Lễ Xên đông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Tối 21/12, UBND thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ Xên đông (cúng rừng) của người Thái, thị xã Nghĩa Lộ.

potal-le-xen-dong-duoc-cong-nhan-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-7769512.jpg
Một tiết mục văn nghệ tại Lễ công bố. Ảnh: Đinh Thùy - TTXVN

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái công bố Quyết định ghi danh Lễ Xên đông của người Thái thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Nông Quốc Thành trao Bằng chứng nhận cho Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Yên Bái Nông Việt Yên.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thị xã Nghĩa Lộ Lương Mạnh Hà nhấn mạnh, thị xã Nghĩa Lộ - cửa ngõ phía Tây của tỉnh Yên Bái, không chỉ là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, mà còn là nơi hội tụ những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Trong đó, dân tộc Thái chiếm phần đông với những di sản văn hóa lâu đời, thấm đẫm giá trị nhân văn sâu sắc.

potal-le-xen-dong-duoc-cong-nhan-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-7769513-1.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thị xã Nghĩa Lộ Lương Mạnh Hà phát biểu tại Lễ công bố. Ảnh: Đinh Thùy - TTXVN

Thị xã hiện có 5 di tích được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia và cấp tỉnh. Đặc biệt, thị xã có 3 Di sản văn hóa phi vật thể; trong đó, Nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lễ Xên đông là lễ hội đặc biệt quan trọng của cộng đồng người Thái đen, được tổ chức hàng năm để tri ân các vị thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản mường bình yên và đời sống nhân dân no ấm, hạnh phúc. Đây không chỉ là hoạt động tâm linh, mà còn là dịp để bà con cộng đồng giao lưu, gắn kết tình cảm, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc mình.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc biệt, Lễ Xên đông đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây là niềm tự hào to lớn không chỉ của đồng bào Thái Nghĩa Lộ mà còn của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái.

potal-le-xen-dong-duoc-cong-nhan-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-7769511.jpg
Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa và tỉnh Yên Bái trao Bằng Chứng nhận, tặng hoa chúc mừng thị xã Nghĩa Lộ. Ảnh: Đinh Thùy - TTXVN

UBND thị xã Nghĩa Lộ cam kết sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động thiết thực phát huy và thực hành di sản. Thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá Lễ Xên đông gắn với phát triển du lịch văn hóa cộng đồng, góp phần đưa Nghĩa Lộ trở thành điểm đến hấp dẫn; tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện để đồng bào Thái tổ chức, truyền dạy lễ hội, bảo tồn các nghi lễ truyền thống; phát huy vai trò của cộng đồng trong gìn giữ và bảo vệ di sản, đặc biệt là thế hệ trẻ, để nét đẹp văn hóa này được lưu truyền mãi mãi.

Lễ Xên đông (trong tiếng Thái “xên” có nghĩa là cúng, “đông” có nghĩa là rừng; “xên đông” tức là cúng rừng). Lễ Xên đông gồm phần lễ và phần hội với các hình thức nghệ thuật trình diễn dân gian như: Múa xòe, hát khắp, nhảy sạp, biểu diễn nhạc cụ… và các trò chơi dân gian truyền thống của đồng bào Thái vùng Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ.

Đối với tộc người Thái ở vùng lòng chảo Mường Lò, việc bảo vệ rừng, đặc biệt là những khu rừng đầu nguồn có ý nghĩa quan trọng, được coi là trách nhiệm của mỗi cư dân Thái bao đời nay. Lễ Xên đông là một Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, có giá trị tinh thần to lớn, mang ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên, điều hòa nguồn nước và giữ cân bằng sinh thái, hướng tới một môi trường sống xanh, hài hòa, bền vững.

Đinh Thùy

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tính đến cuối năm 2024, hộ nghèo toàn tỉnh Sóc Trăng giảm còn 1,34% dân số (trong năm 2024 giảm hơn 4.000 hộ). Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Giúp người dân chọn mô hình giảm nghèo phù hợp để thoát nghèo bền vững

Tại Sóc Trăng, tỉnh có trên 1,2 triệu dân, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30% dân số toàn tỉnh, cuộc sống của người dân ở nhiều nơi còn khó khăn, nhất là khu vực nông thôn. Song, nhờ các giải pháp đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về giảm nghèo, xây dựng những mô hình giảm nghèo hiệu quả mà đến cuối năm 2024, hàng nghìn hộ dân thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 1,34% dân số.

Chuẩn bị tiết mục biểu diễn chào mừng Giáng sinh 2024. Ảnh: Khoa Chương - TTXVN

Ngập tràn không khí Giáng sinh nơi xứ đạo Kon Tum

Hòa chung không khí hân hoan với bà con trên cả nước, những ngày này, cộng đồng giáo dân tại tỉnh Kon Tum đang tích cực trang trí nhà cửa, chuẩn bị cho dịp Giáng sinh năm 2024 cận kề. Các tuyến đường trở nên ngập tràn màu sắc, những xóm đạo khoác lên mình “chiếc áo mới” lộng lẫy và đầm ấm hơn.

Lực lượng quân đội tìm kiếm các nạn nhân mất tích do sạt lở đất tại làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai). Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Mệnh lệnh từ trái tim: Nhiệm vụ “chiến đấu giữa thời bình”

Ứng phó sự cố, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và tìm kiếm cứu nạn là vấn đề quan trọng đối với mỗi quốc gia. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, vấn đề đó càng trở nên cấp thiết. Và Quân đội, trong đó có Cục Cứu hộ - Cứu nạn là cơ quan tác chiến đầu ngành, chính là điểm tựa vững chắc của đồng bào những lúc nguy nan nhất.

Lực lượng bộ đội hóa học phun hoá chất khử trùng, tẩy độc Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Mệnh lệnh từ trái tim: Thầm lặng vượt gian khổ, hiểm nguy

Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, trong thời kỳ đổi mới đất nước, Bộ đội Hóa học đã có nhiều đóng góp rất quan trọng trong lĩnh vực khắc phục sự cố hóa chất độc, sinh học, bức xạ, hạt nhân (sự cố CBRN), bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh của đất nước, vì cuộc sống ổn định, bình yên của nhân dân.

Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Chiềng Tương hướng dẫn người dân cách chăm sọc vườn mận. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Mệnh lệnh từ trái tim: Mở cánh cửa tương lai tươi sáng

Đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình là ý Đảng hòa quyện lòng dân. Trong khát vọng dựng xây đất nước, Quân đội đang gánh vác nhiều nhiệm vụ quan trọng, vừa bảo vệ Tổ quốc, giữ vững hòa bình, vừa đối mặt với những thách thức an ninh phi truyền thống chưa có trong tiền lệ, lại giúp đỡ nhân dân bằng cả trái tim, tấm lòng. Bất chấp khó khăn, nguy hiểm, thậm chí hy sinh anh dũng trong thời bình, “Bộ đội Cụ Hồ” đang tiếp tục gắn bó máu thịt và để lại tình cảm quý trọng, tin yêu trong lòng nhân dân.

Khu tái định thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà trước ngày khánh thành chính thức. Ảnh: Hồng Ninh-TTXVN

Lào Cai khánh thành khu tái thiết thôn Kho Vàng

Sáng 22/12, UBND tỉnh Lào Cai và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) khánh thành dự án khu tái thiết thôn Kho Vàng (UBND huyện Bắc Hà, UBND xã Cốc Lầu) theo quy chuẩn nông thôn mới, đáp ứng chỗ ở cho 35 hộ gia đình với 180 nhân khẩu.

Cán bộ Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam hướng dẫn người dân kỹ thuật khai thác cao su tại xã Long Tân, huyện Phú Riềng. Ảnh: K GỬIH - TTXVN

Hiệu quả từ mô hình sản xuất cao su tiểu điền bền vững

Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất cao su tiểu điền bền vững” do Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam triển khai trên địa bàn xã Long Tân (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) sau 3 năm đã mang lại hiệu quả, tăng nguồn thu nhập cho người dân. Hoạt động thuộc dự án Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024.

Gia đình bà H’Sák ở làng Mơ Nú, xã Chư Á, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai được hỗ trợ bò lai sinh sản để sản xuất. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN

Gia Lai hỗ trợ sản xuất, phát triển hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, Gia Lai đã quan tâm đầu tư chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho bà con, tạo mọi điều kiện để bà con ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế. Nhờ vậy, chất lượng cuộc sống và hạ tầng ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi thay rõ nét.

Một góc nông thôn mới với cuộc sống bình yên tại buôn ÊGa, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk). Ảnh: Hoài Thu – TTXVN

Nông thôn mới làm “bừng sáng” các buôn làng Tây Nguyên

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước, Đảng và Nhà nước luôn có những chủ trương lớn, cách làm hay để phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là một trong những quyết sách chiến lược, không chỉ giúp các buôn làng vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới… thay đổi diện mạo mà còn tạo đà cho nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Điều này góp phần vào sự phát triển chung của toàn vùng và tạo khí thế, sự phấn khởi cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên vươn lên lao động sản xuất, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Đối tượng Hạng A Sếnh cùng tang vật sau khi bị bắt giữ. Ảnh: TTXVN

Điện Biên bắt đối tượng mua bán trái phép 5 bánh heroin

Tối 21/12, theo thông tin từ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Điện Biên), đơn vị này vừa chủ trì phối hợp với Công an huyện Điện Biên Đông bắt quả tang một đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ 5 bánh heroin.

Các chiến sĩ thuộc Trung đoàn 741 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Điện Biên) giúp người dân dựng nhà tại bản Tin Tốc 1, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên. Ảnh: Phan Quân - TTXVN

Những ngôi nhà ấm tình quân dân nơi vùng lũ Mường Pồn

Để giúp đỡ người dân vùng lũ xã Mường Pồn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) có nhà mới kiên cố, sớm “an cư lạc nghiệp” sau trận lũ quét xảy ra cuối tháng 7/2024, Bộ Quốc phòng đã hỗ trợ xây mới 71 căn nhà (50 triệu đồng/căn). Đến nay, nhiều ngôi nhà mới khang trang, sạch đẹp đã được bàn giao cho người dân, giúp họ sớm ổn định cuộc sống, khẳng định mối quan hệ bền chặt, gắn bó keo sơn “quân với dân như cá với nước”.

Ấm áp mùa đông - Xuân yêu thương nơi vùng biên cương

Ấm áp mùa đông - Xuân yêu thương nơi vùng biên cương

Ngày 21/12, Tỉnh đoàn Gia Lai, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội Thanh thiếu niên thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Báo Thanh niên, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông - Xuân yêu thương” năm 2024 tại xã biên giới Ia Lâu, huyện Chư Prông.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu giúp dân thu hoạch lúa “chạy mưa”. Ảnh: TTXVN

Tỏa sáng hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong lòng đồng bào dân tộc

Bộ đội Cụ Hồ là danh hiệu cao quý được nhân dân trao tặng những người đứng trong hàng ngũ quân nhân cách mạng. Điều đó thể hiện nét đẹp riêng có của bộ đội Việt Nam, khác hoàn toàn với những đội quân chiến đấu nhà nghề. Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu và phục vụ. Tinh thần xả thân, cống hiến vì dân được thể hiện ngay từ những ngày đầu thành lập.

Không quân Việt Nam được trang bị dòng máy bay tiêm kích hiện đại Su-30MK2, hiện thực hóa chủ trương tiến thẳng lên hiện đại. Ảnh: Lâm Khánh

Bảo vệ vững chắc bầu trời tổ quốc

Xây dựng Quân chủng Phòng không - Không quân tinh nhuệ, hiện đại, hoàn thành sứ mệnh giữ vai trò nòng cốt trong quản lý và bảo vệ bầu trời Tổ quốc là một trong những nội dung quan trọng trong thực hiện chủ trương xây dựng một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại mà Đại hội 13 của Đảng đề ra.

Từ khi thành lập đến nay, Quân đội nhân dân Việt Nam đã cùng toàn Đảng, toàn dân vượt mọi khó khăn, thử thách, lập nên những chiến công hiển hách, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Tự hào 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (22/12/1944 - 22/12/2024), Quân đội nhân dân Việt Nam đã cùng toàn Đảng, toàn dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách, lập nên những chiến công hiển hách, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xứng đáng là Quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng…

Hà Tiên hướng đến đô thị vùng biên hiện đại

Hà Tiên hướng đến đô thị vùng biên hiện đại

Nằm ở địa đầu biên giới Tây Nam Tổ quốc, thành phố Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) trên đà phát triển, hướng đến đô thị vùng biên hiện đại, thực sự là một cực tăng trưởng phía Tây của tỉnh, đô thị trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Xuân đến sớm trên các bản làng tái định cư sau lũ

Xuân đến sớm trên các bản làng tái định cư sau lũ

Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao ở vùng cao Lào Cai. Những ngày này, ngay sau khi được bàn giao nhà, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới. Dù dấu vết những tang thương do hoàn lưu bão số 3 gây ra còn hiện hữu đâu đó, song gác lại những mất mát, đau buồn sau cơn lũ dữ, trên gương mặt mỗi người dân vẫn ánh lên niềm tin vào cuộc sống tương lai cùng niềm vui, phấn chấn chuẩn bị tiễn năm cũ, đón Tết đầu tiên tại nơi ở mới, trong ngôi nhà khang trang, kiên cố hơn.

