Bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Liên

Là một trong những khu bảo tồn có dự trữ đa dạng sinh học phong phú nhất Việt Nam, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên có tổng diện tích quản lý hơn 25.600 ha trải dài trên địa bàn các xã Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn, Vạn Xuân và thị trấn Thường Xuân (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa).

potal-bao-ton-da-dang-sinh-hoc-tai-vuon-quoc-gia-xuan-lien-7851995.jpg
Một góc Vườn Quốc gia Xuân Liên. Ảnh: TTXVN phát

Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định phê duyệt nâng hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thành Vườn quốc gia Xuân Liên. Việc nâng hạng này không chỉ góp phần tăng cường công tác bảo tồn thiên nhiên mà còn mở ra cơ hội phát triển du lịch sinh thái, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.

Sau khi được nâng cấp, Vườn quốc gia Xuân Liên có vai trò quan trọng trong bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, giáo dục môi trường và nghiên cứu khoa học. Vườn còn đóng vai trò quan trọng trong duy trì và bảo đảm ổn định nguồn nước cho hồ chứa nước Cửa Đạt (thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia). Vùng đệm của Vườn quốc gia bao gồm 12 thôn/bản thuộc 5 xã, thị trấn giáp ranh, với mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

potal-bao-ton-da-dang-sinh-hoc-tai-vuon-quoc-gia-xuan-lien-7851992.jpg
Cây samu dầu khổng lồ trong Vườn Quốc gia Xuân Liên. Ảnh: TTXVN phát

Theo kết quả điều tra, Vườn quốc gia Xuân Liên hiện có 1.228 loài thực vật bậc cao; 1.811 loài động vật hoang dã, thuộc 241 họ, 46 bộ, 4 lớp; 56 loài thực vật nguy cấp, quý hiếm, trong đó 35 loài được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007… Đây cũng là nơi phân bố tập trung nhiều loài cây quý hiếm, đặc biệt là hai loài pơmu và samu dầu có đường kính lớn, trong đó có 2 cây hơn 1.000 tuổi được trao danh hiệu "Cây Di sản Việt Nam". Đó là những cây khổng lồ nhất trong quần thể thực vật hạt trần còn sót lại ở nước ta, là loài cây quý hiếm, được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, Vườn quốc gia Xuân Liên còn là địa điểm đánh dấu sự tồn tại của loài mang Roosevelt - loài được cho là đã tuyệt chủng suốt gần 100 năm qua, nơi phân bố quần thể vượn đen má trắng lớn nhất Việt Nam với 64 đàn, 182 cá thể…

potal-bao-ton-da-dang-sinh-hoc-tai-vuon-quoc-gia-xuan-lien-7851998.jpg
Vườn Quốc gia Xuân Liên là nơi có quần thể voọc xám lớn nhất Việt Nam đến thời điểm hiện nay. Ảnh: TTXVN phát

Trong Vườn quốc gia Xuân Liên còn có nhiều thác nước, hang động, lòng hồ rộng lớn 3.300 ha nằm giữa khu bảo tồn và những thửa ruộng bậc thang, bản sắc văn hóa dân tộc của người Thái, Mường. Đây là những tiềm năng để Vườn quốc gia Xuân Liên phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng theo hướng bền vững.

Được biết, những năm qua, Vườn quốc gia Xuân Liên thực hiện thành công nhiều đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao tính đa dạng sinh học như: Đề tài “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống cây giống giổi ăn hạt, phục vụ trồng rừng cây gỗ lớn, nâng cao thu nhập cho người dân miền núi tỉnh Thanh Hóa”; Đề tài “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen lan hài vân bắc, lan hài lông và lan thủy tiên hường cho vùng Bắc Trung Bộ”; Dự án điều tra bảo tồn các loài cu li (Nycticebusspp), loài vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys), các loài khỉ (Macaca), các loài mang (Trachypithecus barbei); Ứng dụng hệ thống GPS-Photo Link về quản lý cây cổ thụ quý hiếm trong khu bảo tồn như bách xanh, pơmu, samu, dẻ tùng sọc trắng, sến mật...

Hoa Mai

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên các dân tộc tỉnh Đắk Lắk sẵn sàng lên đường nhập ngũ

Thanh niên các dân tộc tỉnh Đắk Lắk sẵn sàng lên đường nhập ngũ

Những ngày đầu Xuân mới 2025, tỉnh Đắk Lắk khẩn trương, tích cực chuẩn bị, sẵn sàng cho Ngày hội tòng quân. Ngày 13/2, các công dân trẻ của tỉnh với trái tim đầy nhiệt huyết ở lứa tuổi đôi mươi sẽ lên đường nhập ngũ. Điều đáng nói, trong đợt nhập ngũ này, tỉnh Đắk Lắk có trên 500 công dân trẻ viết đơn tình nguyện tham gia quân ngũ.

Năm 2025, Bắc Kạn phấn đấu giảm trên 1.800 hộ nghèo

Năm 2025, Bắc Kạn phấn đấu giảm trên 1.800 hộ nghèo

UBND tỉnh Bắc Kạn mới ban hành kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững năm 2025 trên địa bàn. Theo đó, năm 2025, Bắc Kạn phấn đấu, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm bình quân từ 2 -2,5%/năm, trong đó, hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo giảm bình quân từ 4 - 5% trở lên và hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm. Cụ thể, đến cuối năm 2025, tỉnh phấn đấu giảm 1.812 hộ nghèo xuống còn 14.311 hộ (17,27%).

Thanh Hóa huy động nguồn lực "xóa trắng" xã nông thôn mới

Thanh Hóa huy động nguồn lực "xóa trắng" xã nông thôn mới

Việc huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại khu vực biên giới mới còn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế huyện thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, kết cấu hạ tầng thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhưng với sự quan tâm của UBND tỉnh Thanh Hóa, sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân, đến nay tỉnh Thanh Hóa không còn huyện trắng xã nông thôn mới.

