An Phú Đông - Chiến khu đầu tiên của tỉnh Gia Định - Bài 1

An Phú Đông - Chiến khu đầu tiên của tỉnh Gia Định - Bài 1

Ngày 25/12/1945, Ủy ban Kháng chiến Gia Định quyết định thành lập chiến khu An Phú Đông, chiến khu đầu tiên của tỉnh sau ngày Nam Bộ kháng chiến, nằm ngay sát trung tâm Sài Gòn. Trong suốt 30 năm kháng chiến, địa bàn An Phú Đông - Thạnh Lộc - Thạnh Xuân (nay thuộc quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh) đã trở thành vùng “tự do bắn phá” của địch. Dù bị địch càn quét liên tục, nhưng An Phú Đông vẫn xứng đáng là hậu phương vững chắc, bàn đạp để quân và dân ta khống chế địch ngay tại thủ phủ Sài Gòn.

Chiến khu ra đời đánh dấu ý nghĩa lịch sử bất khuất của quân dân Nam Bộ, bởi tuy Sài Gòn - Gia Định đã bị thực dân chiếm đóng, nhưng trong lòng thành phố vẫn có sự hoạt động của Đảng bộ, của các chiến sĩ cách mạng dũng cảm, kiên cường và gây được tiếng vang và niềm tin vào cuộc kháng chiến thắng lợi của nhân dân tỉnh Gia Định, của Nam Bộ.

Nhân kỷ kiệm 75 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945 - 23/9/2020), TTXVN giới thiệu hai bài viết về chiến khu An Phú Đông trong những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến và sự phát triển của vùng đất này trong giai đoạn hiện nay.

Bài 1: Chiến khu trong vùng địch

Chỉ hai tuần sau khi giành độc lập, người dân Nam Bộ lại bước vào cuộc chiến đấu chống lại thực dân Pháp. Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến dự báo sẽ kéo dài, Tỉnh ủy Gia Định đã quyết định chọn vùng đất An Phú Đông - Thạnh Lộc (nay là Quận 12) làm căn cứ lấy tên gọi chiến khu An Phú Đông. Chủ trương đúng đắn này giúp quân và dân ta có được căn cứ ngay sát bên Sài Gòn trong suốt hai cuộc kháng chiến.

An Phú Đông - Chiến khu đầu tiên của tỉnh Gia Định - Bài 1 ảnh 1Nhà truyền thống Chiến khu An Phú Đông là nơi lưu giữ những ký ức hào hùng của các thế hệ đi trước, cũng vừa là nơi để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ sau. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN

Hình thành chiến khu

Sáng 23/9/1945, Xứ ủy Đảng và Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ hội nghị khẩn cấp tại đường Cây Mai (Chợ Lớn), chủ trương kiên quyết đánh Pháp, kiên quyết phát động toàn dân Nam Bộ kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đồng chí Phạm Văn Chiêu (1907 - 1991), khi đó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Gia Định (giai đoạn từ tháng 9/1945 - 1952, đồng thời là Bí thư Tỉnh ủy 1946 - 1952) cùng tập thể Tỉnh ủy đã có những quyết định đúng đắn, nhằm chuẩn bị cho cuộc kháng chiến kéo dài.

Theo hồi ký của đồng chí Phạm Văn Chiêu về cuộc kháng chiến chống Pháp của đồng bào Gia Định (1945 - 1954), sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, trong khí thế tưng bừng phấn khởi, quần chúng nhiệt liệt ủng hộ chính quyền cách mạng, chính quyền mà họ đã phải đấu tranh gần một thế kỷ mới giành được. Nhân dân trong tỉnh hết lòng hết sức giúp đỡ cán bộ trong việc tổ chức bộ máy chính quyền và tổ chức lực lượng võ trang để bảo vệ chính quyền.

Trước đó, tại tỉnh Gia Định, hiệu triệu của Ủy ban nhân dân tỉnh kêu gọi đồng bào trong tỉnh chuẩn bị chiến đấu được hưởng ứng nhiệt liệt. Ngày 15/9/1945, cơ quan chính quyền từ Bà Chiểu dời về Gò Vấp. Những đội du kích đầu tiên được điều động đến những nơi xung yếu ra vào Sài Gòn, cầu Bông, cầu Thị Nghè, cầu Kiệu. Chính tinh thần quyết tâm đó khiến từ ngày 23/9 đến đầu tháng 10/1945, thực dân Pháp chưa dám ra khỏi Sài Gòn. Các ngả đường ra vào Sài Gòn đều bị du kích ta giữ chặt.

Thật ra lúc bấy giờ, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như Ủy ban Quân sự tỉnh còn rất lúng túng, bỡ ngỡ trong việc chuẩn bị kháng chiến. Giành chính quyền đã là việc mới mẻ, giờ đây, phải bảo vệ chính quyền, bảo vệ đất nước, chống lại quân xâm lược cướp nước có lực lượng hùng mạnh hơn ta bội phần. Cho nên, phải thừa nhận rằng, việc chuẩn bị có rất nhiều thiếu sót trong giai đoạn đầu… Thế nhưng, trong tình hình muôn người như một, ai cũng quyết tâm dốc hết sức lực của mình để đánh đuổi thực dân Pháp… Điều quan trọng hàng đầu lúc bấy giờ là dám đánh Tây, quyết tâm đánh giặc”, đồng chí Phạm Văn Chiêu viết trong Hồi ký.

Trong tình thế lúc bấy giờ, tỉnh Gia Định xác định căn cứ kháng chiến là một vấn đề cơ bản, phải có nơi tương đối an toàn, tương đối ổn định để lãnh đạo kháng chiến, tổ chức lực lượng, tổ chức tiếp tế, huấn luyện, sản xuất vũ khí, đạn dược…  Tỉnh ủy đề ra chủ trương “lập những khu căn cứ kháng chiến ngay ở ngoại ô, phụ cận Sài Gòn”, “không rút đi xa, cố bám đất, bám dân làm chiến tranh du kích, làm chiến tranh nhân dân”.

Căn cứ đầu tiên của tỉnh Gia Định là An Phú Đông, gồm hai xã An Phú Đông và Thạnh Lộc, xây dựng cuối tháng 12/1945. Hai xã này lúc bấy giờ thuộc huyện Gò Vấp, cách thị trấn Gò Vấp 3 km và cách Sài Gòn 7 km đường bộ và 4 km đường chim bay. Các lực lượng các mạng chiến đấu bảo vệ thành phố, các cơ quan kháng chiến của tỉnh Gia Định, thành phố Sài Gòn và một bộ phận của Xứ ủy, Tổng Công đoàn Nam Bộ và Sở chỉ huy các đơn vị vũ trang cách mạng lần lượt rút về An Phú Đông - Thạnh Lộc.

Tuy vị trí An Phú Đông nằm sát Sài Gòn, song lúc đầu, như nhận định của đồng chí Phạm Văn Chiêu, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Gia Định, thì địch còn yếu, tinh thần quân lính bạc nhược, còn bị ảnh hưởng khủng khiếp trước những thất bại của quân đội Pháp trong thế chiến thứ hai. Về phía ta, trong giai đoạn đầu mới bước vào kháng chiến, cơ sở vật chất cũng như vũ khí, đạn dược còn hết sức nghèo nàn, nếu không dựa vào Sài Gòn, nơi cung cấp nhân lực, vật lực cho kháng chiến, thì chỉ với tinh thần, ta không thể cầm cự được với quân thù được trang bị đầy đủ.

Theo tài liệu “Chiến khu An Phú Đông - lịch sử và truyền thống” của Đảng bộ Quận 12, về mặt địa lý, chiến khu An Phú Đông - Thạnh Lộc trong thời kỳ chống Pháp và đế quốc Mỹ có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng. Đối với địch, đây là hàng rào đầu tiên, tuyến hành lang ở cửa ngõ phía Tây Bắc ngăn chặn sự tiến công của lực lượng cách mạng vào hậu cứ của chúng. Đối với ta, vùng đất An Phú Đông - Thạnh Lộc và các xã lân cận là vùng có điều kiện thuận tiện cho việc ém quân để xây dựng phong trào, cơ sở, làm bàn đạp tấn công, theo dõi những vùng xung quanh.

Chính vì vậy, nơi đây trở thành một trong những địa bàn đứng chân của các cơ quan tỉnh, thành phố và các đơn vị chủ lực hoạt động cho đến khi phần lớn lực lượng rút về chiến khu D trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (từ năm 1945 - 1949). Đây cũng là căn cứ lõm cho các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích hoạt động ở giai đoạn sau của cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Nơi đứng chân của các lực lượng

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân An Phú Đông đã bắt tay ngay vào xây dựng lực lượng kháng chiến, chuẩn bị ngăn chặn bước tái xâm lăng của địch. Nhờ vào địa thế hiểm trở, giao thông đường bộ hầu như không có, những vườn cau, vườn dừa, rẫy dứa bạt ngàn, các lãnh đạo tỉnh Gia Định đã cho di chuyển dần các cơ quan về An Phú Đông. Thời gian này, tại Hanh Phú (An Phú Đông) có rất nhiều cơ quan của vùng Sài Gòn - Gia Định trú đóng.

An Phú Đông - Chiến khu đầu tiên của tỉnh Gia Định - Bài 1 ảnh 2Một góc Nhà truyền thống chiến khu An Phú Đông. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN

Chiến khu An Phú Đông ra đời làm chỗ dựa, hậu phương vững chắc cho các lực lượng chiến đấu để cầm chân giặc, chặn đứng sự bành trướng của thực dân Pháp trong chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” nhằm “bình định Nam Bộ trong vòng 6 tuần lễ” như thực dân Pháp tuyên bố.

Ngay tại chiến khu, một sự kiện nổi bật là cuộc bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tổ chức ngày 6/1/1946. Đồng bào chiến khu An Phú Đông nô nức tham gia với tinh thần phấn khởi, thể hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ công dân của một nước có chủ quyền.

Theo hồi ký đồng chí Phạm Văn Chiêu, năm 1946 là năm xây dựng và củng cố lực lượng, đồng thời là năm học tập, tìm tòi, nghiên cứu những vấn đề hoàn toàn mới mẻ của cuộc kháng chiến. Nỗ lực công tác, chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ trong chiến khu đã có những tiến bộ bước đầu. Trải qua một năm thử thách, đương đầu với giặc, cùng với những thành tựu đã đạt được của quân và dân tỉnh Gia Định trong chiến khu, tổ chức Đảng của ta không ngừng được củng cố, phát triển.

Tỉnh ủy Gia Định đã lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chiến khu An Phú Đông, cung cấp nhân lực, vật lực cho kháng chiến, chống địch càn quét, khủng bố. Nhân dân An Phú Đông đã dốc hết sức người, sức của cho kháng chiến, giữ vững niềm tin, ý chí chiến đấu, mưu trí dũng cảm, góp phần bảo vệ các cơ quan của Xứ ủy, Thành phố Sài Gòn, Tỉnh ủy Gia Định trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đầu năm 1946, tòa báo Cảm Tử (của Tổng Công đoàn Nam Bộ) từ Sài Gòn cũng dời về An Phú Đông, đứng đầu Ban Biên tập là đồng chí Lý Chính Thắng. Tại nhà ông Tư Quyền, là thân hào làng Hanh Phú, tòa soạn báo Cảm Tử xuất bản 5.000 tờ mỗi số, bí mật đem vào phát hành trong thành phố và gửi đi các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Báo Cảm Tử thông báo tin tức kháng chiến và động viên mọi người hăng say đánh giặc; được đồng bào, chiến sĩ hoan nghênh nhiệt liệt. Mỗi lần càn quét vào An Phú Đông, địch đều cố tìm ra trụ sở, nhà in của tờ báo. Nhiều lần địch đốt phá trụ sở, nhà in báo nhưng tờ báo vẫn tồn tại, vượt qua đồn bốt địch thâm nhập vào nội thành và được đồng bào đón nhận.

