Theo Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang Nguyễn Phúc Thương, năm 2025, tỉnh tiếp tục quan tâm hỗ trợ bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương.
Tuy tuổi đời còn khá trẻ nhưng nhiều nữ doanh nhân đã đưa các sản phẩm nông sản Lâm Đồng "xuất ngoại", góp phần khẳng định giá trị và thương hiệu của đặc sản địa phương trên thị trường quốc tế.
Ngày 6/11, Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các vùng - miền và công nghệ sản xuất - bảo quản - chế biến nông sản năm 2024 đã khai mạc, đón khách tham quan, mua sắm.
Ngày 25/4, tại Làng tái định cư Tu Thó, xã Tê Xăng, Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi ẩm thực quốc tế và xác lập kỷ lục Việt Nam 120 món ăn chế biến từ đẳng sâm. Đây là dịp để nâng tầm, tôn vinh cây dược liệu, bảo tồn văn hóa và tạo thêm sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Hội thi diễn ra trong 2 ngày 25-26/4.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia nông nghiệp và giới nghiên cứu, để xuất khẩu nông sản trong năm 2024 đạt giá trị cao hơn và thiết lập nhiều kỷ lục mới về kim ngạch xuất khẩu ở một số mặt hàng chủ lực, ngành hàng nông sản Việt cần tập trung đầu tư nhiều hơn về chế biến sâu nhằm nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng được chuỗi ngành hàng chuyên nghiệp và tạo ra những sản phẩm nổi trội, đem lại giá trị cao hơn.
Thức ăn thô xanh bao gồm các loại cỏ trồng và cỏ tự nhiên cho trâu bò ăn dưới dạng thu cắt hay chăn thả (gặm cỏ). Cỏ xanh là loại thức ăn gia súc ngon và phù hợp với sinh lý tiêu hoá đối với gia súc
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang, tỉnh hiện có 13 làng nghề được công nhận đang hoạt động; trong đó, có 5 làng nghề truyền thống, các làng nghề thuộc nhóm ngành nghề sản xuất như: chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản (bún, hủ tiếu, bánh phồng, bánh tráng, chế biến thủy sản), sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (chạm khắc gỗ), đan lát (bàng buông, dệt chiếu, bó chổi), sản xuất đồ gỗ (tủ thờ).
Nằm trong chuỗi sự kiện Ngày hội cua Cà Mau - lần thứ I năm 2022, chiều 25/12, tại Quảng trường Thanh Niên, Phường 5, thành phố Cà Mau đã diễn ra Cuộc thi Vua đầu bếp cua và xác lập kỷ lục 69 món ngon chế biến từ cua Cà Mau.
Tại vườn ươm quế giống rộng hàng nghìn m2 ở bản Nận Hạ, xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu của Công ty TNHH Một thành viên Hồng Vân do bà Chu Hồng Vân làm chủ có dấu hiệu núp bóng để khai thác, nghiền khoáng sản.
Vùng đất Ninh Thuận vốn sở hữu thời tiết đầy nắng và gió, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng cũng chính điều kiện thời tiết này lại tạo điều kiện thuận lợi cho cây nho phát triển. Dựa trên thế mạnh của vùng đất đối với cây nho, tỉnh Ninh Thuận đã phát huy lợi thế, sẵn sàng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nho, xây dựng thương hiệu nho Ninh Thuận để tăng cạnh tranh với các thị trường.
Thời gian vừa qua, do phía Trung Quốc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, dẫn đến tình trạng nhiều xe hàng thanh long bị tồn ứ tại các cửa khẩu; tình hình xuất khẩu nông sản gặp không ít khó khăn. Tại Bình Thuận, một lượng lớn thanh long đang vào vụ thu hoạch nhưng chưa tìm được đầu ra. Các chuyên gia cho rằng, cùng với thay đổi các tổ chức sản xuất; mở rộng thị trường thì việc tăng cường đầu tư vào chế biến, đa dạng hóa sản phẩm từ thanh long là giải pháp cần thiết để giải tỏa sức ép tiêu thụ trái tươi cũng như hướng tới phát triển lâu dài, bền vững cây thanh long.
Thanh long của tỉnh Bình Thuận trong những năm qua đã không ngừng tăng nhanh, cả diện tích và sản lượng. Tổng diện tích thanh long toàn tỉnh hiện có hơn 33.000 ha với sản lượng hàng năm khoảng 700.000 tấn.
Cùng với phát triển giống nho ăn tươi, tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh nghiên cứu, chọn tạo nhiều giống nho rượu mới có tiềm năng năng suất và chất lượng cao để đưa vào sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ ngành chế biến, nhằm tạo bước đột phá mới cho thương hiệu nho Ninh Thuận.
