Ngày 23/12, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết, trưng bày, trình diễn mô hình kết nối di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk”.
Xác định công tác bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng đóng vai trò quan trọng, các nghệ nhân cồng chiêng tại Kon Tum đã nỗ lực mở lớp dạy cồng chiêng, múa xoang cho các bạn trẻ. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Ngày 27/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 30/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk về bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020.
Sở hữu nhiều tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và nền văn hóa bản địa đặc sắc với “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Gia Lai là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế du lịch.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống người Tây Nguyên, vừa là phương tiện truyền tin cho cộng đồng vừa là vật thiêng để kết nối với thần linh.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, năm 2018, tỉnh tiếp tục triển khai các chương trình, dự án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, nhằm thu hút đông đảo du khách đến các điểm du lịch với mục tiêu đặt ra là phục vụ 810.000 lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt 75.000 lượt, khách trong nước đạt 735.000 lượt, phấn đấu đạt doanh thu 750 tỷ đồng.
Tối 16/11, tại Quảng trường Đại Đoàn kết, thành phố Pleiku, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Gia Lai đã tổ chức lễ khai mạc Liên hoan cồng chiêng, hát dân ca và biểu diễn nhạc cụ dân tộc thanh thiếu niên tỉnh Gia Lai lần thứ III, năm 2017.