Mặc dù gặp những khó khăn chung về kinh tế-xã hội, song tỉnh Gia Lai vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định trong xuất khẩu nông sản, với mức gần 700 triệu USD. Đây là kết quả của quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng từ vùng nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm trong nhiều năm qua.
Việc siết chặt trong cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cần sự phối hợp đồng bộ các cơ quan chức năng để bảo vệ hình ảnh, uy tín, thương hiệu nông sản Việt Nam.
Ngày 19/9, ông Trần Lâm Sinh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai cho biết, hiện nay tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu trên địa bàn Đồng Nai vẫn tồn tại những bất cập; có một số vùng trồng không đảm bảo, phải xây dựng lại.
Thời gian qua, để phát huy tiềm năng địa phương, Hà Nội đã giao cho các quận, huyện trên địa bàn thành phố hình thành, phát triển các chuỗi nông sản chủ lực như lúa gao, rau màu, hoa, bưởi, dược liệu… Đây là cơ hội để sản phẩm nông nghiệp Thủ đô khẳng định thương hiệu, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân nông thôn…
Vụ Đông Xuân 2019 – 2020, toàn tỉnh Gia Lai gieo trồng khoảng 1.500 ha dưa hấu, tập trung chủ yếu tại huyện Krông Pa, Ia Pa và thị xã Ayun Pa. Những năm trước, giá dưa hấu cao nên người nông dân không gặp quá nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, song vụ năm nay, do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) gây ra, tình hình tiêu thụ dưa hấu đang gặp rất nhiều khó khăn.