Ngày 28/5, UBND tỉnh Sơn La phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và các đơn vị chế biến tiêu thụ xuất khẩu tổ chức Lễ bàn giao sản phẩm xoài Sơn La theo thỏa thuận tiêu thụ cho các đơn vị chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và thương mại điện tử năm 2021.
Gia Lai là địa phương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất thuận lợi để phát triển toàn diện nền nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao gắn với chuỗi liên kết chế biến sâu. Định hướng chiến lược phát triển này đóng vai trò kinh tế chủ lực trong tương lai, vì vậy thời gian qua, tỉnh Gia Lai đã nỗ lực mời gọi đầu tư và kết quả đã có nhiều dự án nông nghiệp quy mô lớn đầu tư về địa phương.
Chiều 8/4, tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Hiệp hội Du lịch Lâm Đồng – Đà Lạt phối hợp với các đơn vị tổ chức Hội thi ẩm thực đương đại Đà Lạt và xác lập kỷ lục 100 món ăn từ rau và hoa Đà Lạt.
Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện có hơn 34.700 ha đất lâm nghiệp, chiếm khoảng 66 tổng diện tích đất tự nhiên; trong đó, rừng sản xuất trên 17.500 ha, diện tích rừng đặc dụng hơn 8.000 ha và rừng phòng hộ gần 9.200 ha.
Để giải bài toán tăng hiệu quả kinh tế từ cây nho, giảm áp lực khâu tiêu thụ trái tươi, nhiều cơ sở, doanh nghiệp sản xuất ở Ninh Thuận đang đẩy mạnh trồng, liên kết thu mua sản phẩm nho tươi với các hộ dân. Từ đó, sản xuất các dòng sản phẩm mới chế biến từ nho như: mứt nho, rượu nho, vang nho, mật nho, si rô nho, nho sấy, ô mai nho, bột nho hòa tan nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức đa dạng của khách hàng.
Những năm qua, huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) đã thực nhiều đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với chế biến (giai đoạn 2015-2020) nhằm giúp người dân giảm nghèo và phát triển rừng bền vững. Tới nay, đề án này đang mang lại hiệu quả thiết thực, đặc biệt là việc giúp nhiều người dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Ngày 9/9, Công ty cổ phần Xuất khẩu Đồng Giao tổ chức Lễ khánh thành Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai. Đây là tổ hợp nhà máy chế biến nông sản hiện đại lớn nhất khu vực Tây Nguyên, với công suất 52.000 tấn sản phẩm/năm.
Ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, với sự tác động của nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, ngành công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản đã từng bước được nâng cao năng lực. Trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nước có 11 dự án đầu tư vào chế biến sản phẩm nông nghiệp với tổng mức đầu tư trên 11.415 tỷ đồng được khởi công, khánh thành, đi vào hoạt động.
Chế biến thức ăn xanh cho gia súc gia cầm chúng ta có thể chặt cành phơi cho lá rụng, nếu trời mưa thì tuốt lá rang nóng cho khô, giả thành bột, đóng bao nilon, dự trữ nơi khô thoáng...
Ngày 8/10, tại hội thảo "Phát triển thị trường tiêu thụ thuỷ sản nội địa" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, ông Nguyễn Quốc Toản, Quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho rằng, đây là dịp để các chuyên gia, nhà quản lý đề xuất những giải pháp phát triển chế biến tiêu thụ thủy sản nội địa trong thời gian tới. Đồng thời, là cơ hội để các doanh nghiệp, nhà quản lý thay đổi lại phương thức sản xuất nhằm phục vụ cho thị trường nội địa lên tới gần 97 triệu dân.
Ngày 17/4, Công an tỉnh Đắk Nông xác nhận Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tỉnh Đắk Nông vừa phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông bắt quả tang cơ sở chế biến cà phê bẩn tại huyện Đắk R’Lấp (Đắk Nông).
Với phương pháp sản xuất rau hữu cơ thì chuyện sử dụng thuốc trừ sâu hoá học là một điều cấm kị vì những yêu cầu rất nghiêm ngặt về sự an toàn đối với môi trường và sức khoẻ con người.
Chiều 14/3, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp ông Andrew Doyle, Quốc vụ khanh về Thực phẩm, Lâm nghiệp và Trồng trọt Cộng hòa Ireland đang thăm và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 2/5, tại xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, Công ty Cổ phần Lavifood đã tổ chức lễ động thổ xây dựng Nhà máy Tanifood, với nhiều dây chuyền sản xuất các sản phẩm trái cây xuất khẩu với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.