Biến đất bạc màu thành vùng cây ăn quả trù phú

Biến đất bạc màu thành vùng cây ăn quả trù phú

Nhờ sự cần cù, chăm chỉ và có hướng đi đúng đắn, nhiều nông dân ở xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã biến vùng đất khô cằn, đồi dốc trở thành vùng cây ăn quả "hái" ra tiền, phủ một màu xanh trên đất nông nghiệp kém hiệu quả.

Thu hoạch xoài cát Hòa Lộc. Ảnh: Đình Hụê -TTXVN

Mở rộng vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản có lợi thế cạnh tranh

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, để phát huy tiềm năng kinh tế vườn trong tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo nguồn nông sản có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu, địa phương đã mở rộng diện tích vườn cây ăn quả lên gần 84.200 ha với nhiều chủng loại đặc sản có lợi thế cạnh tranh như: sầu riêng, thanh long, xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh…

Nhà vườn Bến Tre dồn lực phục hồi vườn cây ăn trái sau hạn mặn

Nhà vườn Bến Tre dồn lực phục hồi vườn cây ăn trái sau hạn mặn

Sau thời gian hạn mặn gây ảnh hưởng đến vườn cây ăn quả, hiện nay, mùa mưa đang bắt đầu, nhà vườn tại Bến Tre đang tập trung các biện pháp chăm sóc vườn cây. Qua đó, giúp cây nhanh chóng phục hồi, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt cho trái hiệu quả vào vụ trái tiếp theo.

Trồng dưa hấu vụ Đông Xuân ở xã ven biển Tân Thành (Gò Công Đông). Ảnh: Minh Trí - TTXVN

Tiền Giang: Bảo vệ vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản trước hạn mặn

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, trước tình hình thời tiết, thủy văn đang diễn biến phức tạp trong mùa khô 2023 – 2024, dự báo triều cường và mặn sẽ xâm nhập sâu về phía thượng lưu sông Tiền trong tháng 3 và tháng 4 tới, Tiền Giang chủ động đề ra nhiều giải pháp tích cực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, bảo vệ các vùng trồng chuyên canh cây ăn quả đặc sản. Đồng thời, tích cực hỗ trợ nông dân địa phương ứng phó, chăm sóc phục hồi vườn cây ăn quả trước, trong và sau thu hoạch.

Vườn ươm giống của Công ty cổ phần chanh leo Nafoods Gia Lai (Công ty cổ phần Nafoods Group) được đồng bào sử dụng rất nhiều vì giống đạt chuẩn. Ảnh: Hồng Điệp

Gia Lai tạo sức bật sản xuất rau, hoa và cây ăn quả

Trong tiết trời ngày xuân, Gia Lai như bừng lên sức sống mới với sắc màu rực rỡ của những vườn hoa ly, hoa cúc, hoa hồng; màu xanh mơn mởn của những ruộng rau, vườn cây ăn quả. Để đạt được kết quả đó, không thể không nhắc đến Nghị quyết số 10 về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả đến năm 2023 và định hướng đến năm 2040 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai…

Hiệu quả từ mô hình tưới phun tự động cho cây ăn quả

Hiệu quả từ mô hình tưới phun tự động cho cây ăn quả

Tỉnh Hưng Yên hiện có nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như nhà kính có hệ thống điều chỉnh tự động, thiết bị cảm biến, camera theo dõi quá trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, giúp người nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Trong số đó, mô hình tưới phun tự động cho cây ăn quả là ví dụ điển hình cho sự hiệu quả đó.
Du khách trải nghiệm hoạt động tự bơi xuồng trên sông trong Nông trại dê sữa du lịch Đông Nghi. Ảnh: Minh Hưng – TTXVN

Du lịch nông nghiệp Tiền Giang hấp dẫn du khách

Nằm ở khu vực sông Tiền, Tiền Giang là tỉnh có nhiều ưu thế phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông thôn nhờ mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đa dạng về tiểu vùng sinh thái: ngọt, lợ, mặn; trên 80.000 ha vườn trồng cây ăn quả đặc sản, nhiều di tích, danh lam thắng cảnh hấp dẫn du khách.
Kon Tum định hình phát triển cây ăn quả

Kon Tum định hình phát triển cây ăn quả

Theo thống kê của ngành nông nghiệp Kon Tum, toàn tỉnh hiện có trên 9.400 ha cây ăn quả; trong đó, một số loại cây có diện tích lớn như sầu riêng gần 1.600 ha, mít 929,8 ha, bơ 576,6 ha, cây có múi 1.087,8 ha, chanh dây 507,8 ha... Để phát triển bền vững, tránh tình trạng người dân trồng ồ ạt, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị xuất khẩu cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cây ăn quả Kon Tum, ngành nông nghiệp địa phương đang đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng.
Tuyên Quang phát triển các loại cây ăn quả chủ lực, đặc sản

Tuyên Quang phát triển các loại cây ăn quả chủ lực, đặc sản

Nhằm phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao theo hướng tập trung, bền vững ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện phát triển các loại cây ăn quả chủ lực và cây ăn quả đặc sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao đến năm 2025 và 2030.
Mỗi năm, Công ty Y học cổ truyền và Đông dược Thế Gia (Văn Chấn) bao tiêu trên 500 tấn quả Sơn tra cho hàng trăm hộ dân tại xã Nậm Búng, huyện Mù Cang Chải thông qua liên kết hợp tác đầu tư. Ảnh: Tiến Khánh - TTXVN

Khơi dậy tiềm năng cây ăn quả tại Yên Bái

Yên Bái được đánh giá là tỉnh miền núi có tiềm năng lớn phát triển cây ăn quả. Nhiều chính sách hỗ trợ được thực thi cùng cơ chế liên kết hợp tác đầu tư, tiêu thụ sản phẩm đang từng bước làm thay đổi tập quán canh tác, nâng cao năng suất, chất lượng trái cây theo hướng sản xuất hữu cơ, mang lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.
Người dân tại bản Nà Mòn, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp (Sơn La) thu hoạch cam. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

Hiệu quả vượt trội từ cây ăn quả có múi ở Sơn La

Phát triển kinh tế và làm giàu từ cây ăn quả có múi đã không còn là điều hiếm thấy tại nhiều địa phương ở tỉnh Sơn La. Cây ăn quả có múi đã mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân ở các bản làng vùng cao, biên giới. Từ đó, giúp họ xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Đoàn cán bộ Hội đồng xúc tiến Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản thăm Trang trại trồng nhãn chín muộn của hộ gia đình ông Trần Văn Bảy - Phó Chủ tịch Hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Hà Nội hình thành 14 vùng sản xuất cây ăn quả có giá trị kinh tế

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Hà Nội hiện xây dựng được 14 vùng sản xuất cây ăn quả giá trị kinh tế, diện tích 15.500ha, tập trung ở các huyện Đan Phượng, Chương Mỹ, Phúc Thọ… với các loại cây chủ lực là bưởi, chuối, nhãn… cho thu nhập 300 - 800 triệu đồng/ha.
Khánh Sơn - Miền cây trái ngọt

Khánh Sơn - Miền cây trái ngọt

Khánh Sơn là huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, nơi đây có khí hậu mát mẻ, ôn hòa, đất đai thích hợp với các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, bưởi da xanh, măng cụt, mía tím, mít nghệ. Diện mạo của huyện miền núi này dần thay đổi khi người dân lựa chọn và phát triển đúng định hướng với những cây ăn quả có giá trị cao nói trên.
Hướng đi mới cho phát triển cây ăn quả

Hướng đi mới cho phát triển cây ăn quả

Nhận thấy tiềm năng trong phát triển cây ăn quả, huyện nghèo 30a Kông Chro, tỉnh Gia Lai đã tập trung xây dựng nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo của địa phương.
Huyện Thạch Thất (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển cây ăn quả; khuyến khích nông dân duy trì, phát triển các mô hình nông nghiệp hữu cơ, sản xuất nông sản an toàn.

Thạch Thất phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững

Theo số liệu của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, huyện Thạch Thất hiện có gần 480ha diện tích cây ăn quả với khoảng 300ha bưởi và các loại cây ăn quả có tiềm năng và lợi thế như chuối tiêu hồng, thanh long ruột đỏ…
Trái phúc bồn tử khi chín sẽ chuyển sang màu tím đen. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây phúc bồn tử đen

Phúc bồn tử đen một loại cây ăn quả được xem là khá mới lạ ở "xứ nắng" Ninh Thuận được anh Nguyễn Văn Trinh (phường Văn Hải, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm) tiên phong đưa về trồng, bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế khá rõ nét.
Vườn mít Thái gần 3 năm tuổi của gia đình anh Đào Huy Lực, xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ được chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả. Ảnh: Thanh Liêm - TTXVN

Quả ngọt từ chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái ở Cần Thơ

Những năm gần đây, tại nhiều quận, huyện khu vực ngoại thành của Cần Thơ như: Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ, Ô Môn, Thốt Nốt..., đời sống người dân có nhiều thay đổi theo hướng khá giàu lên nhờ chuyển sang trồng cây ăn trái trên nền đất lúa ít hiệu quả. Các loại cây trồng được nông dân chọn chuyển đổi nhiều trong các năm qua là sầu riêng, mít, vú sữa, nhãn, xoài. Tuy hầu hết sản phẩm mới chỉ được bán ở dạng trái tươi nhưng theo các nhà vườn, hiệu quả kinh tế cây ăn trái đem lại vẫn cao hơn so với trồng lúa.
Chăm sóc thanh long tại xã Tân Bình Thạnh, huyện Chợ Gạo. Ảnh: Minh Trí-TTXVN

Tiền Giang phát triển, mở rộng vườn cây ăn quả đặc sản ven biển

Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Quí, địa phương đang tích cực khuyến khích nông dân các xã ven biển Gò Công chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai theo hướng phát huy tiềm năng đất đai, lao động; mở rộng diện tích cây trồng đặc sản chủ lực có giá trị kinh tế cao, phù hợp thổ nhưỡng đất đai nơi đây như: sơ ri, thanh long, cây có múi,…
Thành viên Hợp tác xã nông nghiệp an toàn Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La thu hoạch xoài để phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN

Gia tăng giá trị cho sản phẩm xoài Yên Châu

Cây xoài đã gắn bó với người dân Yên Châu, tỉnh Sơn La từ xa xưa. Những năm gần đây, khi đã khẳng định được thương hiệu và xuất khẩu sang thị trường Australia, Mỹ, Anh, Trung Quốc, cây xoài trở thành cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập cao cho người dân.
Xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) có giống quýt bản địa thơm ngon nhất tỉnh Bắc Kạn với đặc tính quả vàng óng, vỏ mỏng, mọng nước và vị ngọt. Ảnh: An Thành Đạt

Quang Thuận giảm nghèo nhờ trồng quýt bản địa

Quýt bản địa là cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cho đồng bào dân tộc ở xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn). Nhận thức được giá trị của loại cây ăn quả này, nhiều hộ đồng bào Tày, Nùng, Dao nơi đây đã mạnh dạn cải tạo đất đồi để trồng quýt bản địa, mỗi năm cho thu nhập hàng chục triệu đồng/ha.
Cán bộ khuyến nông kiểm tra và hướng dẫn người dân cách chăm sóc cây ăn quả. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN

Xây dựng Mường Ảng thành vùng chuyên canh cây ăn quả

Với điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng và tài nguyên đất, huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên) đang tích cực chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả và đất trống, đồi trọc sang phát triển trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Với mục tiêu xây dựng Mường Ảng trở thành vùng chuyên canh trồng cây ăn quả trọng điểm của tỉnh Điện Biên, việc tập trung phát triển cây ăn quả kỳ vọng sẽ bà con nơi đây xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Chanh leo là một trong những cây trồng hiệu quả trên đất dốc và cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh Sơn La. Ảnh: Nguyễn Cường - TTXVN

Nông nghiệp Sơn La khởi sắc từ chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIV đã đề ra các chương trình hành động trọng tâm với đầy đủ các lĩnh vực; trong đó, nhiều nội dung của nghị quyết đã thực sự tạo nên đổi thay lớn cho đồng bào các dân tộc ở Sơn La. Nổi bật, 5 năm qua, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn tỉnh Sơn La đã giảm từ 34,44% (năm 2015) xuống còn 18,62% (năm 2020), bình quân giảm trên 3%/năm, trong đó có đóng góp không nhỏ từ chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc và đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nông sản.