Công nhận thành phố Kon Tum là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Kon Tum

Ngày 10/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 12/QĐ-TTg công nhận thành phố Kon Tum là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Kon Tum.

Cong nhan thanh pho Kon Tum la do thi loai II truc thuoc tinh Kon Tum hinh anh 1Một góc thành phố Kon Tum. Ảnh: baokontum.com.vn

Thời gian qua, thành phố Kon Tum đã nỗ lực đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, thực hiện đồng bộ các biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đạt được những kết quả, như: Tăng trưởng kinh tế đạt 13,32%, cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp xây dựng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,33%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị là 66,75%; diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người đạt 29,07 m2/người; tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố đạt 96,3%. Các đường phố chính được chiếu sáng 100%; tỷ lệ khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng đạt 69,64%. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn trên địa bản thành phố đạt 100%; tỷ lệ người dân được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 99,2%...

Căn cứ Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, thành phố Kon Tum đạt tiêu chí đô thị loại II với hầu hết các tiêu chuẩn đã đạt hoặc vượt mức tối đa; việc công nhận thành phố Kon Tum là đô thị loại II trực thuộc tỉnh sẽ tạo động lực để thành phố phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại và một cuộc sống tốt, tiện nghi hơn cho cư dân đô thị.

 

Tin liên quan

Ấn tượng Tuần Văn hóa - Du lịch Măng Đen

Dịp đầu năm mới 2023, thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) thu hút rất đông du khách đổ về để tham quan, nghỉ dưỡng. Để chào đón du khách gần xa, huyện Kon Plông đã tổ chức chương trình Tuần Văn hóa - Du lịch Măng Đen với nhiều hoạt động ấn tượng, mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm mới mẻ, độc đáo.


Kon Tum chú trọng phát triển dược liệu

Kon Tum là tỉnh có điều kiện khí hậu, thời tiết, sinh thái, thổ nhưỡng rất thuận lợi để phát triển kinh tế về nuôi trồng, phát triển dược liệu quý có giá trị kinh tế cao. Rừng và Đất lâm nghiệp chiếm hơn 70% đất tự nhiên, là nơi dự trữ nguồn dược liệu phong phú, nơi có môi trường thuận lợi cho nhiều loài dược liệu quý phát triển đặc biệt là cây Sâm Ngọc Linh. Chính vì vậy, những năm qua, các cấp, các ngành của tỉnh Kon Tum luôn chú trọng phát triển các diện tích dược liệu, nhằm nâng cao giá trị cho ngành nông nghiệp.


Kon Tum phát triển vùng động lực kinh tế ​

Tỉnh Kon Tum có 2 vùng động lực kinh tế gồm huyện Kon Plông và thành phố Kon Tum. Đây là 2 địa phương được tỉnh xác định trung tâm, động lực để phát triển kinh tế xã hội. Thời gian qua, cả 2 đã có những cách làm, bước đi riêng để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương.


Kon Tum đẩy mạnh thu hút đầu tư

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, năm 2022, tỉnh đã thu hút được 19 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 1.655,6 tỷ đồng; trong đó, có 10 dự án tại khu công nghiệp, khu kinh tế với tổng vốn đăng ký gần 172,6 tỷ đồng, 9 dự án ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế với tổng vốn đăng ký 1.483 tỷ đồng. Đây được xem là những tín hiệu tích cực trong thu hút đầu tư tại tỉnh Kon Tum, mở ra cho tỉnh một bức tranh kinh tế khởi sắc hơn trong tương lai.


Nâng cao giá trị Sâm Ngọc linh Kon Tum

Sâm Ngọc Linh - Quốc bảo của Việt Nam có 52 hợp chất saponin, cao hơn cả những loại sâm nổi tiếng trên thế giới như sâm Hàn Quốc hay sâm Triều Tiên. Cũng chính vì sự quý hiếm nên giá thành khá cao, chưa nhiều người tiêu dùng trong nước có thể tiếp cận được loại sâm quý. Chính vì vậy, việc tạo ra các sản phẩm được chế biến từ sâm Ngọc Linh để sâm tiếp cận được mọi người dân là mục tiêu mà các doanh nghiệp trong tỉnh Kon Tum đang tập trung hướng đến. Việc ra sản phẩm được chế biến từ sâm sẽ góp phần nâng cao giá trị cho một trong những loại sâm quý nhất trên Thế giới này.



Đề xuất