
Trong những cánh rừng già, cùng với những đàn voi, còn có hổ và bò tót. Đó là hai loài động vật hoang dã đầy sức mạnh. Tới nay, số lượng voi, hổ, bò tót đã giảm nhiều, tuy thế Lào vẫn được cho là quốc gia nhiều động vật hoang dã lớn của thế giới. Theo thời gian, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, ở Lào cũng đang gặp phải thực tế là sự suy giảm của nhiều loài thú. Trong đó, có những loài đang đứng trước hiểm họa tuyệt chủng.

Lào được coi là đất nước Phật giáo, tuy rằng cũng có một số tôn giáo khác. Cũng chính từ chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo mà văn hóa Lào có những nét riêng biệt, độc đáo, thể hiện trong ngôn ngữ và nghệ thuật, văn học, kể cả nghệ thuật biểu.
Về âm nhạc, trong truyền thống, người Lào chế tác được khá nhiều nhạc cụ, trong đó thực sự hấp dẫn là một loại khèn làm từ tre. Rất nhiều đàn ông Lào biết thổi khèn, họ không chỉ thể hiện trong những lễ hội mà còn ngay trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Không một bản làng nào không có đội khèn. Khi chiều buông, tiếng khèn vấn vít trên những tán cây, tạo ra một không gian yên ả, thanh bình cho bản làng.
Nói đến sinh hoạt văn hóa của người Lào, không thể không nói đến điệu múa Lăm-vông (Lam saravane). Đây là điệu dân vũ hết sức phổ biến, có sức cuốn hút đặc biệt. Trong lễ hội, người ta bao giờ cũng tổ chức múa Lăm-vông với số lượng người tham gia rất lớn.

Là quốc gia Phật giáo, trên khắp nước Lào có tới 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ. Những ngôi chùa này là minh chứng cho một phong cách kiến trúc tôn giáo vừa uy nghiêm vừa sống động. Tại những ngôi chùa, người dân trong vùng không chỉ đến lễ bái mà còn tổ chức những sinh hoạt mang tính cộng đồng, kết nối tình thân và sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau.
Trong những ngôi chùa có những cây Chăm-pa rất đẹp, được xem là loài quốc hoa của đất nước. Hoa Chăm-pa có vẻ đẹp giản dị, trắng trong, tinh khiết, thanh cao. 5 cánh hoa xoè ra như một sự cởi mở, hòa đồng vào thế giới xung quanh. Vì vẻ đẹp đặc biệt của loài hoa này mà rất nhiều sáng tác nghệ thuật được ra đời. Từ hát, múa, cho tới hội họa, điêu khắc- hoa Chăm-pa như một nguồn cản hứng sáng tạo bất tận cho người nghệ sĩ.

Nhưng từ đâu có những chiếc chum này và nó dùng để làm gì thì không có lý giải nào được chấp nhận hoàn toàn. Người thì cho rằng chúng được tạo ra để đựng di cốt của những người đã khuất. Người lại cho rằng chúng được dùng để chứa thực phẩm. Lại cũng có giả thuyết rằng những chiếc chum đó do một vị vua cổ đại tên là Khun Cheung dùng để ủ lên men rượu để ăn mừng chiến thắng.
Nghiên cứu thời hiện đại về cánh đồng Chum là của nhà khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani, thuộc Viện Viễn đông Bác cổ, từ năm 1930. Kể từ đó, cánh đồng Chum của nước Lào nổi tiếng toàn thế giới. Ghi nhận của M.Colani, có tới 1.969 chiếc chum nằm rải rác tại 52 địa điểm ở tỉnh Xiêng Khoảng. Chiếc lớn nhất cao 3m, còn chiếc nặng nhất lên tới 14 tấn. Hầu hết chum có độ cao từ 1-2m.

Cố đô Luang Phrabang của nước Lào đã được UNESCO công nhận là di tích lịch sử và văn hóa của thế giới năm 1995, với nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, chùa và làng cổ. Nơi đây có những kiến trúc độc đáo. Và tại cố đô này thác nước Tad Khoang-si được ví như “viên ngọc xanh giữa rừng nhiệt đới”. |
Theo daidoanket.vn