Bến Tre hoàn thiện chuỗi giá trị bền vững cho cây dừa

Bến Tre hoàn thiện chuỗi giá trị bền vững cho cây dừa

Ông Huỳnh Quang Đức – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre cho biết, ngành chức năng phối hợp với các hợp tác xã trên địa bàn và doanh nghiệp thu mua dừa giải quyết dứt điểm tình trạng chậm thanh toán tiền của doanh nghiệp cho các hợp tác xã và nhà vườn xảy ra từ đầu năm 2023 đến nay. Qua đó, nhằm củng cố hoàn thiện chuỗi giá trị bền vững cho cây dừa trong thời gian tới.

Bến Tre hoàn thiện chuỗi giá trị bền vững cho cây dừa ảnh 1Thu hoạch dừa hữu cơ ở xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú. Ảnh Công Trí-TTXVN

Ngành nông nghiệp Bến Tre đã áp dụng nhiều giải pháp, vừa hỗ trợ hợp tác xã vừa hỗ trợ doanh nghiệp giải đáp thắc mắc khó khăn của doanh nghiệp để nhà vườn cùng chia sẻ. Tuy doanh nghiệp vẫn chậm trả tiền nhưng thời gian không còn dài như trước đây.

Theo ông Huỳnh Quang Đức, hiện nhà vườn và doanh nghiệp đã đạt được thoả thuận. Nếu nhận tiền sớm thì doanh nghiệp sẽ mua với giá bình thường, còn nhà vườn chịu nhận tiền chậm thì giá bán dừa có thể cao hơn để xem như bù lỗ khoản chi phí tương đương với lãi suất để không bị thiệt thòi.

Bên cạnh đó, giới thiệu ngân hàng để hợp tác xã dễ dàng tiếp cận vay vốn nhằm đầu tư, sản xuất và giải quyết khó khăn cho các xã viên. Mặt khác, ngành nông nghiệp đã tham vấn Sở Tư Pháp tỉnh Bến Tre soạn thảo hợp đồng mẫu về thu mua dừa giữa nhà vườn với công ty, hợp tác xã để có sự ràng buộc chặt chẽ hơn, giúp chuỗi liên kết bền vững hơn trong thời gian tới.

Ông Lê Văn Măng - xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú chia sẻ, khi tham gia chuỗi cây dừa, vấn đề liên kết tiêu thụ rất là thuận lợi. Nhưng thời gian gần đây, vấn đề trả tiền hơi chậm khiến nhiều xã viên bức xúc. Ông Măng có 1,4 ha dừa, số tiền bán dừa hàng tháng khoảng hơn 10 triệu đồng là thu nhập chính của gia đình.

Bến Tre hoàn thiện chuỗi giá trị bền vững cho cây dừa ảnh 2Hợp tác xã Nông nghiệp Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú (bến Tre) cung ứng cho Công ty chế biến dừa Lương Quới 100.000 trái dừa hữu cơ mỗi tháng để chế biến xuất khẩu. Ảnh Công Trí-TTXVN

Tuy nhiên, việc hợp tác xã, công ty chậm trả tiền đã gây khó khăn rất nhiều cho những người trực tiếp trồng dừa. Trong một tháng đó, dừa đã bán mà tiền không trả thì gia đình không có kinh phí để sinh hoạt.

Để đảm bảo chuỗi giá trị bền vững và lâu dài, người trồng kiến nghị hợp tác xã, doanh nghiệp... chi trả tiền cho khoảng thời gian từ 10 ngày trở lại thì hợp lý.

Những hộ dân trồng dừa như gia đình ông Măng trên địa bàn xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú đều bán dừa cho Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới thông qua Hợp tác xã Nông nghiệp Thới Thạnh và đều gặp tình trạng chậm trả tiền trong những tháng gần đây.

Ông Trần Quốc Ửng, Chủ tịch HĐQT hợp tác xã dừa Thới Thạnh chia sẻ, để giải quyết khó khăn trước mắt cho các xã viên, thời gian qua hợp tác xã đã sử dụng nguồn vốn dự phòng, tiền huy động từ các thành viên hội đồng quản trị để chi trả cho nhà vườn. Trong giai đoạn khó khăn nhất, các thành viên hội đồng quản trị đã không nhận lương, tập trung nguồn tiền để cho các xã viên có thể ứng tạm tiền từ 500.000 – 2.000.000 đồng trong thời gian chờ công ty trả tiền. Việc này đã giúp các nhà vườn vượt qua khó khăn nhưng do nguồn vốn của hợp tác xã cũng không được dồi dào, chỉ khoảng 500 triệu đồng nên tạm ứng cũng hạn chế.

Thời gian tới, hợp tác xã sẽ huy động thêm khoảng 500 triệu nữa để chi trả cho các xã viên mà mở rộng diện tích liên kết với nhà vườn. Ông Ửng chia sẻ, hiện tại vấn đề chi trả tiền đã được công ty giải quyết, các nhà vườn vẫn đảm bảo liên kết với hợp tác xã và công ty.

Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thạnh Phú Lê Văn Tiến thông tin, chỉ tính riêng địa bàn huyện đã có 7 hợp tác xã dừa liên kết sản xuất với 2 công ty chế biến, xuất khẩu. Thời gian qua, các công ty gặp khó khăn nên chậm chi trả tiền khiến bà con khó khăn, bức xúc.

Ngay sau khi nắm bắt được sự việc, Phòng Nông nghiệp huyện Thạnh Phú đã báo cáo lên cấp trên đồng thời gặp gỡ trực tiếp với doanh nghiệp để bàn cách tháo gỡ. Qua năm bắt, nguyên nhân công ty chậm chi trả tiền cho hợp tác xã để hợp tác xã chi trả cho xã viên là do hàng xuất của doanh nghiệp gặp khó do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Một nguyên nhân nữa là do dừa của các nước tung ra rất nhiều khiến thị trường dừa trong nước bị ảnh hưởng. Phòng Nông nghiệp đã đề nghị công ty rút ngắn thời gian chi trả tiền cho hợp tác xã từ 2 tháng xuống còn khoảng 1 tuần và đã được đồng ý.

Bên cạnh đó, ngành chức năng huyện Thạnh Phú đã làm việc với ngân hàng để các hợp tác xã thuận lợi vay vốn nhằm xoay xở những lúc khó khăn. Mục tiêu là để các xã viên không bị ảnh hưởng, từ đó sẽ không bị ảnh hưởng, đứt gãy chuỗi liên kết sản xuất dừa.

Hiện tổng diện tích dừa của Bến Tre là hơn 78.000 ha, chủ yếu là dừa khô nguyên liệu; trong đó, diện tích dừa uống nước hơn 20% với tổng sản lượng ước khoảng 688 triệu trái/năm, dừa hữu cơ của tỉnh đạt 17,2 nghìn ha. Hơn 70% người dân Bến Tre có kinh tế chủ yếu thu nhập từ cây dừa.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương tăng cường vận động người dân tham gia vào tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất dừa. Đến nay, toàn tỉnh có 79 tổ hợp tác, 58 hợp tác xã sản xuất dừa; trong đó, tham gia liên kết chuỗi giá trị dừa có 28 hợp tác xã, 32 tổ hợp tác với quy mô hơn 5,6 nghìn ha với hơn 6.200 thành viên.

Huỳnh Phúc Hậu

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tuổi trẻ Sơn La với khát vọng lập thân, lập nghiệp

Tuổi trẻ Sơn La với khát vọng lập thân, lập nghiệp

Những năm qua, chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” đã được các cấp bộ Đoàn tỉnh Sơn La triển khai sâu rộng tới đoàn viên, thanh niên. Qua đó, chương trình giúp tạo lập môi trường thuận lợi hỗ trợ, cổ vũ, thúc đẩy đoàn viên, thanh niên thi đua lập thân, lập nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương; góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tại địa phương.

Anh Nguyễn Quốc Huy làm giàu từ sản vật quê hương

Anh Nguyễn Quốc Huy làm giàu từ sản vật quê hương

Với mong ước làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Nguyễn Quốc Huy ở thị trấn Hợp Châu (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đã mạnh dạn đầu tư vào nuôi trồng các loại nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.

Giá lợn hơi tăng, người chăn nuôi có lợi nhuận cao

Giá lợn hơi tăng, người chăn nuôi có lợi nhuận cao

Thời điểm này, giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang ở mức cao kỷ lục từ 81.000 -82.000 đồng/kg. Với giá bán này người nuôi có lợi nhuận cao nên nhiều người đã có động lực tái đàn nuôi vụ mới.Ông Đào Văn Tâm, ngụ thôn Lồ Ồ, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức hiện đang nuôi 70 con lợn; trong đó có 65 con lợn thịt và 5 con lợn nái. Ông Tâm cho biết: Thời điểm mùng 6 Tết Nguyên đán ông có xuất chuồng 1 đàn lợn 11 con, với giá 70.000 đồng/kg, khi đó mỗi con lợn lãi 2,5 triệu đồng. Đến nay, giá lợn hơi đã tăng lên 82.000 đồng/kg, ông tiếp tục có đàn 21 con chuẩn bị được xuất bán.

Nuôi cá lồng trên lòng hồ thuỷ điện giúp người dân miền núi thu nhập 100 triệu đồng/năm

Nuôi cá lồng trên lòng hồ thuỷ điện giúp người dân miền núi thu nhập 100 triệu đồng/năm

Người dân tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã tận dụng tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước vùng lòng hồ thủy điện để phát triển nghề nuôi cá lồng, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Người dân Đồng Tháp có thêm thu nhập từ nuôi dơi lấy “dạ minh sa”

Người dân Đồng Tháp có thêm thu nhập từ nuôi dơi lấy “dạ minh sa”

Đến một số địa phương của tỉnh Đồng Tháp, nhiều người ấn tượng, tò mò về những chòi “cao cẳng” dựng lên giữa vườn cây ăn quả, đồng ruộng; đó là những chòi nuôi dơi để lấy phân. Phân dơi còn được gọi là “dạ minh sa”. Nghề nuôi dơi lấy phân giúp nhiều người có thêm nguồn thu nhập ổn định, phát triển kinh tế gia đình; đồng thời, góp phần bảo vệ động vật hoang dã.

Kết quả khoa học góp phần phát triển các nghề mới, phát huy nghề truyền thống

Kết quả khoa học góp phần phát triển các nghề mới, phát huy nghề truyền thống

Chương trình Khoa học và công nghệ nông thôn miền núi giai đoạn 2021-2025 đã đưa ra được nhiều công nghệ tiên tiến, phù hợp, xây dựng được những mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ hiệu quả. Qua đó các địa phương nâng cao năng suất lao động, đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa phù hợp thị trường, phát huy lợi thế. Đặc biệt chương trình đã hỗ trợ các doanh nghiệp ở nông thôn đổi mới công nghệ, hình thành các ngành nghề mới, phát huy các nghề truyền thống chủ lực của từng địa phương.

Đảng viên trẻ vùng cao Than Uyên tiên phong làm kinh tế

Đảng viên trẻ vùng cao Than Uyên tiên phong làm kinh tế

Nhiều đảng viên trẻ ở vùng cao Lai Châu đã và đang hiện thực hóa ý tưởng, khát khao làm giàu bằng những mô hình khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương, khẳng định vai trò đảng viên tiên phong, gương mẫu tích cực làm kinh tế, đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương.

Giảm nghèo bền vững nhờ hỗ trợ đa chiều

Giảm nghèo bền vững nhờ hỗ trợ đa chiều

Thời gian qua, các chính sách giảm nghèo, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025 đã phát huy hiệu quả tại Ninh Bình. Qua đó, các chính sách đã tiếp thêm sức mạnh, góp phần tạo sinh kế giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật có thêm tư liệu sản xuất, từng bước cải thiện thu nhập, sớm ổn định cuộc sống, hướng đến giảm nghèo bền vững.

Kiên Giang bố trí khu vực nuôi thủy hải sản hợp lý dưới tán rừng phòng hộ ven biển

Kiên Giang bố trí khu vực nuôi thủy hải sản hợp lý dưới tán rừng phòng hộ ven biển

Tỉnh Kiên Giang có đường bờ biển trên đất liền dài hơn 200 km với diện tích rừng phòng hộ ven biển hàng chục nghìn km là lợi thế phát triển kinh tế ven biển với đa dạng các mô hình như: nuôi sò huyết, nuôi ba khía, nuôi cá, tôm, cua biển… với thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Phát huy hiệu quả kinh tế các mô hình mang lại, tỉnh Kiên Giang quan tâm nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững.

Sau 15/3, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xu thế giảm nhanh

Sau 15/3, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xu thế giảm nhanh

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về việc tăng cường vận hành công trình thủy lợi lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Sóc Trăng chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp

Sóc Trăng chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp

Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất. Trước tình hình này, chính quyền và người dân Sóc Trăng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng phó, bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp và đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân.

Chuyển đổi 4,57 ha rừng để xây hệ thống kênh công trình thủy lợi Ia Mơr

Chuyển đổi 4,57 ha rừng để xây hệ thống kênh công trình thủy lợi Ia Mơr

Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai khóa XII, Kỳ họp thứ 25 (chuyên đề) vừa ban hành Nghị quyết số 475/NQ-HĐND về việc chuyển mục đích sử dụng 4,57 ha rừng để xây dựng hệ thống kênh nhánh thuộc công trình thủy lợi Ia Mơr tại huyện Chư Prông. Quyết định này nhằm cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho hơn 3.100 ha tại tỉnh Gia Lai.

Thu hoạch cà phê niên vụ 2024 - 2025 tại Đắk Lắk. Ảnh: Hoài Thu - TTXVN

Kỳ vọng nâng tầm giá trị cà phê Việt

Tỉnh Đắk Lắk hiện là "thủ phủ cà phê" với diện tích và sản lượng dẫn đầu cả nước. Với mục đích giới thiệu và quảng bá cà phê Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần đầu tiên vào năm 2005, đến nay đã tròn 20 năm. Tiếp nối thành công của các lần tổ chức trước, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 được kỳ vọng tiếp tục góp phần nâng tầm giá trị cà phê Việt.

Mạnh dạn hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp

Mạnh dạn hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp

Thời gian qua, với nhiều giải pháp hiệu quả, phù hợp, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã triển khai nhiều giải pháp giúp tạo việc làm, phát triển kinh tế, thúc đẩy tinh thần sáng tạo, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ. Hội viên, phụ nữ quê hương Đồng khởi dần thay đổi nhận thức, tích cực nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, tự tin hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong nhiều lĩnh vực.

Các "nữ tướng" đưa nông sản "xuất ngoại"

Các "nữ tướng" đưa nông sản "xuất ngoại"

Tuy tuổi đời còn khá trẻ nhưng nhiều nữ doanh nhân đã đưa các sản phẩm nông sản Lâm Đồng "xuất ngoại", góp phần khẳng định giá trị và thương hiệu của đặc sản địa phương trên thị trường quốc tế.

Khánh Hòa tiên phong phát triển nuôi biển công nghệ cao

Khánh Hòa tiên phong phát triển nuôi biển công nghệ cao

Ngày 7/3, tại thành phố Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ công bố và phát động triển khai Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế biển bền vững; đồng thời, khẳng định vị thế tiên phong của tỉnh trong lĩnh vực nuôi biển công nghệ cao.

