Đánh thức tiềm năng du lịch Gia Lai

Đánh thức tiềm năng du lịch Gia Lai
Nhà Rông làng Ốp nằm ở trung tâm thành phố Pleiku, là nơi tổ chức các lễ hội truyền thống của làng cũng như nhiều sự kiện văn hóa - du lịch quan trọng của tỉnh Gia Lai
Nhà Rông làng Ốp nằm ở trung tâm thành phố Pleiku, là nơi tổ chức các lễ hội truyền thống của làng cũng như nhiều sự kiện văn hóa - du lịch quan trọng của tỉnh Gia Lai 

Nằm trong vùng Tam giác phát triển của khu vực Đông Dương là Việt Nam - Lào - Campuchia, Gia Lai có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng của vùng Tây Nguyên. Vùng đất này còn là điểm đến đầy tiềm năng với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nền văn hóa bản địa đặc sắc và rất nhiều di tích văn hóa, lịch sử độc đáo.

Làng văn hóa Đồng Xanh thuộc xã An Phú, thành phố Pleiku mang đậm dấu ấn văn hóa Tây Nguyên, là địa chỉ văn hóa - du lịch, nghỉ dưỡng quen thuộc của người dân nơi đây
Làng văn hóa Đồng Xanh thuộc xã An Phú, thành phố Pleiku mang đậm dấu ấn văn hóa Tây Nguyên, là địa chỉ văn hóa - du lịch, nghỉ dưỡng quen thuộc của người dân nơi đây 

Để khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch Việt Nam, Gia Lai đã đẩy mạnh liên kết với các tỉnh trong khu vực để phát triển du lịch, tạo chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp đến đầu tư vào lĩnh vực du lịch... Tỉnh cũng đã triển khai xây dựng đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, với các quy hoạch chi tiết như: Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (huyện Mang Yang, Đak Đoa, Kbang), Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng (huyện Kbang); khu phố ẩm thực, mua sắm tại trung tâm thành phố Pleiku và Công viên Diên Hồng... 

Biểu diễn cồng chiêng tại Làng văn hóa Đồng Xanh thuộc xã An Phú, thành phố Pleiku (Gia Lai)
 Biểu diễn cồng chiêng tại Làng văn hóa Đồng Xanh thuộc xã An Phú, thành phố Pleiku (Gia Lai)

Mới đây, Gia Lai đã tổ chức thành công Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018. Với rất nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, lễ hội là dịp để Gia Lai đón nhận cơ hội đầu tư, quảng bá các sản phẩm đặc trưng của địa phương, liên kết phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch giữa các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên.

Thác Mơ thuộc xã Ia Khai, huyện Ia Grai có phong cảnh thơ mộng, thác nước đẹp như mơ giữa núi rừng Tây Nguyên
Thác Mơ thuộc xã Ia Khai, huyện Ia Grai có phong cảnh thơ mộng, thác nước đẹp như mơ giữa núi rừng Tây Nguyên 

Ước tính năm 2018, có khoảng 670.000 lượt khách đến với Gia Lai, tăng 34%, doanh thu du lịch đạt khoảng 305 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2017. Năm 2019, Gia Lai sẽ tiếp tục xây dựng các mô hình du lịch mới; duy trì các hoạt động biểu diễn, giao lưu văn hóa cồng chiêng, đồng thời tăng cường kết nối với các tỉnh trong khu vực để phát triển du lịch.
 Phạm Cường - Đức Thụy

Có thể bạn quan tâm