Chưa cần nói đến nội dung tờ báo, chỉ một việc duy trì được tờ báo Cảm Tử ra đều đặn hàng ngày, bất chấp những cuộc càn quét của địch đã là một chiến công, đòn đau đối với kẻ thù… Vì tòa soạn báo nằm trong tỉnh, nên nhiều tin tức về cuộc kháng chiến trong tỉnh được phản ánh trên tờ báo, chúng ta tôi coi tờ báo như là cơ quan tuyên truyền của tỉnh”, theo hồi ký đồng chí Phạm Văn Chiêu.

Chính tại chiến khu An Phú Đông, các cơ quan lãnh đạo của tỉnh Gia Định đã chủ đạo triển khai một cách toàn diện, đưa cuộc kháng chiến giành được nhiều thắng lợi vẻ vang trong giai đoạn đầu. Chiến khu An Phú Đông đã mãi mãi đi vào lịch sử, trở thành địa danh bất tử đại diện cho truyền thống đấu tranh bất khuất của con người Sài Gòn - Gia Định ngay từ những ngày đầu kháng chiến./. (Còn nữa)

Tiến Lực - Thành Chung

Bài 2: Xây dựng vùng chiến khu nghĩa tình và phát triển

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ từ 15h chiều nay 13/2

Giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ từ 15h chiều nay 13/2

Giá xăng E5RON92 không cao hơn 20.598 đồng/lít (tăng 156 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 476 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 21.074 đồng/lít (tăng 146 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).

Cần Thơ sẽ trồng trên 1,4 triệu cây xanh phân tán

Cần Thơ sẽ trồng trên 1,4 triệu cây xanh phân tán

Nhằm tuyên truyền giáo dục về mục đích, ý nghĩa của "Tết trồng cây”, động viên các cấp, các ngành và quần chúng Nhân dân tích cực tham gia trồng, bảo vệ, chăm sóc cây xanh, tăng độ che phủ, tạo cho thành phố Cần Thơ có môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu và gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thành công Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động, UBND thành phố Cần Thơ đã triển khai kế hoạch tổ chức trồng cây xanh phân tán các loại trong năm 2025 trên địa bàn thành phố.

Thời tiết ngày 13/2/2025: Áp thấp nhiệt đới tiến gần bờ, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đón đợt rét sâu

Thời tiết ngày 13/2/2025: Áp thấp nhiệt đới tiến gần bờ, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đón đợt rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang ở khu vực giữa Biển Đông và tiếp tục tiến gần bờ. Hồi 1 giờ ngày 13/2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới khoảng 13 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8; di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 5-10km/h.

Thanh niên các dân tộc tỉnh Đắk Lắk sẵn sàng lên đường nhập ngũ

Thanh niên các dân tộc tỉnh Đắk Lắk sẵn sàng lên đường nhập ngũ

Những ngày đầu Xuân mới 2025, tỉnh Đắk Lắk khẩn trương, tích cực chuẩn bị, sẵn sàng cho Ngày hội tòng quân. Ngày 13/2, các công dân trẻ của tỉnh với trái tim đầy nhiệt huyết ở lứa tuổi đôi mươi sẽ lên đường nhập ngũ. Điều đáng nói, trong đợt nhập ngũ này, tỉnh Đắk Lắk có trên 500 công dân trẻ viết đơn tình nguyện tham gia quân ngũ.

Bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Liên

Bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Liên

Là một trong những khu bảo tồn có dự trữ đa dạng sinh học phong phú nhất Việt Nam, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên có tổng diện tích quản lý hơn 25.600 ha trải dài trên địa bàn các xã Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn, Vạn Xuân và thị trấn Thường Xuân (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa).

Năm 2025, Bắc Kạn phấn đấu giảm trên 1.800 hộ nghèo

Năm 2025, Bắc Kạn phấn đấu giảm trên 1.800 hộ nghèo

UBND tỉnh Bắc Kạn mới ban hành kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững năm 2025 trên địa bàn. Theo đó, năm 2025, Bắc Kạn phấn đấu, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm bình quân từ 2 -2,5%/năm, trong đó, hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo giảm bình quân từ 4 - 5% trở lên và hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm. Cụ thể, đến cuối năm 2025, tỉnh phấn đấu giảm 1.812 hộ nghèo xuống còn 14.311 hộ (17,27%).

Thanh Hóa huy động nguồn lực "xóa trắng" xã nông thôn mới

Thanh Hóa huy động nguồn lực "xóa trắng" xã nông thôn mới

Việc huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại khu vực biên giới mới còn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế huyện thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, kết cấu hạ tầng thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhưng với sự quan tâm của UBND tỉnh Thanh Hóa, sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân, đến nay tỉnh Thanh Hóa không còn huyện trắng xã nông thôn mới.

Thời tiết ngày 12/2/2025: Miền Bắc mưa nhỏ vài nơi, trời rét

Thời tiết ngày 12/2/2025: Miền Bắc mưa nhỏ vài nơi, trời rét

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, rãnh áp thấp có trục khoảng 10-12 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp lúc 1 giờ có vị trí khoảng 10,5-11,5 độ Vĩ Bắc và 111,5-112,5 độ Kinh Đông. Ngoài ra, bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.

Chống rét cho học sinh vùng cao Mù Cang Chải

Chống rét cho học sinh vùng cao Mù Cang Chải

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, những ngày qua, nền nhiệt ở huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) giảm sâu. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh đến lớp, nhất là với cấp mầm non, các trường học tại huyện Mù Cang Chải có nhiều giải pháp giữ ấm cho học sinh.

Ninh Thuận sắp xếp để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi an cư lạc nghiệp

Ninh Thuận sắp xếp để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi an cư lạc nghiệp

Trong năm 2025, tỉnh Ninh Thuận tập trung triển khai sắp xếp ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đồng thời giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân. Kinh phí là từ Trung ương bố trí trực tiếp cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn 1 từ năm 2021-2025) và vốn đối ứng từ ngân sách địa phương.

Điện Biên nỗ lực đưa học sinh trở lại trường sau dịp Tết Ất Tỵ

Điện Biên nỗ lực đưa học sinh trở lại trường sau dịp Tết Ất Tỵ

Sau mỗi dịp nghỉ Tết Nguyên đán, tỷ lệ học sinh trở lại trường học tại Điện Biên khá thấp, nhất là học sinh ở các huyện vùng sâu, vùng xa. Để duy trì sĩ số ổn định và đảm bảo chất lượng học tập của học sinh sau kỳ nghỉ Tết, nhiều giáo viên đã chủ động vận động học sinh trở lại trường.

Tây Ninh nỗ lực bảo vệ "lá phổi xanh"

Tây Ninh nỗ lực bảo vệ "lá phổi xanh"

Khi Tây Ninh bước vào mùa khô, thời tiết trở nên hanh khô và nhiệt độ tăng cao, khiến nguy cơ cháy rừng gia tăng. Do đó, ngay từ đầu mùa khô năm nay, tỉnh Tây Ninh đã chủ động tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng, nhất là thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Thời tiết ngày 10/2/2025: Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều hửng nắng

Thời tiết ngày 10/2/2025: Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 10/2, khu vực Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng với nền nhiệt cao nhất 16-19 độ C. Trời rét đậm, vùng núi rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa.

Trao tặng công trình “Rừng cây thanh niên” phủ xanh đất trống, đồi trọc​ ở Bắc Giang

Trao tặng công trình “Rừng cây thanh niên” phủ xanh đất trống, đồi trọc​ ở Bắc Giang

Ngày 9/2 tại xã Canh Nậu, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, Tỉnh đoàn Bắc Giang tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 và Đợt thi đua chào mừng Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030 và Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIV.

Bình Định đồng loạt khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định đồng loạt khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 9/2, tại hộ gia đình thương binh ông Võ Văn Cư (xóm 2, thôn Chương Hòa, xã Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn) Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng cùng đoàn công tác đã dự Lễ phát động đồng loạt khởi công xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Nghệ An xây dựng những điểm nhấn phát triển nông thôn mới

Nghệ An xây dựng những điểm nhấn phát triển nông thôn mới

Sau 14 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Khắp các vùng quê, hình ảnh về những bản làng đẹp, nhà kiên cố, vườn đẹp, giao thông thuận lợi cùng những trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng khang trang… đã làm thay đổi căn bản diện mạo nhiều vùng nông thôn. Đời sống người nông dân và gắn liền với nền nông nghiệp ngày càng hiện đại.