Chị Trương Thị Hân với hành trình xanh đưa sản phẩm cói truyền thống vươn xa

Chị Trương Thị Hân với hành trình xanh đưa sản phẩm cói truyền thống vươn xa

Bằng niềm đam mê với nghề cói xâu truyền thống, chị Trương Thị Hân – Giám đốc Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ cói xâu Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã vượt qua nhiều gian nan, thử thách để đưa những sản phẩm từ nguyên liệu quê hương ra thế giới. Các sản phẩm như túi, khay, giỏ đan bằng cói đã mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động.

Tiền Giang chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cho người dân vùng ngập lũ đầu nguồn

Tiền Giang chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cho người dân vùng ngập lũ đầu nguồn

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phía Bắc Quốc lộ 1 thuộc vùng ngập lũ đầu nguồn sông Tiền (tỉnh Tiền Giang), địa phương đã chuyển đổi gần 6.200 ha đất canh tác kém hiệu quả sang trồng chuyên canh cây ăn quả đặc sản, chủ yếu là sầu riêng, mít Thái siêu sớm và rau màu… mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, giúp nông dân nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phòng tránh lũ lụt, thiết thực góp phần giảm phát thải khí nhà kính, ô nhiễm môi trường và nâng cao thu nhập.

Gia Lai và hành trình từ vùng đất khó trở thành "thủ phủ" mía đường

Gia Lai và hành trình từ vùng đất khó trở thành "thủ phủ" mía đường

Gia Lai đang sở hữu vùng nguyên liệu mía khoảng 45.000 ha, trải dài khắp các vùng phía Đông và Đông Nam tỉnh. Vùng Đông Trường Sơn bao gồm thị xã An Khê và các huyện Kbang, Đăk Pơ, Kông Chro, từng được biết đến là vùng đất khó với những cánh đồng khô cằn chủ yếu trồng các loại cây ngắn ngày như sắn, đậu phộng, ngô hiệu quả kinh tế thấp. Tuy nhiên, những năm qua, khu vực này đã có sự chuyển mình mạnh mẽ để trở thành vùng nguyên liệu mía lớn nhất nước với gần 32.000 ha, mang lại sinh kế ổn định cho hàng nghìn hộ dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Lâm Đồng chuyển đổi gần 1.000 ha đất lúa sang đất trồng cây hằng năm

Lâm Đồng chuyển đổi gần 1.000 ha đất lúa sang đất trồng cây hằng năm

Tỉnh Lâm Đồng vừa triển khai kế hoạch chuyển đổi 931,6 ha đất trồng lúa tại 5 huyện trên địa bàn sang đất trồng cây hằng năm và lâu năm. Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện thời tiết khô hạn, nên việc canh tác lúa nước không còn phù hợp mà chuyển qua các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn và phù hợp với điều kiện khí hậu biến đổi.

Ngành tiêu và gia vị còn nhiều dư địa tăng trưởng

Ngành tiêu và gia vị còn nhiều dư địa tăng trưởng

Hồ tiêu và gia vị Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng trưởng, song cũng đối mặt với nhiều thách thức. Để phát triển bền vững, cần có chiến lược sản xuất xanh và quản trị rủi ro hiệu quả. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia tại Diễn đàn phát triển hồ tiêu và gia vị bền vững do Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, chiều 3/3.

Nông dân Trà Vinh trồng dừa thu nhập hơn 120 triệu đồng mỗi ha

Nông dân Trà Vinh trồng dừa thu nhập hơn 120 triệu đồng mỗi ha

Giá dừa khô trên địa bàn tỉnh Trà Vinh tiếp tục tăng cao trong hơn tuần qua. Cụ thể, giá dừa khô vào ngày đầu tháng 3/2025 được thu mua tại vườn ở mức 145.000 -150.000 đồng/chục (12 trái), tăng thêm 5.000 đồng/chục so tuần trước. Với mức giá này, nông dân trồng dừa có thu nhập bình quân khoảng 120 triệu đồng/ha/năm.