An Phú Đông - chiến khu đầu tiên của tỉnh Gia Định - Bài 2

An Phú Đông - chiến khu đầu tiên của tỉnh Gia Định - Bài 2

Bài 2: Xây dựng vùng chiến khu nghĩa tình và phát triển

Tiếp nối “huyền thoại” của chiến khu An Phú Đông năm xưa, phường An Phú Đông (Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh) ngày nay không ngừng phấn đấu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trong vùng, xứng đáng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Trong những năm gần đây, vùng đất này được đầu tư mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả nổi bật.

An Phú Đông - chiến khu đầu tiên của tỉnh Gia Định - Bài 2 ảnh 1Nhà truyền thống Chiến khu An Phú Đông là nơi lưu giữ những ký ức hào hùng của các thế hệ đi trước, cũng vừa là nơi để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ sau. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN

Nơi lưu giữ truyền thống An Phú Đông

Sau khi thành lập Quận 12, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và tâm nguyện của nhiều lão thành cách mạng, Đảng bộ Quận 12 quyết định xây dựng Nhà truyền thống Chiến khu An Phú Đông, một trong những công trình trọng điểm của Đại hội Đảng bộ Quận 12 nhiệm kỳ II (2001 - 2005). Đây là công trình để ghi nhận công lao to lớn của quân và dân vùng chiến khu xưa, tri ân của các thế hệ hôm nay với những đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống tại vùng đất này.

Công trình vừa là nơi lưu giữ những ký ức hào hùng của các thế hệ đi trước, cũng vừa là nơi để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Công trình có tổng diện tích 2,5 ha với tổng kinh phí đầu tư 15 tỷ đồng, được khánh thành vào năm 2006.

Bên trong Nhà truyền thống Chiến khu An Phú Đông là phòng trưng bày được bố trí với bố cục gồm 3 phần chính gồm “Hào hùng truyền thống Chiến khu An Phú Đông”, “Nghĩa tình An Phú Đông”, “An Phú Đông ngày nay” cùng nhiều hiện vật trưng bày được phục chế, đạn thần công… giúp tái hiện lại quá trình sống và chiến đấu của bộ đội địa phương và dân quân du kích trong chiến trường xưa.

An Phú Đông - chiến khu đầu tiên của tỉnh Gia Định - Bài 2 ảnh 2Cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh mẽ, giúp người dân An Phú Đông đi lại thuận tiện, lưu thông hàng hóa ngày càng phát triển. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN

Ngày nay, Nhà truyền thống Chiến khu An Phú Đông không chỉ là nơi tổ chức các hoạt động tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của cán bộ, đảng viên và Nhân dân Quận 12 mà nơi đây còn là địa điểm học tập lịch sử của học sinh, sinh viên trong và ngoài quận. Các câu chuyện lịch sử được thuyết minh viên tái hiện một cách sinh động làm cho khách tham quan như được ngược dòng thời gian, sống lại cùng với quá khứ hào hùng của dân tộc.

Tại buổi họp mặt truyền thống Chiến khu An Phú Đông đầu năm 2020, Bí thư Quận ủy Quận 12 Trần Hoàng Danh khẳng định: Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Quận 12 luôn phát huy truyền thống vùng Chiến khu An Phú Đông năm xưa, ra sức phấn đấu phát triển kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, tạo bộ mặt đô thị mới trên quê hương An Phú Đông - Vườn Cau đỏ anh hùng. Sau hơn 20 năm thành lập Quận 12, với những nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi trong công cuộc xây dựng và phát triển địa phương, đã từng ngày tạo nên sự “thay da đổi thịt” trên vùng chiến khu xưa.

Tạo đà phát triển vùng chiến khu

Qua hai cuộc kháng chiến, Chiến khu An Phú Đông có 787 hộ gia đình có công với cách mạng, được tặng thưởng 680 huân huy chương các loại, có 17 Mẹ Việt Nam anh hùng, 516 liệt sĩ, 760 lượt cán bộ chiến sĩ bị bắt và tù đày. Ngày 29/1/1996, nhân dân An Phú Đông được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân”.

Tại phường An Phú Đông, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đã phát huy truyền thống chiến khu An Phú Đông, sức mạnh khối đại đoàn kết thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và đảm bảo an sinh xã hội, nhất là chăm lo cho người có công, gia đình chính sách tại địa phương.

An Phú Đông - chiến khu đầu tiên của tỉnh Gia Định - Bài 2 ảnh 3Cầu thép An Phú Đông dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2020, kết nối với trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ tạo động lực phát triển cho vùng chiến khu An Phú Đông. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN

Theo ông Phan Văn Nam, Bí thư Đảng ủy phường An Phú Đông, địa phương đã thực hiện hiệu quả các phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn; quan tâm chăm sóc các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng. Phường An Phú Đông có 291 hộ diện chính sách, có công, gia đình thờ cúng liệt sĩ, con liệt sĩ. Đến nay, địa phương không có hộ chính sách, gia đình có công thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn thành phố.

Nhiều năm qua, Đảng ủy phường đã triển khai xuống các chi bộ tăng cường chăm lo cho gia đình chính sách, có công. Bí thư Đảng ủy phường An Phú Đông Phan Văn Nam cho biết, ngoài chế độ, chính sách chung của nhà nước, các chi bộ vận động nguồn lực xã hội để mỗi tháng hỗ trợ cho các hộ chính sách khoản tiền 300.000 - 500.000 đồng. Tuy không quá lớn, nhưng đây là nỗ lực của địa phương trong công tác đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn của vùng đất chiến khu Anh hùng.

Không chỉ làm tốt công tác an sinh xã hội, phường An Phú Đông cũng đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo sức bật để phát triển vùng. Trong giai đoạn 2015 - 2020, kinh tế tiếp tục phát triển theo hướng “Thương mại dịch vụ - Tiểu thủ công nghiệp - Nông nghiệp đô thị”, phường tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư phát triển, số lượng các doanh nghiệp tăng mạnh. Nếu năm 2015 chỉ có 278 doanh nghiệp và 508 hộ kinh doanh cá thể, thì đến nay An Phú Đông đã có 1.017 doanh nghiệp và 1.875 hộ kinh doanh cá thể.

Theo UBND phường An Phú Đông, hiện địa phương đang đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả sẵn có, tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi ngành nghề từ nông nghiệp sang nông nghiệp đô thị, dịch vụ; khuyến khích và tạo điều kiện để các hộ kinh doanh cá thể có đủ điều kiện phát triển, chuyển đổi thành loại hình công ty, doanh nghiệp tư nhân… cũng như tạo điều vay vốn phát triển, mở rộng quy mô. Phường đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cấp các tuyến hẻm, tuyến đường kết nối giao thông để mời gọi các doanh nghiệp đầu tư từ đó thu hút lao động tại chỗ.

Hiện diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và số hộ dân sản xuất nông nghiệp giảm mạnh, công tác hỗ trợ nông dân mở rộng, chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp với phát triển đô thị được thực hiện tốt. Các mô hình sản xuất nông nghiệp đô thị và nông nghiệp truyền thống tiếp tục được duy trì chủ yếu là các mô hình trồng mai ghép, trồng hoa lan, kiểng lá, rau thủy canh.

Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, phường An Phú Đông đã hoàn thành và nghiệm thu đưa vào sử dụng 13 công trình đê bao kết hợp giao thông với kinh phí 133 tỷ đồng; các công trình Cầu Lớn, cầu Rạch Trâm, cống hộp cầu Thầu Tư, đường APĐ-09, APĐ-25, nâng cấp sửa chữa các trường học, di tích trên địa bàn… Địa phương đã vận động nhân dân xã hội hóa đường giao thông, thoát được hơn 16km, vượt xa chỉ tiêu 7km của nhiệm kỳ 2015- 2020.

Đầu năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi công xây dựng cầu thép An Phú Đông, thay thế bến phà hiện nay, nối phường An Phú Đông với trung tâm quận Gò Vấp. Dự kiến trong tháng 10/2020, cây cầu này sẽ được đưa vào khai thác, tạo động lực mới cho vùng đất chiến khu xưa.

Ông Phan Văn Nam cho biết, từ năm 2018 đến nay, dân số tại phường An Phú Đông tăng mạnh với số lượng khoảng 50.000 dân hiện nay. Trong 3 năm trở lại đây, Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 12 đầu tư nhiều công trình hạ tầng như các tuyến đường, trường học, trạm y tế… đã thu hút người dân đến sinh sống, chọn vùng đất An Phú Đông để định cư.

An Phú Đông - chiến khu đầu tiên của tỉnh Gia Định - Bài 2 ảnh 4Một góc Nhà truyền thống chiến khu An Phú Đông. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN

Với sự quan tâm và đầu tư mạnh thời gian qua, An Phú Đông ngày càng phát triển mạnh và địa phương đang nỗ lực xây dựng vùng chiến khu xưa trở thành nơi “đất lành chim đậu”, vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo an sinh xã hội, nghĩa tình vùng Chiến khu An Phú Đông “bất tử”./. (Hết)

Tiến Lực - Thành Chung

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Cần Thơ sẽ trồng trên 1,4 triệu cây xanh phân tán

Cần Thơ sẽ trồng trên 1,4 triệu cây xanh phân tán

Nhằm tuyên truyền giáo dục về mục đích, ý nghĩa của "Tết trồng cây”, động viên các cấp, các ngành và quần chúng Nhân dân tích cực tham gia trồng, bảo vệ, chăm sóc cây xanh, tăng độ che phủ, tạo cho thành phố Cần Thơ có môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu và gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thành công Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động, UBND thành phố Cần Thơ đã triển khai kế hoạch tổ chức trồng cây xanh phân tán các loại trong năm 2025 trên địa bàn thành phố.

Thời tiết ngày 13/2/2025: Áp thấp nhiệt đới tiến gần bờ, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đón đợt rét sâu

Thời tiết ngày 13/2/2025: Áp thấp nhiệt đới tiến gần bờ, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đón đợt rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang ở khu vực giữa Biển Đông và tiếp tục tiến gần bờ. Hồi 1 giờ ngày 13/2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới khoảng 13 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8; di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 5-10km/h.

Thanh niên các dân tộc tỉnh Đắk Lắk sẵn sàng lên đường nhập ngũ

Thanh niên các dân tộc tỉnh Đắk Lắk sẵn sàng lên đường nhập ngũ

Những ngày đầu Xuân mới 2025, tỉnh Đắk Lắk khẩn trương, tích cực chuẩn bị, sẵn sàng cho Ngày hội tòng quân. Ngày 13/2, các công dân trẻ của tỉnh với trái tim đầy nhiệt huyết ở lứa tuổi đôi mươi sẽ lên đường nhập ngũ. Điều đáng nói, trong đợt nhập ngũ này, tỉnh Đắk Lắk có trên 500 công dân trẻ viết đơn tình nguyện tham gia quân ngũ.

Bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Liên

Bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Liên

Là một trong những khu bảo tồn có dự trữ đa dạng sinh học phong phú nhất Việt Nam, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên có tổng diện tích quản lý hơn 25.600 ha trải dài trên địa bàn các xã Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn, Vạn Xuân và thị trấn Thường Xuân (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa).

Năm 2025, Bắc Kạn phấn đấu giảm trên 1.800 hộ nghèo

Năm 2025, Bắc Kạn phấn đấu giảm trên 1.800 hộ nghèo

UBND tỉnh Bắc Kạn mới ban hành kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững năm 2025 trên địa bàn. Theo đó, năm 2025, Bắc Kạn phấn đấu, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm bình quân từ 2 -2,5%/năm, trong đó, hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo giảm bình quân từ 4 - 5% trở lên và hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm. Cụ thể, đến cuối năm 2025, tỉnh phấn đấu giảm 1.812 hộ nghèo xuống còn 14.311 hộ (17,27%).

Thanh Hóa huy động nguồn lực "xóa trắng" xã nông thôn mới

Thanh Hóa huy động nguồn lực "xóa trắng" xã nông thôn mới

Việc huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại khu vực biên giới mới còn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế huyện thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, kết cấu hạ tầng thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhưng với sự quan tâm của UBND tỉnh Thanh Hóa, sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân, đến nay tỉnh Thanh Hóa không còn huyện trắng xã nông thôn mới.

Thời tiết ngày 12/2/2025: Miền Bắc mưa nhỏ vài nơi, trời rét

Thời tiết ngày 12/2/2025: Miền Bắc mưa nhỏ vài nơi, trời rét

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, rãnh áp thấp có trục khoảng 10-12 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp lúc 1 giờ có vị trí khoảng 10,5-11,5 độ Vĩ Bắc và 111,5-112,5 độ Kinh Đông. Ngoài ra, bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.

Chống rét cho học sinh vùng cao Mù Cang Chải

Chống rét cho học sinh vùng cao Mù Cang Chải

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, những ngày qua, nền nhiệt ở huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) giảm sâu. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh đến lớp, nhất là với cấp mầm non, các trường học tại huyện Mù Cang Chải có nhiều giải pháp giữ ấm cho học sinh.

Ninh Thuận sắp xếp để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi an cư lạc nghiệp

Ninh Thuận sắp xếp để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi an cư lạc nghiệp

Trong năm 2025, tỉnh Ninh Thuận tập trung triển khai sắp xếp ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đồng thời giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân. Kinh phí là từ Trung ương bố trí trực tiếp cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn 1 từ năm 2021-2025) và vốn đối ứng từ ngân sách địa phương.

Điện Biên nỗ lực đưa học sinh trở lại trường sau dịp Tết Ất Tỵ

Điện Biên nỗ lực đưa học sinh trở lại trường sau dịp Tết Ất Tỵ

Sau mỗi dịp nghỉ Tết Nguyên đán, tỷ lệ học sinh trở lại trường học tại Điện Biên khá thấp, nhất là học sinh ở các huyện vùng sâu, vùng xa. Để duy trì sĩ số ổn định và đảm bảo chất lượng học tập của học sinh sau kỳ nghỉ Tết, nhiều giáo viên đã chủ động vận động học sinh trở lại trường.

Tây Ninh nỗ lực bảo vệ "lá phổi xanh"

Tây Ninh nỗ lực bảo vệ "lá phổi xanh"

Khi Tây Ninh bước vào mùa khô, thời tiết trở nên hanh khô và nhiệt độ tăng cao, khiến nguy cơ cháy rừng gia tăng. Do đó, ngay từ đầu mùa khô năm nay, tỉnh Tây Ninh đã chủ động tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng, nhất là thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Thời tiết ngày 10/2/2025: Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều hửng nắng

Thời tiết ngày 10/2/2025: Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 10/2, khu vực Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng với nền nhiệt cao nhất 16-19 độ C. Trời rét đậm, vùng núi rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa.

Trao tặng công trình “Rừng cây thanh niên” phủ xanh đất trống, đồi trọc​ ở Bắc Giang

Trao tặng công trình “Rừng cây thanh niên” phủ xanh đất trống, đồi trọc​ ở Bắc Giang

Ngày 9/2 tại xã Canh Nậu, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, Tỉnh đoàn Bắc Giang tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 và Đợt thi đua chào mừng Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030 và Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIV.

Bình Định đồng loạt khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định đồng loạt khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 9/2, tại hộ gia đình thương binh ông Võ Văn Cư (xóm 2, thôn Chương Hòa, xã Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn) Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng cùng đoàn công tác đã dự Lễ phát động đồng loạt khởi công xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Nghệ An xây dựng những điểm nhấn phát triển nông thôn mới

Nghệ An xây dựng những điểm nhấn phát triển nông thôn mới

Sau 14 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Khắp các vùng quê, hình ảnh về những bản làng đẹp, nhà kiên cố, vườn đẹp, giao thông thuận lợi cùng những trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng khang trang… đã làm thay đổi căn bản diện mạo nhiều vùng nông thôn. Đời sống người nông dân và gắn liền với nền nông nghiệp ngày càng hiện đại.

Cà Mau huy động, bố trí nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cà Mau huy động, bố trí nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh ủy Cà Mau chủ trương nghiên cứu, đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (có thể đưa vào dự thảo văn kiện đại hội đảng bộ các cấp để đại hội thảo luận, quyết định) và hằng năm của tỉnh, của huyện theo điều kiện, khả năng thực tế để làm cơ sở huy động và bố trí nguồn lực thực hiện.