Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu, những năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân ở tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh việc xây dựng mã số vùng trồng cho các nông sản chủ lực. Từ đó, nhiều nông sản của tỉnh Gia Lai đã được xuất khẩu chính ngạch tới các thị trường trên thế giới.
Diện tích trồng chuối hàng hóa của Lào Cai hiện đã giảm tới gần 1/3 so với cùng kỳ năm trước. Không chỉ chuối, các cây trồng chủ lực khác của tỉnh Lào Cai như cây dứa, cây ăn quả ôn đới cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt trong liên kết, tiêu thụ sản phẩm.
Nằm ở phía Đông của tỉnh Đắk Lắk, huyện Ea Kar có diện tích tự nhiên 103.747 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 55.000 ha, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm khoảng 50% cơ cấu kinh tế của địa phương.
Sơn La là tỉnh có nhiều sản phẩm đặc trưng, nhất là các sản phẩm từ nông nghiệp. Do đó, việc xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản ngày càng được các cấp, ngành, địa phương và người sản xuất quan tâm. Đây được xem giải pháp quan trọng để tạo chỗ đứng cho sản phẩm hàng hóa trên thị trường và niềm tin của người tiêu dùng.
Thời gian qua, để phát huy tiềm năng địa phương, Hà Nội đã giao cho các quận, huyện trên địa bàn thành phố hình thành, phát triển các chuỗi nông sản chủ lực như lúa gao, rau màu, hoa, bưởi, dược liệu… Đây là cơ hội để sản phẩm nông nghiệp Thủ đô khẳng định thương hiệu, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân nông thôn…
Ngày 15/8, tại huyện Võ Nhai, UBND huyện Võ Nhai phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên tổ chức chương trình xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm na và nông sản tỉnh Thái Nguyên năm 2022.
Thời gian qua, Hà Nội đã đầu tư mạnh cho xuất khẩu, trong đó phải nói tới việc phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tạo ra sản phẩm an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Đây là giải pháp căn cơ của Hà Nội nhằm hướng tới xuất khẩu chính ngạch những mặt hàng nông sản chủ lực.
Những năm vừa qua, trên địa bàn Hà Nội đã hình thành nhiều vùng nông sản, đặc sản chất lượng cao. Đặc biệt, thành phố đã có một số sản phẩm xuất khẩu, được thị trường quốc tế đón nhận, đánh giá cao như: Nhãn chín muộn xuất khẩu sang Mỹ, Malaysia; gạo Japonica xuất khẩu sang Đức; hoa giống xuất sang Nhật Bản; chuối xuất sang Trung Quốc…
Mục tiêu chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai là chuyển từ phát triển nông nghiệp theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ số lượng sang chất lượng; trong đó, tập trung phát triển 8 ngành hàng chủ lực, tiềm năng có giá trị cao. Để làm được điều đó, Lào Cai đặc biệt chú trọng đến việc ưu tiên phát triển, hình thành các vùng sản xuất tập trung để thâm canh và gắn với chế biến tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.
Từ chủ trương phát triển cây ăn quả trên đất dốc của tỉnh Sơn La, huyện Mộc Châu đã đẩy mạnh chuyển đổi diện tích đất trồng cây lương thực năng suất thấp sang trồng cây ăn quả năng suất cao. Đến nay, huyện Mộc Châu đã có hàng ngàn ha cây ăn quả đặc trưng, mang lại hiệu quả về kinh tế, nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân.