Đắk Nông tập trung đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ nguồn tham gia các chương trình bồi dưỡng. Ảnh: daknong.gov.vn
Cán bộ nguồn tham gia các chương trình bồi dưỡng. Ảnh: daknong.gov.vn

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Nguyễn Bốn vừa ký kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách theo Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/1//2014 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 – 2020 (gọi tắt là Đề án 124) trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Đắk Nông tập trung đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã ảnh 1Cán bộ nguồn tham gia các chương trình bồi dưỡng. Ảnh: daknong.gov.vn

Theo đó, từ nay đến hết năm 2020, tỉnh Đắk Nông tập trung triển khai các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho công chức cấp xã; bồi dưỡng tiếng dân tộc cho công chức người Kinh đang công tác tại vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho người hoạt động không chuyên trách ở thôn, bon và các đơn vị hành chính tương đương.

Theo kế hoạch, Sở Nội vụ Đắk Nông được phân bổ gần 4,4 tỷ đồng để mở các lớp đào tạo cho khoảng 1.300 học viên, tập trung vào các nội dung về công tác quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức cấp xã; bí thư, trưởng các thôn, bon và các đơn vị hành chính tương đương; trưởng ban công tác mặt trận thôn, bon và các đơn vị hành chính tương đương. Bên cạnh đó, UBND 6 huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh (gồm huyện Tuy Đức, Cư Jút, Đắk G’Long, Krông Nô, Đắk Mil và Đắk R’Lấp) được phân bổ hơn 2 tỷ đồng để tổ chức 6 lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho gần 300 các bộ, công chức cấp xã.

Theo quyết định của UBND tỉnh Đắk Nông, 2 mục tiêu trọng tâm của chương trình là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đủ tiêu chuẩn theo quy định; đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý, và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ. Cụ thể, tỉnh xác định đến hết năm 2020, có ít nhất 95% công chức cấp xã đạt trình độ từ trung cấp trở lên; 85% cán bộ chuyên trách đạt trình độ từ trung cấp lý luận chính trị trở lên; 85% cán bộ người Kinh công tác tại các vùng dân tộc thiểu số thông thạo thứ tiếng tại địa bàn công tác; 80% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý Nhà nước, kiến thức quốc phòng – an ninh, và tin học văn phòng.

Hưng Thịnh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm