Thanh Hóa huy động nguồn lực "xóa trắng" xã nông thôn mới

Việc huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại khu vực biên giới mới còn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế huyện thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, kết cấu hạ tầng thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhưng với sự quan tâm của UBND tỉnh Thanh Hóa, sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân, đến nay tỉnh Thanh Hóa không còn huyện trắng xã nông thôn mới.

potal-thanh-hoa-cu-hich-giup-huyen-vung-cao-bien-gioi-muong-lat-vuon-len-thoat-ngheo-7827682.jpg
Chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cũng là hướng đi giúp đồng bào vùng cao Mường Lát thoát nghèo. Ảnh: TTXVN phát

Cách đây hơn 10 năm, huyện Mường Lát bắt tay vào xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm rất thấp, bình quân mỗi xã chỉ đạt 2,5 tiêu chí mông thôn mới. Để giải quyết các khó khăn đó, Huyện Uỷ, UBND huyện Mường Lát đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở, vận động cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng nông thôn mới. Tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của cán bộ, đảng viên, nhân dân và các cơ quan chuyên môn đối với việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng Nông thôn mới cho từng xã, ưu tiên nguồn lực để hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn theo chuẩn nông thôn mới ở tất cả các xã, thị trấn…

Nhờ triển khai các phương án có hiệu quả, trong giai đoạn 2021- 2024, huyện Mường Lát đã huy động trên 71,6 tỷ đồng phục vụ xây dựng nông thôn mới. Đến nay, chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mường Lát đã có nhiều khởi sắc, bình quân toàn huyện đã đạt 11,86 tiêu chí một xã, có 44/77 thôn bản đạt thôn bản nông thôn mới và huyện đã có xã Mường Chanh đạt chuẩn nông thôn mới.

Tại xã Mường Chanh, vài năm trở lại đây, được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh và các nguồn vốn khác, giai đoạn 2013 - 2024 xã đã huy động được 331 tỷ đồng vào xây dựng nông thôn mới. Từ nguồn vốn trên, xã đã tổ chức xây dựng nhiều hạng mục như công sở, trạm y tế xã, các nhà văn hóa bản, chỉnh trang, xây mới và cải tạo, nâng cấp các điểm trường cơ bản đảm bảo việc dạy và học của giáo viên, học sinh; hệ thống giao thông, thủy lợi được nâng cấp thuận lợi cho đi lại, buôn bán và sản xuất nông nghiệp, xã cũng xây mới các công trình điện, nước sinh hoạt phục vụ người dân…

Về môi trường, tỷ lệ số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh là 809/809 hộ, tỷ lệ số hộ sử dụng nước sạch là 418/809 hộ, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn được thu gom và vận chuyển để xử lý đúng quy định. Kinh tế nông thôn chuyển dịch đúng hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, việc đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất cũng được cải thiện, nông dân đã yên tâm đầu tư vào nông nghiệp hơn, khi mô hình liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm được chú trọng.

Tính đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt hơn 46,4 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm còn 11,73%, xã được UBND huyện công nhận "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới". Hiện tại, toàn xã có 9/9 bản được công nhận danh hiệu "Bản văn hóa".Với những nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân, xã Mường Chanh được UBND tỉnh công nhận là xã nông thôn mới.

Theo ông Vi Văn Tần, bản Piềng Tặt, xã Mường Chanh cho biết, nhằm góp sức vào chương trình trình xây dựng nông thôn do xã phát động, gia đình ông Tần đã hiến 121 cây oan, 0,1 ha sắn và 200 m2 đất để làm đường giao thông. Đồng thời, góp nhiều ngày công làm đường, dọn dẹp vệ sinh môi trường, góp phần đưa xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Ông Bùi Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Mường Chanh, huyện Mường Lát cho biết, UBND xã huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng đảm bảo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Huy động sức dân trong việc chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, nhờ đó xã đã đạt chuẩn nông thôn mưới vào tháng 1/2025.

Việc xây dựng được xã Mường Chanh đạt chuẩn nông thôn mới không chỉ giúp Mường Lát đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 mà còn tạo động lực to lớn thúc đẩy các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện thêm đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và bền vững gắn với việc đẩy mạnh tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Dù vậy, huyện Mường Lát vẫn đang còn nhiều khó khăn trong xây dựng nông thôn mới, nguyên nhân do kết cấu hạ tầng thiếu thốn, địa hình phức tạp và bị chia cắt, dân cư sinh sống phân tán, và là huyện nghèo nội lực và nguồn lực còn thiếu thốn, an ninh trật tự nông thôn còn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp. Chất lượng y tế và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Thiết chế văn hoá cơ sở vẫn còn thiếu, vệ sinh môi trường nông thôn chưa được đảm bảo... ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cư dân và môi trường nông thôn.

Theo ông Hà Văn Ca, Bí thư huyện ủy Mường Lát, huyện sẽ tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, người dân và doanh nghiệp chung tay xây dựng nông thôn mới để hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Bên cạnh đó, huyện phấn đấu xây dựng thêm xã Quang Chiểu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2025, và các xã còn lại không còn xã dưới 15 tiêu chí, bình quân đạt chuẩn thêm 5 tiêu chí/xã.

Ngoài Mường Lát, các huyện biên giới khác như huyện Quan Sơn, huyện Quan Hóa, huyện Lang Chánh, huyện Thường Xuân cũng đã xóa trắng" xã nông thôn mới”, điều này góp phần giúp người dân giảm nghèo bền vững, xây dựng khu vực biên giới ngày càng phát triển hơn

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, tỉnh hiện có 14 huyện, 376 xã và 820 thôn/bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có 2 huyện và 123 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 27 xã và 601 thôn/bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 606 sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) được công nhận. Trong năm 2024 vừa qua, tỉnh Thanh Hóa đã huy động được 8.974.999 triệu đồng vào xây dựng nông thôn mới.

Trong năm 2025, tỉnh Thanh Hóa sẽ đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, tập trung giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thực hiện tốt chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội. Bên cạnh đó, tỉnh cũng huy động nguồn lực tập trung xây dựng nông thôn mới, kết hợp lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại các xã, thôn, bản, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Toàn tỉnh phấn đấu có thêm 2 huyện, 21 xã và 56 thôn/bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới...

Nguyễn Nam - Hoa Mai

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Năm 2025, Bắc Kạn phấn đấu giảm trên 1.800 hộ nghèo

Năm 2025, Bắc Kạn phấn đấu giảm trên 1.800 hộ nghèo

UBND tỉnh Bắc Kạn mới ban hành kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững năm 2025 trên địa bàn. Theo đó, năm 2025, Bắc Kạn phấn đấu, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm bình quân từ 2 -2,5%/năm, trong đó, hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo giảm bình quân từ 4 - 5% trở lên và hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm. Cụ thể, đến cuối năm 2025, tỉnh phấn đấu giảm 1.812 hộ nghèo xuống còn 14.311 hộ (17,27%).

Thời tiết ngày 12/2/2025: Miền Bắc mưa nhỏ vài nơi, trời rét

Thời tiết ngày 12/2/2025: Miền Bắc mưa nhỏ vài nơi, trời rét

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, rãnh áp thấp có trục khoảng 10-12 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp lúc 1 giờ có vị trí khoảng 10,5-11,5 độ Vĩ Bắc và 111,5-112,5 độ Kinh Đông. Ngoài ra, bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.

Chống rét cho học sinh vùng cao Mù Cang Chải

Chống rét cho học sinh vùng cao Mù Cang Chải

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, những ngày qua, nền nhiệt ở huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) giảm sâu. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh đến lớp, nhất là với cấp mầm non, các trường học tại huyện Mù Cang Chải có nhiều giải pháp giữ ấm cho học sinh.

Ninh Thuận sắp xếp để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi an cư lạc nghiệp

Ninh Thuận sắp xếp để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi an cư lạc nghiệp

Trong năm 2025, tỉnh Ninh Thuận tập trung triển khai sắp xếp ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đồng thời giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân. Kinh phí là từ Trung ương bố trí trực tiếp cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn 1 từ năm 2021-2025) và vốn đối ứng từ ngân sách địa phương.

Điện Biên nỗ lực đưa học sinh trở lại trường sau dịp Tết Ất Tỵ

Điện Biên nỗ lực đưa học sinh trở lại trường sau dịp Tết Ất Tỵ

Sau mỗi dịp nghỉ Tết Nguyên đán, tỷ lệ học sinh trở lại trường học tại Điện Biên khá thấp, nhất là học sinh ở các huyện vùng sâu, vùng xa. Để duy trì sĩ số ổn định và đảm bảo chất lượng học tập của học sinh sau kỳ nghỉ Tết, nhiều giáo viên đã chủ động vận động học sinh trở lại trường.

Tây Ninh nỗ lực bảo vệ "lá phổi xanh"

Tây Ninh nỗ lực bảo vệ "lá phổi xanh"

Khi Tây Ninh bước vào mùa khô, thời tiết trở nên hanh khô và nhiệt độ tăng cao, khiến nguy cơ cháy rừng gia tăng. Do đó, ngay từ đầu mùa khô năm nay, tỉnh Tây Ninh đã chủ động tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng, nhất là thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Thời tiết ngày 10/2/2025: Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều hửng nắng

Thời tiết ngày 10/2/2025: Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 10/2, khu vực Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng với nền nhiệt cao nhất 16-19 độ C. Trời rét đậm, vùng núi rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa.

Trao tặng công trình “Rừng cây thanh niên” phủ xanh đất trống, đồi trọc​ ở Bắc Giang

Trao tặng công trình “Rừng cây thanh niên” phủ xanh đất trống, đồi trọc​ ở Bắc Giang

Ngày 9/2 tại xã Canh Nậu, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, Tỉnh đoàn Bắc Giang tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 và Đợt thi đua chào mừng Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030 và Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIV.

Bình Định đồng loạt khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định đồng loạt khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 9/2, tại hộ gia đình thương binh ông Võ Văn Cư (xóm 2, thôn Chương Hòa, xã Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn) Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng cùng đoàn công tác đã dự Lễ phát động đồng loạt khởi công xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Nghệ An xây dựng những điểm nhấn phát triển nông thôn mới

Nghệ An xây dựng những điểm nhấn phát triển nông thôn mới

Sau 14 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Khắp các vùng quê, hình ảnh về những bản làng đẹp, nhà kiên cố, vườn đẹp, giao thông thuận lợi cùng những trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng khang trang… đã làm thay đổi căn bản diện mạo nhiều vùng nông thôn. Đời sống người nông dân và gắn liền với nền nông nghiệp ngày càng hiện đại.

Cà Mau huy động, bố trí nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cà Mau huy động, bố trí nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh ủy Cà Mau chủ trương nghiên cứu, đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (có thể đưa vào dự thảo văn kiện đại hội đảng bộ các cấp để đại hội thảo luận, quyết định) và hằng năm của tỉnh, của huyện theo điều kiện, khả năng thực tế để làm cơ sở huy động và bố trí nguồn lực thực hiện.

Động đất độ lớn 3.7 tại Kon Plông, Kon Tum

Động đất độ lớn 3.7 tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), trưa 8/2, một trận động đất có độ lớn 3.7 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thương vong về người và tài sản.

Thanh Hóa giúp người dân vùng cao giảm nghèo

Thanh Hóa giúp người dân vùng cao giảm nghèo

Những năm qua, Thanh Hóa đã đẩy mạnh việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nhiều người sau khi trở về đã có số vốn để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đây là một động lực quan trọng, là cơ sở để tỉnh tiếp tục thực hiện việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2025 và các năm tới.

Hơn 800 vận động viên Yên Bái tham gia Hội thi thể thao

Hơn 800 vận động viên Yên Bái tham gia Hội thi thể thao

Ngày 7/2, Ban Chỉ đạo Tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn và Phát triển du lịch tỉnh Yên Bái tổ chức Khai mạc Hội thi thể thao “Mừng Đảng, Mừng Xuân, mừng Đất nước quê hương đổi mới” tỉnh Yên Bái năm 2025 và khánh thành Nhà thi đấu thể thao Liên đoàn Lao động tỉnh.

Điện Biên đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Điện Biên đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 7/2, Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức họp Ban Chỉ đạo đánh giá kết quả thực hiện phát triển nhà ở xã hội và thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách trên địa bàn. Theo đó, tỉnh sẽ huy động mọi nguồn lực, quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.

Nhộn nhịp mùa gặt lúa xuân ở vùng biên Bình Phước

Nhộn nhịp mùa gặt lúa xuân ở vùng biên Bình Phước

Trong những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, không khí mùa gặt lúa xuân nhộn nhịp ở nhiều nơi trên vùng biên Bình Phước. Tiếng máy gặt, tiếng cười nói của bà con nông dân râm ran trên những cánh đồng lúa chín vàng trĩu bông.