Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa chính thức chứng nhận “Tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (theo Quyết định số 548/QĐ-BVHTTDL ngày 5/3/2025).
Chiều 7/3, trong khuôn khổ Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Hội thảo định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch muối Bạc Liêu.
Trong hai ngày (22 - 23/2), tại đền Cửa Đông, thành phố Lạng Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức Liên hoan diễn xướng Chầu văn tỉnh Lạng Sơn mở rộng năm 2025.
Tối 10/2, tại di tích đền Hạ, Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam (Bắc Giang), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang phối hợp với UBND huyện Lục Nam tổ chức Liên hoan “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Bắc Giang mở rộng lần thứ VI năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn cùng đông đảo nhân dân tham dự.
Ngày 7/2 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Ban tổ chức lễ hội chùa Ông năm 2025 (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) tiến hành lễ nghinh thần. Đây là hoạt động chính, đặc sắc nhất tại Lễ hội chùa Ông.
Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), UBND thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi long trọng tổ chức Lễ công bố Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể “Lễ hội đua thuyền xã Tịnh Long, thành phố Quảng Ngãi".
Tối 21/12, UBND thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ Xên đông (cúng rừng) của người Thái, thị xã Nghĩa Lộ.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi danh lễ hội Tết Ata Thingyan truyền thống của Myanmar và Lễ hội Eid ở Nigeria vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vừa được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Kỳ họp 19 Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.
Tối 28/11, Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh, do UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đã được khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Festival “Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, nhân dịp kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm được UNESCO ghi danh (2014 – 2024).
Ngày 27/11/2014, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sau 10 năm, công tác bảo tồn và phát huy di sản Dân ca Ví, Giặm đã và đang được tỉnh Hà Tĩnh chú trọng. Trong đó, việc đưa dân ca này vào trường học đã giúp di sản văn hóa được lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng.
Sáng 15/11, UBND huyện Bắc Bình (Bình Thuận) tổ chức Lễ đặt Bằng ghi danh của UNESCO đưa “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp tại Nhà Văn hóa xã Phan Hiệp.
Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống ở tỉnh Hải Dương không chỉ được các cấp chính quyền quan tâm mà còn có sự chung tay của nhiều tổ chức, cá nhân. Hàng năm từ nguồn xã hội hóa, tỉnh đã huy động hàng trăm tỷ đồng để gìn giữ những giá trị văn hóa này. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, từ năm 2005, tỉnh đã kiểm kê, tư liệu hóa các loại hình di sản văn hóa phi vật thể như lễ hội cổ truyền, tri thức dân gian, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian...
Ngày 12/9, tại xã Cát Tường, huyện Phù Cát (Bình Định) đã diễn ra Lễ đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia”, do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với UBND huyện Phù Cát tổ chức.
Lịch tre (Lịch Đoi/Roi) dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình là tri thức dân gian xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử của người Mường Hòa Bình. Lọai lịch pháp hội tụ tri thức dân gian độc đáo của người Mường đã được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 7/2022.
Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành quyết định công bố nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông và nghề làm bánh khẩu xén, bánh chí chọp của người Thái trắng thị xã Mường Lay được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Như vậy, Điện Biên đã có 20 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định đưa Lễ hội Đom Lơng Néak Tà của người Khmer tỉnh Trà Vinh vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia thứ 7 của tỉnh Trà Vinh.
Sáng 20/2, tại xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra Lễ đón Chứng nhận Nghệ thuật trình diễn dân gian "Múa đèn xếp chữ và hát chèo chải cổ" trong lễ hội Ngư Võng Phường là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây sẽ là động lực để người dân nơi đây tiếp tục gìn giữ, bảo tồn di sản của cha ông.
Tối 14/2 (tức ngày 5 tháng Giêng), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức khai mạc Lễ hội 597 năm Chiến thắng Xương Giang (1427- 2024) và công bố Lễ hội Xương Giang là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tối 20/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang đã tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì kê của người Khmer xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, Ủy ban Di sản văn hóa phi vật thể của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 6/12 tuyên bố nghệ thuật hát opera của Italy là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Hội thảo chuyên đề "Di sản văn hóa sống và phát triển bền vững: Từ cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm" được tổ chức nhằm chia sẻ về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể bền vững và khẳng định vai trò của cộng đồng - người nắm giữ, thực hành di sản trong quá trình này.
Nằm trong vùng hạ lưu sông Hậu, Sóc Trăng hội tụ nét giao thoa văn hóa đặc sắc của ba dân tộc Kinh, Khmer và Hoa với nhiều lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa dân gian và các sản phẩm du lịch đặc sắc, thu hút du khách trong và ngoài nước. Sóc Trăng ngày càng có nhiều điểm đến nổi bật được đông đảo du khách biết đến, ngoài 8 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, 41 di tích cấp tỉnh, Sóc Trăng còn có 8 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận và đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia và thế giới.
Quảng Bình đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn; qua đó, khai thác, phát huy giá trị, trở thành nguồn lực, sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tỉnh Nghệ An thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua nghiên cứu, sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu để đánh giá giá trị của từng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trên cơ sở đó, tỉnh đề xuất giải pháp bảo tồn, khai thác giá trị phù hợp, phục vụ công tác giáo dục truyền thống, quảng bá phát triển du lịch và góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã kí quyết định công bố danh mục hơn 30 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam. Đây sẽ là cơ hội để các địa phương nâng tầm giá trị di sản, giúp đồng bào có thêm động lực, "biến di sản thành tài sản", vừa bảo tồn, phát huy giá trị di sản, phát triển sản phẩm du lịch...
Đền Đông Cuông thuộc địa phận thôn Bến Đền (xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) là điểm đến hấp dẫn của đông đảo nhân dân và du khách thập phương trong hành trình du lịch văn hóa tâm linh. Với những nét độc đáo, đặc sắc riêng, ngày 16/1/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định đưa Lễ hội đền Đông Cuông vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Tối 26/9, tại xã Hồng Quang, UBND huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang tổ chức lễ đón nhận Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn tại xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình được công nhận, đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hoạt động mạnh mẽ, hiệu quả của các câu lạc bộ hát Xẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình không chỉ góp phần giữ gìn, bảo tồn nghệ thuật truyền thống mà còn tích cực tham gia quảng bá, lan tỏa nghệ thuật Xẩm thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Qua đó có đóng góp quan trọng cho hành trình Việt Nam đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận hát Xẩm là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.