Bước chuyển cho xuất khẩu nông sản chủ lực của Hà Nội

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh Bùi Thị Hạnh Hiếu (áo sẫm, hàng đầu, bên trái) giới thiệu sản phẩm lúa gạo hữu cơ Đồng Phú hướng đến xuất khẩu sang thị trường Mỹ với đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông t
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh Bùi Thị Hạnh Hiếu (áo sẫm, hàng đầu, bên trái) giới thiệu sản phẩm lúa gạo hữu cơ Đồng Phú hướng đến xuất khẩu sang thị trường Mỹ với đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông t

Thời gian qua, để phát huy tiềm năng địa phương, Hà Nội đã giao cho các quận, huyện trên địa bàn thành phố hình thành, phát triển các chuỗi nông sản chủ lực như lúa gao, rau màu, hoa, bưởi, dược liệu… Đây là cơ hội để sản phẩm nông nghiệp Thủ đô khẳng định thương hiệu, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân nông thôn…

Bước chuyển cho xuất khẩu nông sản chủ lực của Hà Nội  ảnh 1Tổng Giám đốc Công ty cổ phần kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh Bùi Thị Hạnh Hiếu (áo sẫm, hàng đầu, bên trái) giới thiệu sản phẩm lúa gạo hữu cơ Đồng Phú hướng đến xuất khẩu sang thị trường Mỹ với đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà Nội.

Ngành Nông nghiệp Hà Nội thời gian qua luôn chú trọng phát triển chuỗi liên kết, xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản chủ lực. Một trong những chuỗi nông sản điển hình của ngành Nông nghiệp Hà Nội là lúa gạo. Hiện nay, Hà Nội đã xây dựng được 3 nhãn hiệu tập thể gạo Japonica và gạo chất lượng cao, đó là: “Gạo hữu cơ Japonica Nam Phương Tiến - Chương Mỹ”, “Gạo Japonica Mỹ Thành - Mỹ Đức” và “Gạo chất lượng cao Bình Minh - Thanh Oai”.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội cho biết, thành phố đã xây dựng và duy trì 2 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa, gạo Japonica thông qua phát triển chuỗi giá trị giữa Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú (huyện Chương Mỹ) và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu GreenPath Việt Nam, Công ty cổ phần kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đã xây dựng được 11 chuỗi giá trị về chăn nuôi thông qua các hợp tác xã, cung cấp cho thị trường mỗi ngày 15 tấn thịt lợn, 7 tấn thịt gia cầm, trên 100.000 quả trứng, hơn 100 tấn sữa tươi, khoảng 1 tấn thịt bò.

Ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức (huyện Gia Lâm) thông tin, xã Văn Đức hiện có 220 ha rau an toàn, trong đó 26,9 ha sản xuất theo quy trình VietGAP. Hằng ngày, Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức cung ứng ra thị trường từ 40 - 50 tấn rau các loại, khoảng 70% sản lượng được đưa vào hệ thống siêu thị như: Coop Mart, Metro, AEON… và các chợ đầu mối; số còn lại tiêu thụ tại các tỉnh lân cận. Ngoài ra, Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức hiện còn duy trì xuất khẩu từ 300 - 500 tấn rau an toàn/năm sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn chia sẻ, tính đến nay, Hà Nội đã có một số sản phẩm nông sản chủ lực, chất lượng cao như: nhãn chín muộn Đại Thành (huyện Quốc Oai) xuất khẩu đi Australia, Mỹ; rau an toàn Văn Đức (huyện Gia Lâm) xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc... Nhằm đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu mặt hàng nông sản, Hà Nội đã cấp 16 mã số vùng trồng cây ăn quả và 4 cơ sở đóng gói với công suất 30 - 50 tấn/ngày/cơ sở phục vụ xuất khẩu. Song, để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chủ lực, các chuyên gia cho rằng, Hà Nội cần tiếp tục thu hút, tạo điều kiện cho các hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp chế biến hoặc hỗ trợ các hợp tác xã có tiềm lực xây dựng nhà máy chế biến nông sản sau thu hoạch đạt tiêu chuẩn quốc tế, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới.

Để các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện về an toàn thực phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu, Chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội Nguyễn Thị Thu Hằng cho rằng, các ngành chức năng cần tiếp tục hỗ trợ vốn cho các đơn vị sở hữu thương hiệu nông sản đặc trưng để mở rộng đầu tư; cần tổ chức các hội nghị kết nối cung - cầu để nông dân tiếp cận được xu hướng thị trường, đưa nông sản đặc sản vào các kênh phân phối hiện đại.

Về phía Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội, thời gian tới Chi cục sẽ tiếp tục phối hợp với địa phương tổ chức tập huấn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản về những quy định bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm, kiểm soát thực phẩm xuất nhập khẩu; tuyên truyền về các hiệp định FTA, EVFTA, CPTPP; rào cản với thị trường nước ngoài; hỗ trợ các cơ sở chế biến nông sản áp dụng hệ thống chứng nhận chất lượng quốc tế ISO, HACCP...

Thực hiện: Nguyễn Hoàng

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm