Nam Đông phát triển cây ăn quả gắn liền với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Huyện Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) xác định dứa là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế vườn đồi. Ảnh: Tường Vy
Huyện Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) xác định dứa là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế vườn đồi. Ảnh: Tường Vy

Những năm gần đây, biết tận dụng địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển kinh tế vườn đồi với các loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, đời sống của đồng bào các dân tộc ở huyện miền núi Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) đã được cải thiện đáng kể...

Nam Đông phát triển cây ăn quả gắn liền với liên kết tiêu thụ sản phẩm ảnh 1Huyện Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) xác định dứa là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế vườn đồi. Ảnh: Tường Vy

Nhắc đến cây ăn quả tại huyện Nam Đông, trước hết phải kể đến cây cam. Nam Đông hiện có hơn 200 ha cam, tập trung ở các xã Hương Phú, Hương Xuân, Hương Lộc, Thượng Quảng, trong đó có khoảng 110 ha đang cho thu hoạch với sản lượng khoảng 1.100 tấn/năm. Sản xuất theo quy trình VietGAP, quản lý chặt chẽ từ khâu sản xuất giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản đến phân phối và tiêu thụ sản phẩm nên cam Nam Đông luôn có chất lượng vượt trội, được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận "Nhãn hiệu tập thể cam Nam Đông".

Nam Đông phát triển cây ăn quả gắn liền với liên kết tiêu thụ sản phẩm ảnh 2Cán bộ ngành nông nghiệp huyện Nam Đông trao đổi kinh nghiệm trồng cam với người dân trong huyện. Ảnh: Tường Vy
Nam Đông phát triển cây ăn quả gắn liền với liên kết tiêu thụ sản phẩm ảnh 3Trái cây Nam Đông được bày bán tại nhiều siêu thị trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Tường Vy

Bên cạnh cây cam, Nam Đông chú trọng phát triển cây chuối, cây dứa. Sau nhiều năm triển khai và mở rộng quy mô, toàn huyện đã có 199 ha chuối đặc sản và khoảng 50 ha dứa. Nhờ triển khai theo mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm nên chuối và dứa Nam Đông luôn được người tiêu dùng ưa chuộng, giúp đồng bào các dân tộc trên địa bàn nâng cao thu nhập.

Nam Đông phát triển cây ăn quả gắn liền với liên kết tiêu thụ sản phẩm ảnh 4Sau nhiều năm triển khai và mở rộng quy mô, huyện Nam Đông có 199 ha chuối đặc sản. Ảnh: Tường Vy
Nam Đông phát triển cây ăn quả gắn liền với liên kết tiêu thụ sản phẩm ảnh 5Dán tem truy xuất nguồn gốc cam Nam Đông. Ảnh: Tường Vy

Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với phát triển thương hiệu nông sản của địa phương, Nam Đông đang rà soát các sản phẩm chủ lực, mang đặc trưng địa phương để ưu tiên hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, đồng bào chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm thông qua mạng xã hội, bán hàng online…

Nam Đông phát triển cây ăn quả gắn liền với liên kết tiêu thụ sản phẩm ảnh 6Hộ gia đình anh Phạm Gia Bảo ở xã Hương Xuân, huyện Nam Đông trồng cam cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Tường Vy
Nam Đông phát triển cây ăn quả gắn liền với liên kết tiêu thụ sản phẩm ảnh 7Các loại quả chủ lực của Nam Đông như cam, chuối, dứa luôn được người tiêu dùng ưa chuộng, giúp người trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện nâng cao thu nhập. Ảnh: Tường Vy
Nam Đông phát triển cây ăn quả gắn liền với liên kết tiêu thụ sản phẩm ảnh 8Giống dứa Kaien trồng ở huyện Nam Đông khi chín trọng lượng có thể đạt tới 4 - 5 kg/quả, vị lại ngọt thanh, nhiều nước. Ảnh: Tường Vy

Theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, Nam Đông đang đẩy mạnh quy hoạch vùng sản xuất theo quy mô tập trung gắn với bảo quản, chế biến; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Với tổng kinh phí 144 tỷ đồng, Nam Đông sẽ mở rộng diện tích cam và cây ăn quả có múi lên 500 - 550 ha, 230 - 250 ha chuối, 250 - 300 ha dứa... Nam Đông phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 420 tỷ đồng, giá trị thu nhập đạt trên 80 triệu đồng/ha.

Đỗ Trưởng – Tường Vy

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm