Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, nhật báo Granma (Cuba) dẫn lời của Tiến sĩ Vật lý Eugenio Mojena López (Êu-hê-ni-ô Mô-hê-na Lô-pết), thuộc Viện Khí tượng thủy văn Cuba, cho hay các đám mây bụi này được hình thành từ các cơn bão cát và khối bụi của sa mạc Sahara tại Bắc Phi, có thể đạt độ cao từ 3 tới 7 km.
Các đám mây cát bụi này di chuyển sang phía Tây, vượt qua Đại Tây Dương cho tới khi bao phủ biển Caribe, vùng Đông Nam Mỹ, Mexico và Trung Mỹ. Về thị giác, các đám bụi này phủ lên nền trời xanh thẳm đặc trưng của vùng Caribe những đám mây màu sữa, đôi khi khá dầy đặc và hạn chế tầm nhìn xa. Các đám mây này chứa đầy các hạt bụi mịn PM10 và PM2,5 bị coi là độc hại với con người, đồng thời cũng chứa các khoáng chất như sắt, canxi, lưu huỳnh, silic và thủy ngân, cùng một số loại vi khuẩn, nấm, một số loài chân khớp ký sinh, tụ cầu khuẩn và các tác nhân ô nhiễm hữu cơ khác.
Các đám mây bụi Sahara thường bắt đầu “ghé thăm” Caribe vào tháng 3, 4 mỗi năm nhưng trở nên mạnh mẽ vào tháng 6, 7 và một phần tháng 8. Chúng tạo ra các khối không khí khô, nóng, làm tăng nhiệt độ trung bình, giảm lượng mưa, gây ra nhiều sấm sét và đặc biệt là khiến các cơn bão Caribe trở nên khắc nghiệt hơn.
Các nhà khoa học cũng nghiên cứu những tác hại của hiện tượng thời tiết này tới khối san hô đặc trưng của hệ sinh thái Caribe, do chúng mang theo một loại nấm từ châu Phi có hại cho san hô, cũng như sâu bệnh đối với một số cây trồng phổ biến trong khu vực, từ lúa gạo, đậu tới mía và hoa quả.
Ước tính hiện tại mỗi năm có khoảng 90 triệu tấn cát bụi Sahara được “chuyển” tới Caribe, và trong 5 thập kỷ vừa qua khối lượng này đã tăng tới hơn 10 lần. Trung bình một đám mây bụi sẽ xuất hiện tại Caribe khoảng 6 ngày sau khi có một cơn bão cát lớn tại khu sa mạc rộng lớn nhất thế giới.
Các đám mây cát bụi này di chuyển sang phía Tây, vượt qua Đại Tây Dương cho tới khi bao phủ biển Caribe, vùng Đông Nam Mỹ, Mexico và Trung Mỹ. Về thị giác, các đám bụi này phủ lên nền trời xanh thẳm đặc trưng của vùng Caribe những đám mây màu sữa, đôi khi khá dầy đặc và hạn chế tầm nhìn xa. Các đám mây này chứa đầy các hạt bụi mịn PM10 và PM2,5 bị coi là độc hại với con người, đồng thời cũng chứa các khoáng chất như sắt, canxi, lưu huỳnh, silic và thủy ngân, cùng một số loại vi khuẩn, nấm, một số loài chân khớp ký sinh, tụ cầu khuẩn và các tác nhân ô nhiễm hữu cơ khác.
Các đám mây bụi Sahara thường bắt đầu “ghé thăm” Caribe vào tháng 3, 4 mỗi năm nhưng trở nên mạnh mẽ vào tháng 6, 7 và một phần tháng 8. Chúng tạo ra các khối không khí khô, nóng, làm tăng nhiệt độ trung bình, giảm lượng mưa, gây ra nhiều sấm sét và đặc biệt là khiến các cơn bão Caribe trở nên khắc nghiệt hơn.
Các nhà khoa học cũng nghiên cứu những tác hại của hiện tượng thời tiết này tới khối san hô đặc trưng của hệ sinh thái Caribe, do chúng mang theo một loại nấm từ châu Phi có hại cho san hô, cũng như sâu bệnh đối với một số cây trồng phổ biến trong khu vực, từ lúa gạo, đậu tới mía và hoa quả.
Ước tính hiện tại mỗi năm có khoảng 90 triệu tấn cát bụi Sahara được “chuyển” tới Caribe, và trong 5 thập kỷ vừa qua khối lượng này đã tăng tới hơn 10 lần. Trung bình một đám mây bụi sẽ xuất hiện tại Caribe khoảng 6 ngày sau khi có một cơn bão cát lớn tại khu sa mạc rộng lớn nhất thế giới.
Lê Hà