Trước mùa mưa lũ năm nay, gia đình anh Nguyễn Văn Thiện ở thôn 5, xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My đã có chỗ ở ổn định trong ngôi nhà mới khá vững chắc, khang trang, nằm cách nơi ở cũ bị sạt lở núi hơn một giờ đường rừng. Để có chỗ ở và ngôi nhà mới, ngoài việc được cấp hơn 200 m2 đất ở, một ha đất canh tác, gia đình anh Thiện còn được tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 70 triệu đồng, các tổ chức, cá nhân hỗ trợ và vốn của gia đình được trên 200 triệu đồng, bà con địa phương giúp hàng trăm ngày công lao động, vật liệu tại chỗ để anh Thiện làm lại nhà ở mới.
Cũng như gia đình anh Thiện, nhà ở của gia đình bà Đỗ Thị Vinh ở thôn 1, xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My bị ảnh hưởng nặng bởi các đợt động đất, nay đã ổn định chỗ ở mới an toàn.
Bà Vinh cho hay, sau khi hoàn thành đưa ngôi nhà vào sử dụng, đầu năm nay, gia đình bà được Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho vay 30 triệu đồng để làm kinh tế. Nguồn vốn vay đã giúp bà tập trung cải tạo, chăm sóc hơn 7 ha keo nguyên liệu trồng trước đây nhưng không được chăm sóc vì thiếu vốn. Trong vụ thu hoạch keo vừa qua, gia đình bà đã có nguồn thu hơn 25 triệu đồng.
Với số tiền này, bà Vinh mua được 2 con bê con và 2 con lợn giống. Bà Vinh còn được hỗ trợ cây giống để trồng lại 2 ha keo vừa mới khai thác. Nếu không có gì đột biến thì vài năm nữa, rừng cây nguyên liệu, vườn rừng và vật nuôi sẽ giúp gia đình có cuộc sống khấm khá hơn.
Ngôi nhà mới, sinh kế mới của anh Thiện, bà Vinh là hai trong số hàng trăm hộ đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam được làm mới, tạo sinh kế mới sau những thiệt hại do mưa lũ, động đất, sạt lở núi trong năm 2018 gây ra.
Để ổn định chỗ ở lâu dài và tạo sinh kế bền vững cho đồng bào, huyện Bắc Trà My tiếp tục đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng, mở rộng diện tích đất nông nghiệp, không để đồng bào thiếu đất sản xuất, từng bước đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ. Huyện cũng tạo điều kiện để đồng bào tiếp cận mạnh mẽ hơn với các nguồn vốn vay có lãi suất ưu đãi để giúp bà con mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế vườn rừng, trước mắt là phát triển cây nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Hỗ trợ con giống và hướng dẫn kỹ thuật để bà con mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản lồng bè trên lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2.
Mặt khác, huyện cũng sẽ tranh thủ có hiệu quả vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau để tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, xây dựng các khu tái định cư, mở rộng diện tích canh tác phù hợp với tập quán của đồng bào, ông Thái Hoàng Vũ, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết.
Tại hội nghị tìm giải pháp ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho đồng bào ở vùng lòng hồ các công trình thủy điện do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức mới đây, nhiều ý kiến đề xuất, lòng hồ thủy điện nên được xem như điều kiện cần để tạo thêm sinh kế cho đồng bào. Nếu được quy hoạch bài bản, an toàn, người dân được hỗ trợ cá giống, được hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, được hỗ trợ thức ăn để nuôi trồng thủy sản nước ngọt trong lồng bè và được bao tiêu sản phẩm ổn định thì hàng trăm nghìn ha mặt nước các công trình thủy điện sẽ tạo ra nguồn thủy sản nước ngọt có sản lượng lớn để cung cấp cho thị trường sẽ mang lại hiệu quả kinh tế không nhỏ, ông Lê Minh Hưng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam đề xuất.
Vùng lòng hồ các công trình thủy điện tỉnh Quảng Nam chiếm diện tích không nhỏ trong tổng diện tích tự nhiên của địa phương. Nếu được khai thác hợp lý, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hồ đập thì sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch vùng sâu trong đất liền gắn với không gian sinh tồn, văn hóa ẩm thực, văn hóa phi vật thể đa dạng, phong phú của cộng đồng các dân tộc thiểu số.
Tỉnh Quảng Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển du lịch sinh thái, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản lồng bè an toàn trong lòng hồ chứa các công trình thủy điện để vừa khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, vừa góp phần tạo sinh kế bền vững lâu dài cho đồng bào.
Cũng như gia đình anh Thiện, nhà ở của gia đình bà Đỗ Thị Vinh ở thôn 1, xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My bị ảnh hưởng nặng bởi các đợt động đất, nay đã ổn định chỗ ở mới an toàn.
Bà Vinh cho hay, sau khi hoàn thành đưa ngôi nhà vào sử dụng, đầu năm nay, gia đình bà được Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho vay 30 triệu đồng để làm kinh tế. Nguồn vốn vay đã giúp bà tập trung cải tạo, chăm sóc hơn 7 ha keo nguyên liệu trồng trước đây nhưng không được chăm sóc vì thiếu vốn. Trong vụ thu hoạch keo vừa qua, gia đình bà đã có nguồn thu hơn 25 triệu đồng.
Với số tiền này, bà Vinh mua được 2 con bê con và 2 con lợn giống. Bà Vinh còn được hỗ trợ cây giống để trồng lại 2 ha keo vừa mới khai thác. Nếu không có gì đột biến thì vài năm nữa, rừng cây nguyên liệu, vườn rừng và vật nuôi sẽ giúp gia đình có cuộc sống khấm khá hơn.
Ngôi nhà mới, sinh kế mới của anh Thiện, bà Vinh là hai trong số hàng trăm hộ đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam được làm mới, tạo sinh kế mới sau những thiệt hại do mưa lũ, động đất, sạt lở núi trong năm 2018 gây ra.
Để ổn định chỗ ở lâu dài và tạo sinh kế bền vững cho đồng bào, huyện Bắc Trà My tiếp tục đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng, mở rộng diện tích đất nông nghiệp, không để đồng bào thiếu đất sản xuất, từng bước đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ. Huyện cũng tạo điều kiện để đồng bào tiếp cận mạnh mẽ hơn với các nguồn vốn vay có lãi suất ưu đãi để giúp bà con mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế vườn rừng, trước mắt là phát triển cây nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Hỗ trợ con giống và hướng dẫn kỹ thuật để bà con mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản lồng bè trên lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2.
Mặt khác, huyện cũng sẽ tranh thủ có hiệu quả vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau để tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, xây dựng các khu tái định cư, mở rộng diện tích canh tác phù hợp với tập quán của đồng bào, ông Thái Hoàng Vũ, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết.
Tại hội nghị tìm giải pháp ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho đồng bào ở vùng lòng hồ các công trình thủy điện do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức mới đây, nhiều ý kiến đề xuất, lòng hồ thủy điện nên được xem như điều kiện cần để tạo thêm sinh kế cho đồng bào. Nếu được quy hoạch bài bản, an toàn, người dân được hỗ trợ cá giống, được hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, được hỗ trợ thức ăn để nuôi trồng thủy sản nước ngọt trong lồng bè và được bao tiêu sản phẩm ổn định thì hàng trăm nghìn ha mặt nước các công trình thủy điện sẽ tạo ra nguồn thủy sản nước ngọt có sản lượng lớn để cung cấp cho thị trường sẽ mang lại hiệu quả kinh tế không nhỏ, ông Lê Minh Hưng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam đề xuất.
Vùng lòng hồ các công trình thủy điện tỉnh Quảng Nam chiếm diện tích không nhỏ trong tổng diện tích tự nhiên của địa phương. Nếu được khai thác hợp lý, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hồ đập thì sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch vùng sâu trong đất liền gắn với không gian sinh tồn, văn hóa ẩm thực, văn hóa phi vật thể đa dạng, phong phú của cộng đồng các dân tộc thiểu số.
Tỉnh Quảng Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển du lịch sinh thái, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản lồng bè an toàn trong lòng hồ chứa các công trình thủy điện để vừa khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, vừa góp phần tạo sinh kế bền vững lâu dài cho đồng bào.
Đoàn Hữu Trung