Chăm lo sức khỏe cho người dân vùng cao

Chăm lo sức khỏe cho người dân vùng cao
Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương (Lào Cai) là bệnh viện vệ tinh tuyến huyện đầu tiên trong cả nước của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Trong ảnh: Toàn cảnh Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương. Ảnh: Hoàng Hà
Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương (Lào Cai) là bệnh viện vệ tinh tuyến huyện đầu tiên trong cả nước của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Trong ảnh: Toàn cảnh Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương. Ảnh: Hoàng Hà

Những kết quả đáng ghi nhận

Để công tác chăm sóc sức khỏe đến gần hơn với đồng bào dân tộc, tỉnh Lào Cai đã triển khai Đề án BVVT tại 4 bệnh viện: Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai (vệ tinh của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức), Bệnh viện sản Nhi (vệ tinh của Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Nhi Trung ương), Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương (vệ tinh của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) và Bệnh viện đa khoa huyện Sa Pa (vệ tinh của Bệnh viện Bạch Mai). Theo Thầy thuốc Nhân dân Nông Tiến Cương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lào Cai, BVVT là cơ hội để các bệnh viện của Lào Cai phát triển nhanh về dịch vụ kỹ thuật, nâng cao tay nghề cho đội ngũ y, bác sĩ, giúp đồng bào dân tộc không còn phải đi xa khám chữa bệnh. Nhờ đó, tỷ lệ chuyển tuyến lên các bệnh viện tuyến trung ương hàng năm giảm tới 50%.

Lớp đào tạo những kiến thức cơ bản trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung thư thường gặp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai do Bệnh viện K Trung ương chủ trì. Ảnh: Hoàng Hà
Lớp đào tạo những kiến thức cơ bản trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung thư thường gặp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai do Bệnh viện K Trung ương chủ trì. Ảnh: Hoàng Hà

Sau 6 năm triển khai Đề án BVVT, đến nay, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai đã trở thành một trong những bệnh viện tuyến tỉnh làm tốt các kỹ thuật khó về chuyên ngành ngoại ở khu vực miền núi phía Bắc. Với sự giúp đỡ của các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương đã làm chủ nhiều phương pháp điều trị kỹ thuật cao như: Phẫu thuật nội khớp, chẩn đoán và điều trị một số bệnh tim bẩm sinh… Chị Giàng Thị Qua, người dân tộc Mông ở xã Nấm Lư, huyện Mường Khương hiện đang điều trị bệnh tiêu hóa tại Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương chia sẻ: “Tôi vui lắm! Từ khi bệnh viện huyện có máy móc hiện đại, có bác sĩ tuyến trung ương về khám, tôi và mọi người trong xã không còn phải sang bên kia biên giới chữa bệnh như trước”.

Các bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội thăm khám, chữa bệnh và chuyển giao công nghệ máy hỗ trợ thở tại Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương (Lào Cai). Ảnh: Hoàng Hà
Các bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội thăm khám, chữa bệnh và chuyển giao công nghệ máy hỗ trợ thở tại Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương (Lào Cai). Ảnh: Hoàng Hà


Khám chữa bệnh cho bệnh nhân nhi người Mông tại Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương (Lào Cai). Ảnh: Hoàng Hà
Khám chữa bệnh cho bệnh nhân nhi người Mông tại Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương (Lào Cai). Ảnh: Hoàng Hà

Là tỉnh có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, Thái Nguyên hiện có 3 BVVT: Bệnh viện A (vệ tinh của Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Nhi Trung ương), Bệnh viện C (vệ tinh của Bệnh viện Tim Hà Nội), Bệnh viện Gang thép (vệ tinh của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới và Bệnh viện Bạch Mai). Từng là bệnh viện có tỷ lệ chuyển tuyến cao, Bệnh viện A Thái Nguyên giờ đây có thể thực hiện các ca khó của chuyên ngành sản - nhi, hàng ngày đón tiếp rất đông bệnh nhân đến từ các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Tuyên Quang… Đây là một trong số ít bệnh viện ở phía Bắc tiếp nhận và thực hiện thành công công nghệ thụ tinh nhân tạo, đã có 400 em bé ra đời bằng phương pháp này. Bác sĩ Hà Hải Bằng, Phó Giám đốc Bệnh viện A Thái Nguyên tự hào chia sẻ: “Sau khi tập trung phát triển chuyên sâu ngành sản - nhi theo Đề án, giờ đây bệnh viện có thể điều trị tất cả các ca bệnh nặng, nuôi thành công những em bé sinh non chỉ nặng từ 700 gram”.

