Trà Vinh vững bước về đích nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Tỉnh Trà Vinh được tái lập vào tháng 5/1992, với xuất phát điểm thấp, kết cấu hạ tầng từ thành thị đến nông thôn đều yếu kém và được xem là tỉnh nghèo, có đông đồng bào Khmer, đời sống khó khăn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long lúc bấy giờ. Thế nhưng, bằng quyết tâm chính trị cao, sự nỗ lực của toàn Đảng bộ và quân dân, tỉnh Trà Vinh không chỉ có sự phát triển vượt bậc mà còn là tỉnh đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

potal-nhieu-chuyen-bien-o-vung-nong-thon-tra-vinh-7529330.jpg
Đường giao thông ở huyện Trà Cú, địa phương cuối cùng của tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Ảnh: Thanh Hòa-TTXVN

Đổi thay diện mạo nông thôn từ phum, sóc

Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành có gần 3.600 hộ dân; trong đó, hộ dân tộc Khmer chiếm trên 80%. Vùng đất đặc biệt khó khăn ngày nào giờ đã khoác trên mình tấm áo mới, tươi đẹp. Những con đường bê tông thẳng tắp, những ngôi nhà mới khang trang, cùng sắc màu của hoa lá dọc theo 2 bên những tuyến đường nông thôn mới chạy vào từng phum sóc.

Bà Đồng Ngọc Tú, Chủ tịch UBND xã Đa Lộc cho biết, thời gian qua, địa phương được thụ hưởng nhiều chính sách của Đảng, Nhà nước để phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc Khmer, xây dựng xã nông thôn mới. Cùng với việc đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đồng bào Khmer địa phương còn được tiếp cận các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, giải quyết việc làm, vay vốn phát triển sản xuất, được sử dụng điện, nước sạch hợp vệ sinh… Nhờ vậy, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer được cải thiện rõ rệt. Với sự đầu tư của Nhà nước, cùng với đóng góp của sức dân, năm 2021, xã Đa Lộc đạt chuẩn nông thôn mới. Mức thu nhập bình quân đầu người của người dân trong xã năm 2024 đạt gần 62 triệu đồng/người/năm, tăng 11,6 triệu đồng/người/năm so với năm 2020 và cao gấp hơn 3 lần so với năm 2010.

Gia đình chị Thạch Thị Na Quy, ấp Thanh Trì B, xã Đa Lộc được thoát cận nghèo hơn 1 năm nay nhờ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để buôn bán nhỏ. Chị Na Quy cho biết, trước đó do bản thân phải chăm sóc con nhỏ nên nhiều năm chị không thể đi làm, mọi chi tiêu, trang trải trong gia đình đều phụ thuộc vào nguồn thu nhập ít ỏi từ công việc làm thuê của chồng. Do vậy, cuộc sống gia đình rơi vào diện hộ cận nghèo, thường xuyên phải “thắt lưng buộc bụng”. Đầu năm 2023, chị được tiếp cận chương trình cho hộ cận nghèo vay vốn để phát triển kinh tế gia đình. Với số vốn vay 70 triệu đồng, chị mở một cửa hàng tạp hóa buôn bán nhỏ tại nhà cho thu nhập rất ổn định. Mỗi tháng, lợi nhuận từ bán hàng chị vừa có thể trang trải chi tiêu, vừa gửi Tổ tiết kiệm và vay vốn từ 4-5 triệu đồng để trả dần nợ ngân hàng.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh Huỳnh Kim Nhân cho biết, năm 2010, trước khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới, tỉnh Trà Vinh có xuất phát điểm rất thấp, bình quân các xã chưa đạt đến 5 tiêu chí trong số 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí nông thôn mới lúc đó; có đến 24 xã, 52 ấp đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ; đường giao thông nông thôn được cứng hóa chỉ đạt bình quân khoảng 40% so với quy định. Thủy lợi cơ bản chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp; 70% trường học các cấp chưa đảm bảo về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; cơ sở vật chất văn hóa còn thô sơ, các xã, ấp chưa có nhà văn hóa, khu thể thao. Cùng với đó, rất nhiều nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ nghèo còn đến 23,63%; thu nhập bình quân đầu người chỉ 19,47 triệu đồng/người/năm.

Khi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai, với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị; từng ngành, từng cấp xây dựng kế hoạch, xác định nội dung thực hiện; người dân và các thành phần kinh tế tích cực tham gia, hưởng ứng... Từ đó, chương trình đã tạo sức lan tỏa rộng khắp trong toàn tỉnh.

potal-nhieu-chuyen-bien-o-vung-nong-thon-tra-vinh-7529327.jpg
Công trình thủy lợi ngăn mặn, dẫn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp được đầu tư tại ấp Tắt Hố, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Thanh Hòa-TTXVN

Chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới

Xác định thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là cơ hội lớn, giúp tỉnh có được “sức bật” mạnh mẽ để thay đổi tích cực diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống mọi mặt cho người dân nên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nêu cao quyết tâm, tập trung mọi nguồn lực để thực hiện. Tỉnh ủy Trà Vinh chỉ đạo sâu sát, yêu cầu các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện theo phương châm trong xây dựng nông thôn mới là “ý Đảng, lòng dân”; “ Nhà nước và nhân dân cùng làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, quyết tâm đạt mục tiêu đưa tỉnh Trà Vinh hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới trước năm 2025.

Qua 14 năm, tỉnh đã huy động các nguồn lực từ Trung ương, địa phương, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án trên địa bàn, nguồn tín dụng, doanh nghiệp, người dân... với tổng số tiền trên 27.414 tỷ đồng để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó, người dân Trà Vinh đã hiến đất, cây trái, hoa màu, ngày công lao động... với tổng trị giá trên 1.708 tỷ đồng để chung tay xây dựng nông thôn mới.

Với sự quyết tâm cao của các cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng sự nỗ lực vươn lên của người dân, đến nay tỉnh Trà Vinh cơ bản đạt 8/8 nội dung, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo quy định tại Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện tại, tỉnh Trà Vinh đang hoàn chỉnh hồ sơ chờ Trung ương thẩm định công nhận..

potal-nhieu-chuyen-bien-o-vung-nong-thon-tra-vinh-7529332.jpg
Huyện Cầu Kè đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao. Ảnh: Thanh Hòa-TTXVN

Toàn tỉnh Trà Vinh có 85/85 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 51 xã nông thôn mới nâng cao, 9 xã nông thôn mới kiểu mẫu; 9/9 huyện, thị xã, thành phố được Thủ tướng công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; trong đó huyện Cầu Kè và Tiểu Cần đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã thay đổi diện mạo khu vực nông thôn, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được hoàn thiện; đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, hệ thống trường học, cơ sở vật chất văn hóa và các công trình phúc lợi công cộng được đầu tư khang trang.

Hiện tại, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng hơn 4 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh chỉ còn 0,87% năm 2024. Khoảng cách phát triển giữa nông thôn - đô thị từng bước được thu hẹp, hộ có mức sống trung bình, khá, giàu trên địa bàn tỉnh đều tăng qua từng năm. Đặc biệt, năm 2024 tuy trong điều kiện còn khó khăn, nhưng Trà Vinh có 26/27 chỉ tiêu đạt và vượt; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; tăng trưởng (GRDP) đạt 10,04%; xếp thứ 8 trong cả nước và đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long; GRDP bình quân đầu người đạt 94,37 triệu đồng/người/năm.

Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn chia sẻ, xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục, lâu dài có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc và là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, với mục tiêu duy nhất không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Nhà nước đóng vai trò định hướng, hỗ trợ, người dân là chủ thể. Trong giai đoạn phát triển tới đây, tỉnh tiếp tục tranh thủ nguồn lực hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động thêm các nguồn lực khác để duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao cấp xã, cấp huyện, hướng tới xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

potal-nguoi-dan-tra-vinh-dong-gop-tren-1708-ty-dong-xay-dung-nong-thon-moi-7525493.jpg
Tuyến đường hoa ở huyện Cầu Kè. Ảnh: Thanh Hòa- TTXVN

Tỉnh Trà Vinh chủ trương phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực; nông thôn phát triển toàn diện gắn với đô thị hóa, có kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại. Nông dân và cư dân nông thôn trong tỉnh có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Năm 2025, tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu có thêm ít nhất 1 huyện và 6 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao; 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; nâng thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 71,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo tiêu chí nông thôn mới còn dưới 0,5%. Giai đoạn 2025 – 2030, tỉnh có thêm ít nhất 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 70% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong đó, 40% xã nông thôn mới kiểu mẫu. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn cao gấp 1,5 lần so với năm 2025 và không còn hộ nghèo theo tiêu chí nông thôn mới.

Thanh Hòa

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Cần Thơ sẽ trồng trên 1,4 triệu cây xanh phân tán

Cần Thơ sẽ trồng trên 1,4 triệu cây xanh phân tán

Nhằm tuyên truyền giáo dục về mục đích, ý nghĩa của "Tết trồng cây”, động viên các cấp, các ngành và quần chúng Nhân dân tích cực tham gia trồng, bảo vệ, chăm sóc cây xanh, tăng độ che phủ, tạo cho thành phố Cần Thơ có môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu và gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thành công Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động, UBND thành phố Cần Thơ đã triển khai kế hoạch tổ chức trồng cây xanh phân tán các loại trong năm 2025 trên địa bàn thành phố.

Thời tiết ngày 13/2/2025: Áp thấp nhiệt đới tiến gần bờ, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đón đợt rét sâu

Thời tiết ngày 13/2/2025: Áp thấp nhiệt đới tiến gần bờ, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đón đợt rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang ở khu vực giữa Biển Đông và tiếp tục tiến gần bờ. Hồi 1 giờ ngày 13/2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới khoảng 13 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8; di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 5-10km/h.

Thanh niên các dân tộc tỉnh Đắk Lắk sẵn sàng lên đường nhập ngũ

Thanh niên các dân tộc tỉnh Đắk Lắk sẵn sàng lên đường nhập ngũ

Những ngày đầu Xuân mới 2025, tỉnh Đắk Lắk khẩn trương, tích cực chuẩn bị, sẵn sàng cho Ngày hội tòng quân. Ngày 13/2, các công dân trẻ của tỉnh với trái tim đầy nhiệt huyết ở lứa tuổi đôi mươi sẽ lên đường nhập ngũ. Điều đáng nói, trong đợt nhập ngũ này, tỉnh Đắk Lắk có trên 500 công dân trẻ viết đơn tình nguyện tham gia quân ngũ.

Bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Liên

Bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Liên

Là một trong những khu bảo tồn có dự trữ đa dạng sinh học phong phú nhất Việt Nam, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên có tổng diện tích quản lý hơn 25.600 ha trải dài trên địa bàn các xã Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn, Vạn Xuân và thị trấn Thường Xuân (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa).

Năm 2025, Bắc Kạn phấn đấu giảm trên 1.800 hộ nghèo

Năm 2025, Bắc Kạn phấn đấu giảm trên 1.800 hộ nghèo

UBND tỉnh Bắc Kạn mới ban hành kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững năm 2025 trên địa bàn. Theo đó, năm 2025, Bắc Kạn phấn đấu, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm bình quân từ 2 -2,5%/năm, trong đó, hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo giảm bình quân từ 4 - 5% trở lên và hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm. Cụ thể, đến cuối năm 2025, tỉnh phấn đấu giảm 1.812 hộ nghèo xuống còn 14.311 hộ (17,27%).

Thanh Hóa huy động nguồn lực "xóa trắng" xã nông thôn mới

Thanh Hóa huy động nguồn lực "xóa trắng" xã nông thôn mới

Việc huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại khu vực biên giới mới còn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế huyện thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, kết cấu hạ tầng thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhưng với sự quan tâm của UBND tỉnh Thanh Hóa, sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân, đến nay tỉnh Thanh Hóa không còn huyện trắng xã nông thôn mới.

Thời tiết ngày 12/2/2025: Miền Bắc mưa nhỏ vài nơi, trời rét

Thời tiết ngày 12/2/2025: Miền Bắc mưa nhỏ vài nơi, trời rét

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, rãnh áp thấp có trục khoảng 10-12 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp lúc 1 giờ có vị trí khoảng 10,5-11,5 độ Vĩ Bắc và 111,5-112,5 độ Kinh Đông. Ngoài ra, bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.

Chống rét cho học sinh vùng cao Mù Cang Chải

Chống rét cho học sinh vùng cao Mù Cang Chải

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, những ngày qua, nền nhiệt ở huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) giảm sâu. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh đến lớp, nhất là với cấp mầm non, các trường học tại huyện Mù Cang Chải có nhiều giải pháp giữ ấm cho học sinh.

Ninh Thuận sắp xếp để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi an cư lạc nghiệp

Ninh Thuận sắp xếp để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi an cư lạc nghiệp

Trong năm 2025, tỉnh Ninh Thuận tập trung triển khai sắp xếp ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đồng thời giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân. Kinh phí là từ Trung ương bố trí trực tiếp cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn 1 từ năm 2021-2025) và vốn đối ứng từ ngân sách địa phương.

Điện Biên nỗ lực đưa học sinh trở lại trường sau dịp Tết Ất Tỵ

Điện Biên nỗ lực đưa học sinh trở lại trường sau dịp Tết Ất Tỵ

Sau mỗi dịp nghỉ Tết Nguyên đán, tỷ lệ học sinh trở lại trường học tại Điện Biên khá thấp, nhất là học sinh ở các huyện vùng sâu, vùng xa. Để duy trì sĩ số ổn định và đảm bảo chất lượng học tập của học sinh sau kỳ nghỉ Tết, nhiều giáo viên đã chủ động vận động học sinh trở lại trường.

Tây Ninh nỗ lực bảo vệ "lá phổi xanh"

Tây Ninh nỗ lực bảo vệ "lá phổi xanh"

Khi Tây Ninh bước vào mùa khô, thời tiết trở nên hanh khô và nhiệt độ tăng cao, khiến nguy cơ cháy rừng gia tăng. Do đó, ngay từ đầu mùa khô năm nay, tỉnh Tây Ninh đã chủ động tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng, nhất là thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Thời tiết ngày 10/2/2025: Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều hửng nắng

Thời tiết ngày 10/2/2025: Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 10/2, khu vực Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng với nền nhiệt cao nhất 16-19 độ C. Trời rét đậm, vùng núi rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa.

Trao tặng công trình “Rừng cây thanh niên” phủ xanh đất trống, đồi trọc​ ở Bắc Giang

Trao tặng công trình “Rừng cây thanh niên” phủ xanh đất trống, đồi trọc​ ở Bắc Giang

Ngày 9/2 tại xã Canh Nậu, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, Tỉnh đoàn Bắc Giang tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 và Đợt thi đua chào mừng Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030 và Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIV.

Bình Định đồng loạt khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định đồng loạt khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 9/2, tại hộ gia đình thương binh ông Võ Văn Cư (xóm 2, thôn Chương Hòa, xã Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn) Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng cùng đoàn công tác đã dự Lễ phát động đồng loạt khởi công xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Nghệ An xây dựng những điểm nhấn phát triển nông thôn mới

Nghệ An xây dựng những điểm nhấn phát triển nông thôn mới

Sau 14 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Khắp các vùng quê, hình ảnh về những bản làng đẹp, nhà kiên cố, vườn đẹp, giao thông thuận lợi cùng những trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng khang trang… đã làm thay đổi căn bản diện mạo nhiều vùng nông thôn. Đời sống người nông dân và gắn liền với nền nông nghiệp ngày càng hiện đại.

Cà Mau huy động, bố trí nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cà Mau huy động, bố trí nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh ủy Cà Mau chủ trương nghiên cứu, đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (có thể đưa vào dự thảo văn kiện đại hội đảng bộ các cấp để đại hội thảo luận, quyết định) và hằng năm của tỉnh, của huyện theo điều kiện, khả năng thực tế để làm cơ sở huy động và bố trí nguồn lực thực hiện.