Đồng bào dân tộc Mông giới thiệu nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải tại Làng Văn hóa. Ảnh: Nam Sương |
Các hoạt động với sự tham gia của gần 100 đồng bào của 14 dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng là dân tộc Mông (Hà Giang), dân tộc Khơ Mú (Điện Biên), dân tộc Thái (Sơn La), dân tộc Tày (Thái Nguyên), dân tộc Mường (Hòa Bình), dân tộc Dao ( Hà Nội), dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu (Thừa Thiên Huế), dân tộc Xơ Đăng (Kon Tum), dân tộc Raglai (Ninh Thuận), dân tộc Ê Đê (Đắk Lắk), dân tộc Bahnar (Gia Lai), dân tộc Khmer (Sóc Trăng), dân tộc Nùng (Lạng Sơn) cùng sự tham gia của Nhà hát Tuồng Việt Nam; Nhà hát Chèo Việt Nam.
Hoạt động chuyên đề điểm nhấn “Xuân sum họp” sẽ Tái hiện Lễ dâng sao giải hạn của đồng bào dân tộc Nùng ở tỉnh Lạng Sơn. Lễ cúng giải hạn đầu năm nhằm xua đuổi đi cái xấu, cầu mong năm mới an lành, mọi việc hanh thông, thuận lợi. Giải hạn là một nét tín ngưỡng độc đáo tồn tài lâu đời vừa đặc sắc về hình thức lại vừa chứa đựng những giá trị tâm linh đặc biệt.
Chương trình giới thiệu nghi thức “Lẩu Then” và khúc hát ngày Xuân: Hát then không những là loại hình văn hoá, văn nghệ đặc sắc mà còn gắn một phần tâm linh trong đời sống xã hội. Hát Then luôn có sức sống mãnh liệt trong đời sống nhân dân, là niềm tự hào đối với người dân tộc Tày, Nùng…
Hoạt động chuyên đề điểm nhấn “Xuân sum họp” sẽ Tái hiện Lễ dâng sao giải hạn của đồng bào dân tộc Nùng ở tỉnh Lạng Sơn. Lễ cúng giải hạn đầu năm nhằm xua đuổi đi cái xấu, cầu mong năm mới an lành, mọi việc hanh thông, thuận lợi. Giải hạn là một nét tín ngưỡng độc đáo tồn tài lâu đời vừa đặc sắc về hình thức lại vừa chứa đựng những giá trị tâm linh đặc biệt.
Chương trình giới thiệu nghi thức “Lẩu Then” và khúc hát ngày Xuân: Hát then không những là loại hình văn hoá, văn nghệ đặc sắc mà còn gắn một phần tâm linh trong đời sống xã hội. Hát Then luôn có sức sống mãnh liệt trong đời sống nhân dân, là niềm tự hào đối với người dân tộc Tày, Nùng…
Đồng bào dân tộc Thái hiện Lễ Xăng Khan - lễ hội truyền thống của dân tộc mình tại không gian Làng Văn hóa. Ảnh: Nam Sương |
Tại các làng dân tộc sẽ thực hiện trang trí không gian bên ngoài và bên trong nhà để chuẩn bị đón Tết cổ truyền. Bên trong nhà: Bày mâm ngũ quả, cành đào, treo ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc và trang trí không gian nhà theo đúng phong tục ngày tết của các dân tộc. Bên ngoài: trang trí cổng, không gian xung quanh, lối đi vào và không gian tổ chức trò chơi dân gian, trang trí tiểu cảnh điểm nhấn, đặc biệt làm nổi bật không khí đón mừng năm mới của các làng dân tộc Tây Bắc (dân tộc Mường, Thái, Mông, Dao, Tày, Nùng, Khơ Mú).
Vào các dịp cuối tuần, tại không gian Làng diễn ra các chương trình biểu diễn nghệ thuật “ Muà xuân đi hội” của Nhà hát Tuồng Việt Nam; Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Xuân sum họp” của Nhà hát Chèo Việt Nam và đặc biệt trưng bày ảnh với chủ đề “Lễ hội truyền thống tại Ngôi nhà chung”, giới thiệu khoảng 40 bức ảnh giới thiệu các hoạt động lễ hội được bố trí theo các cụm, vùng miền để thấy được những hoạt động cũng như sắc màu văn hóa đã được các cộng đồng tái hiện tại Làng nhất là các lễ hội đón Tết vui Xuân của đồng bào.
Bên cạnh đó là các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, chương trình du lịch... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của 14 đồng bào dân tộc đang hoạt động hàng ngày cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Hoàng Hải