Thời tiết ngày 12/2/2025: Miền Bắc mưa nhỏ vài nơi, trời rét

Thời tiết ngày 12/2/2025: Miền Bắc mưa nhỏ vài nơi, trời rét

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, rãnh áp thấp có trục khoảng 10-12 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp lúc 1 giờ có vị trí khoảng 10,5-11,5 độ Vĩ Bắc và 111,5-112,5 độ Kinh Đông. Ngoài ra, bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.

Chống rét cho học sinh vùng cao Mù Cang Chải

Chống rét cho học sinh vùng cao Mù Cang Chải

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, những ngày qua, nền nhiệt ở huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) giảm sâu. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh đến lớp, nhất là với cấp mầm non, các trường học tại huyện Mù Cang Chải có nhiều giải pháp giữ ấm cho học sinh.

Ninh Thuận sắp xếp để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi an cư lạc nghiệp

Ninh Thuận sắp xếp để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi an cư lạc nghiệp

Trong năm 2025, tỉnh Ninh Thuận tập trung triển khai sắp xếp ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đồng thời giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân. Kinh phí là từ Trung ương bố trí trực tiếp cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn 1 từ năm 2021-2025) và vốn đối ứng từ ngân sách địa phương.

Điện Biên nỗ lực đưa học sinh trở lại trường sau dịp Tết Ất Tỵ

Điện Biên nỗ lực đưa học sinh trở lại trường sau dịp Tết Ất Tỵ

Sau mỗi dịp nghỉ Tết Nguyên đán, tỷ lệ học sinh trở lại trường học tại Điện Biên khá thấp, nhất là học sinh ở các huyện vùng sâu, vùng xa. Để duy trì sĩ số ổn định và đảm bảo chất lượng học tập của học sinh sau kỳ nghỉ Tết, nhiều giáo viên đã chủ động vận động học sinh trở lại trường.

Tây Ninh nỗ lực bảo vệ "lá phổi xanh"

Tây Ninh nỗ lực bảo vệ "lá phổi xanh"

Khi Tây Ninh bước vào mùa khô, thời tiết trở nên hanh khô và nhiệt độ tăng cao, khiến nguy cơ cháy rừng gia tăng. Do đó, ngay từ đầu mùa khô năm nay, tỉnh Tây Ninh đã chủ động tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng, nhất là thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Thời tiết ngày 10/2/2025: Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều hửng nắng

Thời tiết ngày 10/2/2025: Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 10/2, khu vực Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng với nền nhiệt cao nhất 16-19 độ C. Trời rét đậm, vùng núi rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa.

Trao tặng công trình “Rừng cây thanh niên” phủ xanh đất trống, đồi trọc​ ở Bắc Giang

Trao tặng công trình “Rừng cây thanh niên” phủ xanh đất trống, đồi trọc​ ở Bắc Giang

Ngày 9/2 tại xã Canh Nậu, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, Tỉnh đoàn Bắc Giang tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 và Đợt thi đua chào mừng Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030 và Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIV.

Bình Định đồng loạt khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định đồng loạt khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 9/2, tại hộ gia đình thương binh ông Võ Văn Cư (xóm 2, thôn Chương Hòa, xã Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn) Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng cùng đoàn công tác đã dự Lễ phát động đồng loạt khởi công xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Nghệ An xây dựng những điểm nhấn phát triển nông thôn mới

Nghệ An xây dựng những điểm nhấn phát triển nông thôn mới

Sau 14 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Khắp các vùng quê, hình ảnh về những bản làng đẹp, nhà kiên cố, vườn đẹp, giao thông thuận lợi cùng những trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng khang trang… đã làm thay đổi căn bản diện mạo nhiều vùng nông thôn. Đời sống người nông dân và gắn liền với nền nông nghiệp ngày càng hiện đại.

Cà Mau huy động, bố trí nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cà Mau huy động, bố trí nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh ủy Cà Mau chủ trương nghiên cứu, đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (có thể đưa vào dự thảo văn kiện đại hội đảng bộ các cấp để đại hội thảo luận, quyết định) và hằng năm của tỉnh, của huyện theo điều kiện, khả năng thực tế để làm cơ sở huy động và bố trí nguồn lực thực hiện.

Động đất độ lớn 3.7 tại Kon Plông, Kon Tum

Động đất độ lớn 3.7 tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), trưa 8/2, một trận động đất có độ lớn 3.7 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thương vong về người và tài sản.

Thanh Hóa giúp người dân vùng cao giảm nghèo

Thanh Hóa giúp người dân vùng cao giảm nghèo

Những năm qua, Thanh Hóa đã đẩy mạnh việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nhiều người sau khi trở về đã có số vốn để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đây là một động lực quan trọng, là cơ sở để tỉnh tiếp tục thực hiện việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2025 và các năm tới.

Hơn 800 vận động viên Yên Bái tham gia Hội thi thể thao

Hơn 800 vận động viên Yên Bái tham gia Hội thi thể thao

Ngày 7/2, Ban Chỉ đạo Tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn và Phát triển du lịch tỉnh Yên Bái tổ chức Khai mạc Hội thi thể thao “Mừng Đảng, Mừng Xuân, mừng Đất nước quê hương đổi mới” tỉnh Yên Bái năm 2025 và khánh thành Nhà thi đấu thể thao Liên đoàn Lao động tỉnh.

Điện Biên đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Điện Biên đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 7/2, Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức họp Ban Chỉ đạo đánh giá kết quả thực hiện phát triển nhà ở xã hội và thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách trên địa bàn. Theo đó, tỉnh sẽ huy động mọi nguồn lực, quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.