Là một huyện miền núi, kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đã chủ động xây dựng lộ trình phát triển hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, đẩy mạnh chuyển đổi số, từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính, tạo sự hài lòng cho người dân.
Trong mỗi mùa mưa lũ, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam không chỉ đối mặt với nạn sạt lở núi, mà còn thường xuyên hứng chịu tình trạng sạt lở đất ven sông suối, gây thiệt hại nặng về tài sản, đe dọa sự an toàn tính mạng của người dân. Để khắc phục tình trạng này, từ nhiều nguồn vốn, Quảng Nam đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng nhiều công trình chống sạt lở, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu tái định cư để ổn định chỗ ở và bố trí đất sản xuất cho đồng bào.
Ngày 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, tại 4 xã Trà Đông, Trà Dương, Trà Nú và Trà Kót, huyện miền núi Bắc Trà My.
Để đảm bảo chất lượng học sinh trong năm học mới 2022 - 2023, ngay khi kết thúc năm học, trước khi học sinh bước vào kỳ nghỉ hè, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện miền núi Bắc Trà My (một trong những địa phương còn nhiều khó khăn của tỉnh Quảng Nam) đã chủ động đầu tư khoảng 8 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp lại hệ thống trường, phòng học, trang thiết bị giảng dạy của tất cả 39 trường học trên địa bàn. Nhằm chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của học sinh trong huyện với trên 61% là người dân tộc thiểu số như Cor, Ca dong, Mường…, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã đầu tư hơn 680 triệu đồng để mua sách giáo khoa phát miễn phí cho học sinh các khối lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
Do mưa lớn kéo dài liên tục từ chiều tối 22/10 đến trưa 23/10 đã khiến nước lũ dâng cao, gây ngập sâu trên tuyến Quốc lộ 1A (đoạn qua địa phận xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam); trong đó, có điểm ngập 60cm, kéo dài hơn 100m.
Cứ mỗi mùa mưa bão đến, người dân ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam lại đối diện với nhiều rủi ro do thiên tai, sạt lở núi, lũ ống, lũ quét, đe dọa đến tính mạng và tài sản. Để ổn định cuộc sống cho người dân, bên cạnh công tác định canh định cư, tỉnh Quảng Nam ưu tiên nhiều nguồn lực để xây dựng các công trình kiên cố ở những khu vực xung yếu, có nguy cơ lở đất và lũ quét cao.
Tìm giải pháp căn cơ, đồng bộ và có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện của từng địa phương để phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; trong đó việc nhận diện nguyên nhân dẫn đến yếu tố bất thường của thời tiết, đề xuất các giải pháp phòng ngừa phù hợp cũng như xây dựng các khu tái định cư lâu dài gắn với ổn định sinh kế bền vững cho đồng bào là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài đối với các tỉnh miền Trung.
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam Trần Văn Thu cho biết: Chà vá chân xám là loài thú linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, chúng chỉ phân bố ở 5 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Ở Quảng Nam, loài này có phân bố tại các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Phú Ninh, Núi Thành, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn, Nam Giang, Phước Sơn. Quần thể có quy mô lớn nhất khoảng 200 cá thể tại Hòn Mỏ thuộc Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi, huyện Nông Sơn.
Ngay sau khi nhận thông tin 53 người bị núi lở vùi lấp trong đêm 28/10 tại Thôn 1 (xã Trà Leng) và Thôn 1 (xã Trà Vân) thuộc huyện Nam Trà My, sáng 29/10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Đoàn công tác của Chính phủ cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã cấp tốc đến huyện Bắc Trà My, gần hiện trường vụ sạt lở, để trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn - cứu hộ.
Từ bao đời nay, vùng đất dưới chân núi Ngọc Linh trải dài theo trục con sông Tranh là nơi định cư lâu đời của tộc người Cadong. Họ sống hoàn toàn dựa vào thiên nhiên, mọi vật dụng và đồ dùng phần lớn đều được làm từ tre, nứa, lồ ô, trong đó có nghề đan võng từ cây sari nhằm phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày. Đến đây, người ta thường bắt gặp những người già, phụ nữ, trẻ em Cadong nằm trên chiếc võng đu đưa dưới những mái hiên nhà sàn.
Bắc Trà My là một huyện vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam, có điều kiện đất đai rộng lớn. Người dân nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, sống phụ thuộc vào rừng và nương rẫy nên đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, chính quyền huyện Bắc Trà My đã lựa chọn phát triển kinh tế rừng làm mô hình kinh tế trọng điểm nhằm giúp cho đời sống của nhân dân trong vùng ngày một cải thiện.
Xóa nhà ở tạm, ổn định chỗ ở lâu dài gắn liền với tạo sinh kế bền vững cho đồng bào ở những vùng thường xuyên bị sạt lở núi, bị lũ quét, nhất là động đất ở vùng gần lòng hồ các công trình thủy điện là những giải pháp được tỉnh Quảng Nam ưu tiên trong mục tiêu xóa nghèo bền vững cho đồng bào.
Do sự thay đổi của tự nhiên và lối sống, chiếc nón đội đầu đã dần vắng bóng trong đời sống người Ca Dong, nhưng tại xã vùng cao Trà Bui, huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) vẫn còn gìn giữ nghề đan nón thủ công truyền thống mà cha ông truyền lại.
Ngày 7/8, thông tin từ các cơ quan chức năng huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) cho biết, lực lượng này đang khẩn trương điều tra, chuẩn bị khởi tố các vụ phá rừng nghiêm trọng ở đầu nguồn sông Ví, thuộc địa bàn xã Trà Kót.
Nhờ thực hiện những giải pháp phù hợp, đến nay, hàng ngàn hộ đồng bào sinh sống ở các huyện miền núi: Nam Giang, Đông Giang, Bắc Trà My, Nam Trà My... của tỉnh Quảng Nam đã được di dời đến nơi ở mới.
Nằm ở vùng sâu, vùng xa nhất của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, xã Trà Đông - vùng căn cứ địa cách mạng trong các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc nhận được sự quan tâm của Nhà nước trong đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo. Với phương châm “điện đi trước một bước”, xã Trà Đông được đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng và nâng cấp hoàn thiện lưới điện, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Đối với người Cor ở huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam), bếp lửa có vai trò, vị trí quan trọng, vừa là chỗ đun nấu, bảo quản lương thực, vừa đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, ấm no, hạnh phúc. Chính vì lẽ đó, các gia đình người Cor luôn quây quần sinh hoạt bên không gian bếp lửa.
Đã hơn nửa năm trôi qua nhưng ký ức về trận sạt lở núi kinh hoàng khiến 10 ngôi nhà của đồng bào dân tộc Ca Dong ở xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) bị vùi lấp hoàn toàn, vẫn còn in đậm trong trí nhớ của anh Đinh Văn Hiệp, người dân thôn 5, xã Trà Bui. Đứng trước ngôi nhà mới sắp hoàn thành, anh Thiện chia sẻ, trước đây gia đình anh sống dưới chân núi cách nơi ở mới khá xa. Trận sạt lở núi kinh hoàng cuối năm 2017 khiến ngôi nhà của gia đình anh bị vùi lấp hoàn toàn. Rất may vợ con anh đã kịp thời thoát ra ngoài không lâu trước khi tai họa ập đến.
Trong đời sống của đồng bào dân tộc Cor, lễ cầu mưa là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng, có từ lâu đời. Đây là một nghi lễ truyền thống nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cây cối sinh chồi nảy lộc, đâm hoa kết trái. Nghi lễ này còn thể hiện khát vọng sống của người Cor về ước mong xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp, ấm no, gia đình khỏe mạnh hạnh phúc.
Được vay gần 200 triệu đồng từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cộng với việc tích cực tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chị Lê Thị Hồng cùng chồng là Hồ Trường Sinh (dân tộc Co) ở thôn 3, xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đã sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả, trở thành hộ giàu có trong làng.
Cây quế Trà My là loài cây được trồng tập trung ở 4 huyện: Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước và Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, với diện tích khoảng 4.560 ha. Trong đó thôn 2 xã Trà Vân, huyện Nam Trà My là một trong những địa phương có nghề trồng quế nổi tiếng nhất của tỉnh.
Người Cor huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam), là cư dân sinh sống lâu đời trên vùng Trường Sơn có tín ngưỡng đa thần cùng hệ thống các lễ hội phong phú, gắn bó mật thiết trong đời sống cộng đồng và lễ cúng thần Sấm làm nên chuỗi các hoạt động văn hóa để các lễ hội truyền thống nối tiếp nhau…
Không chỉ được xem là biểu tượng văn hóa trong các dịp lễ hội truyền thống, cây nêu còn thể hiện sức mạnh của tình đoàn kết, vững chãi như một “bức bình phong” che chắn cho cộng đồng vùng cao.
Đối với đồng bào dân tộc Co, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), chiếc nón lá dừa không chỉ sử dụng như phương tiện che, đội đầu rất hữu ích và thiết thực trong đời sống hàng ngày, những dịp đi xa nhằm đáp ứng trước các hiện tượng mưa, nắng của thiên nhiên, giúp họ trong lao động sản xuất, mà chiếc nón lá dừa còn là nét đặc trưng văn hóa của người Co nơi đây.
Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 2 thành phố (Tam Kỳ, Hội An) và 16 huyện (Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh).
Theo thông tin từ Viện Vật lý địa cầu, vào lúc 6 giờ 57 phút ngày 31/1 một trận động đất có độ lớn 3,7 độ richter kèm theo những tiếng nổ lớn đã xảy ra tại khu vực huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Vị trí xảy ra động đất có tọa độ 15,352 độ vĩ Bắc; 108,118 độ kinh Đông, với độ sâu chấn tiêu khoảng 6,7 km.