Khúc tráng ca dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc

Khúc tráng ca dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc

Hơn 50 năm trôi qua, đìa dứa Láng Sấu năm xưa đã trở thành Khu di tích lịch sử Dân công hỏa tuyến. Tuy nhiên, ký ức những tháng ngày tải lương, tải đạn của các dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc, đặc biệt là “đêm trắng ở đìa dứa” khiến 32 dân công hy sinh vẫn còn vẹn nguyên.

Thái Nguyên giữ tỷ lệ che phủ rừng trên 46%

Thái Nguyên giữ tỷ lệ che phủ rừng trên 46%

Tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu năm 2025 tiếp tục quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo quy hoạch, giữ tỷ lệ che phủ rừng trên 46%, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của từng loại rừng, nâng cao giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Thời tiết ngày và đêm 21/12/2024: Bắc Bộ có sương mù, trời rét

Thời tiết ngày và đêm 21/12/2024: Bắc Bộ có sương mù, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/12, rãnh áp thấp phía Nam có trục ở khoảng 4-7 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp lúc 1 giờ sáng có vị trí ở khoảng 3,9-4,9 độ Vĩ Bắc; 110,8-111,8 độ Kinh Đông nên ngày và đêm 21/12, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển khu vực Trường Sa) có mưa rào và dông rải rác; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.

Mòn mỏi chờ tái định cư ở dự án nghìn tỷ tại Nghệ An

Mòn mỏi chờ tái định cư ở dự án nghìn tỷ tại Nghệ An

Nằm trong diện phải di dời phục vụ xây dựng dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, thế nhưng đã 14 năm kể từ ngày khởi công, hàng chục hộ dân ở bản Bình Quang, xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An vẫn chưa được nhận tiền hỗ trợ để di dời. Cơ sở hạ tầng ở bản làng không được đầu tư, nhà cửa không được phép sửa chữa, xây dựng, các hộ dân vẫn đành phải chật vật, bám trụ trong cảnh “không điện, không đường, không trường, không trạm” chờ ngày tái định cư.

Ngành y tế Hà Tĩnh phát huy giá trị của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Ngành y tế Hà Tĩnh phát huy giá trị của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Là quê hương của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Hà Tĩnh luôn tự hào về những di sản y học cổ truyền quý báu mà Đại danh y để lại. Ngành y tế Hà Tĩnh đã không ngừng nỗ lực để kế thừa và phát huy những giá trị tinh hoa y học mà Đại danh y để lại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.

Thời tiết ngày 20/12/2024: Vùng núi Bắc Bộ rét hại, Nam Bộ nắng đẹp

Thời tiết ngày 20/12/2024: Vùng núi Bắc Bộ rét hại, Nam Bộ nắng đẹp

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 20/12, Bắc Bộ tiếp tục rét đậm, vùng núi rét hại, với nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 7-10 độ C, riêng các khu vực núi cao như Mẫu Sơn, Sa Pa có thể xuống dưới 5 độ C, nguy cơ xuất hiện sương muối. Ban ngày trời hửng nắng nhẹ nhưng vẫn duy trì cảm giác rét buốt.

Công an Sơn La đột kích kho hàng ma túy lớn trên biên giới, bắt đối tượng dùng súng chống trả

Công an Sơn La đột kích kho hàng ma túy lớn trên biên giới, bắt đối tượng dùng súng chống trả

Ngày 19/12, Công an tỉnh Sơn La thông tin: Qua nguồn tin của quần chúng nhân dân cung cấp, Công an Sơn La nắm được một nhóm đối tượng (quốc tịch Lào) nghi vấn là anh em họ hàng tập kết số lượng lớn ma túy ở khu vực biên giới xã Chiềng Khương (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) cất giấu trong rừng và cử người canh gác, rồi tìm mối tiêu thụ, thẩm lậu ma túy vào tỉnh Sơn La.

Cần giải quyết dứt điểm tình trạng "người Quảng Nam, đất Kon Tum"

Cần giải quyết dứt điểm tình trạng "người Quảng Nam, đất Kon Tum"

Những năm vừa qua, gần 240 hộ dân có hộ khẩu tại xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam sinh sống, làm ăn ở xã Đăk Nên, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã khiến lực lượng chức năng hai tỉnh gặp nhiều khó khăn trong quản lý nhân khẩu, thực hiện chính sách hỗ trợ.