Với vai trò là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Phụ sản và Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện A Thái Nguyên đang tiếp tục phát triển các kỹ thuật chuyên khoa Sản, Nhi. Ảnh: Hoàng Hà
Với vai trò là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Phụ sản và Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện A Thái Nguyên đang tiếp tục phát triển các kỹ thuật chuyên khoa Sản, Nhi. Ảnh: Hoàng Hà


Hiệu quả của bệnh viện vệ tinh giúp bệnh nhân được hưởng dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại quê hương mình mà không phải chuyển tuyến, giúp giảm thiểu các bất tiện và tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Trong ảnh: Mổ nội soi niệu đạo tán sỏi thận laser ở Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên. Ảnh: Hoàng Hà
Hiệu quả của bệnh viện vệ tinh giúp bệnh nhân được hưởng dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại quê hương mình mà không phải chuyển tuyến, giúp giảm thiểu các bất tiện và tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Trong ảnh: Mổ nội soi niệu đạo tán sỏi thận laser ở Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên. Ảnh: Hoàng Hà

Chiến lược đào tạo nhân lực y tế

Nhằm đảm bảo cung cấp 90% nguồn nhân lực cho bệnh viện các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, nhiều năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nhân lực y tế. Các chính sách đồng bộ và phù hợp đã được tỉnh triển khai như: Tăng chỉ tiêu cho các trường y dược, đầu tư cơ sở hạ tầng, mở thêm nhiều mã ngành đào tạo; miễn giảm học phí, cấp lương tháng cho các sinh viên y khoa, đặc biệt là sinh viên người dân tộc thiểu số.

Tỉnh Thái Nguyên được xem là “cái nôi” đào tạo cán bộ y tế của khu vực với Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên. Ảnh: Hoàng Hà
Tỉnh Thái Nguyên được xem là “cái nôi” đào tạo cán bộ y tế của khu vực với Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên. Ảnh: Hoàng Hà

Thái Nguyên đang đóng vai trò trung tâm đào tạo cán bộ y tế của khu vực với Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên. Bên cạnh đó, Thái Nguyên cũng đặc biệt chú trọng công tác đào tạo tại chỗ cho cán bộ y tế cấp huyện, xã. Sau khi được đào tạo, các cán bộ y tế có thể làm chủ được những kỹ thuật cơ bản như: Siêu âm, điện tim, hồi sức cấp cứu, chạy thận nhân tạo..., góp phần không nhỏ vào việc chăm sóc sức khỏe đồng bào dân tộc ở các xã vùng sâu, vùng xa.

Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên là nơi thực hiện Đề án 1816 của nhiều bệnh viện tuyến Trung ương như: Trung ương Quân đội 108, Việt Đức, Huyết học và truyền máu Trung ương... Đây là điều kiện thuận lợi trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho Bệnh viện. Ảnh: Hoàng Hà
Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên là nơi thực hiện Đề án 1816 của nhiều bệnh viện tuyến Trung ương như: Trung ương Quân đội 108, Việt Đức, Huyết học và truyền máu Trung ương... Đây là điều kiện thuận lợi trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho Bệnh viện. Ảnh: Hoàng Hà

Đồng bào dân tộc giờ đã tin tưởng thực hiện một số kỹ thuật cao tại các bệnh viện tuyến tỉnh. Ảnh: Hoàng Hà
Đồng bào dân tộc giờ đã tin tưởng thực hiện một số kỹ thuật cao tại các bệnh viện tuyến tỉnh. Ảnh: Hoàng Hà
Từ hướng đi đúng, các BVVT đang dần trở thành những "cánh tay nối dài” cho các bệnh viện tuyến trung ương. Quan trọng hơn, nó giúp đồng bào vùng cao có điều kiện khám chữa bệnh chất lượng cao, giảm thiểu chi phí đi lại, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
 
Hoàng Hà  - Anh Đào
Báo in tháng 9/2019

Có thể bạn quan tâm