Tổng quan vùng trung du và miền núi phía Bắc

Tổng quan vùng trung du và miền núi phía Bắc
Vùng trung du miền núi phía Bắc, trước năm 1954 còn gọi là Trung du và thượng du là khu vực sơn địa và bán sơn địa ở miền Bắc Việt Nam.
Xét về mặt hành chính, vùng này bao gồm 14 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Trung tâm vùng là thành phố Thái Nguyên. Đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta 100.965 km2, chiếm khoảng 28,6% diện tích cả nước.
Tổng quan vùng trung du và miền núi phía Bắc ảnh 1
Bản đồ vùng Trung du và miền núi phía Bắc
1. Vị trí địa lý           Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.           Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, phía đông giáp Vinh Bắc Bộ. Việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải sẽ giúp cho việc thông thương trao đổi hàng hóa dễ dàng với các vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung Bộ, cũng như giúp cho việc phát triển nền kinh tế mở.           Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, với thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Địa hình:           - Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi Đông Bắc.           - Tây Bắc là một vùng gồm chủ yếu là núi trung bình và núi cao. Đây là nơi có địa hình cao nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam. Các dạng địa hình phổ biến ở đây là các dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình. Dãy núi cao và đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao trên 2500m, đỉnh núi cao nhất là Fansipan (3143m).            - Vùng đồi núi Đông Bắc gồm chủ yếu là núi trung bình và núi thấp. Khối núi thượng nguồn sông Chảy có nhiều đỉnh cao trên dưới 2000m là khu vực cao nhất của vùng. Từ khối núi này ra tới biển là các dãy núi hình cánh cung thấp dần về phía biển. Có bốn cánh cung lớn là cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều.           - Chuyển tiếp từ vùng núi Đông Bắc tới đồng bằng sông Hồng, từ Vĩnh Phú đến Quảng Ninh là những dải đồi với đỉnh tròn, sườn thoải. Đây là vùng trung du điển hình của nước ta, ranh giới rất khó xác định.
Tổng quan vùng trung du và miền núi phía Bắc ảnh 2
Ruộng bậc thang, miền núi phía Bắc
          Khí hậu:           - Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa. Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt: Mùa hè gió mùa Tây Nam nóng khô, mưa nhiều, mùa đông gió mùa Đông Bắc lạnh, khô, ít mưa. Chế độ gió tạo ra thời tiết có phần khắc nghiệt, gây nên khô nóng, hạn hán, sương muối gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.  Tài nguyên khoáng sản:           - Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì – kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa … Tuy nhiên, việc khai thác đa số các mỏ đòi hỏi phải có phương tiện hiện đại và chi phí cao.               + Than: các mỏ Uông Bí, Đèo Nai, Cọc Sáu (Quảng Ninh).               + Đồng - niken: Sơn La.               + Đất hiếm: Lai Châu.               + Sắt: Yên Bái.               + Thiếc và bôxit: Cao Bằng.               + Kẽm - chì: Chợ Đồn (Bắc Kạn).               + Đồng - vàng: Lào Cai.               + Thiếc: Tĩnh Túc (Cao Bằng), Tuyên Quang.               + Apatit: Lào Cai.               + Sắt: Thái Nguyên.               + Đồng: Vạn Sài - Suối Chát.               + Nước khoáng: Kim Bôi (Hòa Bình), Phong Thổ, Tuần Giáo (Lai Châu), Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Sông Mã (Sơn La).           - Vùng than Quảng Ninh là trung tâm than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/năm. Nguồn than khai thác được chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và để xuất khẩu. Trong vùng có nhà máy nhiệt điện Uông Bí và Uông Bí mở rộng (Quảng Ninh) tổng công suất 450 MW, Cao Ngạn (Thái Nguyên) 116 MW, Na Dương (Lạng Sơn) 110 MW. Trong kế hoạch sẽ xây dựng nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả (Quảng Ninh) công suất 600 MW.           - Tây Bắc có một số mỏ khá lớn như mỏ quặng đồng – niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu). Ở Đông Bắc có nhiều mỏ kim loại, đáng kể hơn là mỏ sắt (Yên Bái), thiếc và bôxit (Cao Bằng), Kẽm – chì (Chợ Điền - Bắc Kạn), đồng – vàng (Lào Cai), thiếc ở Tỉnh Túc (Cao Bằng). Mỗi năm vùng sản xuất khoản 1.000 tấn thiếc.           - Các khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatit (Lào Cai). Mỗi năm hai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân. Tài nguyên nước:           - Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng (11 triệu kWW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kWW. Nguồn thủy năng lớn này đã và đang được khai thác. Nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (110 MW). Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1.920 MW). Hiện nay, đang triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà (2.400 MW), thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm (300 MW). Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên các phụ lưu của các sông. Việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào. Nhưng với những công trình kỹ thuật lớn như thế, cần chú ý đến những thay đổi không nhỏ của môi trường. Tài nguyên đất:           - Trung du và miền núi Bắc Bộ có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du). Đất phù sa có ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh...

3. Hệ thống hạ tầng

Hệ thống đường ô tô bao gồm các tuyến quốc lộ Quốc lộ 2 dài 312 km chạy từ Hà Nội - Việt Trì - Phú Thọ - Tuyên Quang - Mèo Vạc, đi qua các thành phố công nghiệp và địa bàn giàu khoáng sản, lâm sản và vùng chăn nuôi gia súc lớn; Quốc lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn- Cao Bằng - Thuỷ Khẩu dài 382 km nối liền vùng kim loại màu với Thái nguyên và Hà Nội; Quốc lộ 18 (ngang) Bắc Ninh - Uông Bí - Đông Triều - Móng Cái đi qua vùng sản xuất than đá và điện lực của vùng; Quốc lộ 4 (ngang) từ Mũi Ngọc - Móng Cái - Lạng Sơn - Cao Bằng - Đồng Văn đi qua vùng cây ăn quả, và nối liền với cửa khẩu Việt Trung...; Đường 3A(13A) từ Lạng Sơn- Bắc Sơn- Thái Nguyên- Tuyên Quang - Yên Bái gặp đường số 2 có ý nghĩa về mặt kinh tế vùng trung du và quốc phòng; Quốc lộ 6 Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La - Lai Châu dài 425 km; quốc lộ 37 chạy từ Chí Linh (Hải Dương) đi Sơn La dài 422 km. Quốc lộ 4D chạy dọc tuyến biên giới phía Bắc nối với Sapa Lào Cai;...

Hệ thống đường sắt Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng dài 123 km nối với ga Bằng Tường (Trung Quốc). Đây là tuyến đường sắt quan trọng trong việc tạo ra các mối liên hệ qua một số khu vực kinh tế và quốc phòng xung yếu Bắc Giang- Chi lăng - Lạng Sơn; Tuyến Hà Nội - Việt Trì - Yên bái - Lào Cai; Tuyến đường sắt Hà Nội - Quan Triều nối liền Hà Nội với nhiều cụm công nghiệp cơ khí, luyện kim quan trọng như Đông Anh, Gò Đầm, Uông Bí.

Tổng quan vùng trung du và miền núi phía Bắc ảnh 3
Thủy điện Hòa Bình cung cấp điện chủ yếu cho mạng điện lưới Quốc gia.
Theo ptit.edu.vn 

Có thể bạn quan tâm