Cà Mau huy động, bố trí nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh ủy Cà Mau chủ trương nghiên cứu, đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (có thể đưa vào dự thảo văn kiện đại hội đảng bộ các cấp để đại hội thảo luận, quyết định) và hằng năm của tỉnh, của huyện theo điều kiện, khả năng thực tế để làm cơ sở huy động và bố trí nguồn lực thực hiện.

Cơ quan chức năng tỉnh nghiên cứu hình thành, sử dụng quỹ phát triển nhà ở và quỹ đầu tư phát triển của tỉnh để tham gia và đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; rà soát, cân đối ngân sách tỉnh, huyện để đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở cho các đối tượng chính sách, thực hiện giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội.

potal-chung-tay-giup-do-ho-ngheo-xoa-nha-tam-nha-dot-nat-o-ca-mau-7556079.jpg
Bàn giao nhà ''Đại đoàn kết'' tặng vợ chồng ông Trần Ngọc Sơn (ngụ Phường 4, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau). Ảnh: Kim Há - TTXVN

Tỉnh huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội; ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước từ Trung ương và địa phương tương xứng, kịp thời để đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển nhà ở xã hội. Đặc biệt, tập trung phát triển nhà ở xã hội cho thuê khu vực đô thị bằng nguồn vốn đầu tư công, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội.

Cà Mau cũng chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý và phát triển nhà ở xã hội; tiếp tục xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản, trong đó có nhà ở xã hội; nghiên cứu thành lập, thiết lập cơ chế hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chuyên đầu tư phát triển nhà ở xã hội khi đủ điều kiện.

potal-xoa-nha-tam-nha-dot-nat-o-ca-mau-7556076.jpg
Đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau cùng đại diện Công ty Xổ sồ kiến thiết Cà Mau trao quà tặng hộ nghèo ở Phường 4, thành phố Cà Mau tại buổi lễ bàn giao nhà ''Đại đoàn kết''. Ảnh: Kim Há - TTXVN

Cùng đó, tỉnh tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đổi mới phương thức, mô hình quản lý và phát triển nhà ở xã hội. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhà ở xã hội đang thực hiện; khắc phục nhanh, kết hợp với kiên quyết xử lý nghiêm tình trạng chậm trễ, kéo dài tiến độ thực hiện dự án.

Tỉnh ủy cũng yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, nhất là quản lý chặt chẽ việc đầu tư, xây dựng, bán, cho thuê, thuê mua và sử dụng căn hộ các dự án nhà ở xã hội gắn với việc tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát việc triển khai các dự án nhà ở xã hội, quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất và sử dụng quỹ đất phát triển nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại đúng mục đích; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm nếu có.

Các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, đảng viên và nhân dân; xây dựng văn bản cụ thể hóa thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới. Đồng thời, triển khai thực hiện nghiêm quy định pháp luật và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, bố trí các dự án nhà ở xã hội độc lập hoặc trong các dự án nhà ở thương mại tại các vị trí thuận tiện về giao thông; ưu tiên bố trí quỹ đất, nguồn vốn, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, Tỉnh ủy khuyến khích đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội theo hướng mô hình xanh, sử dụng tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững, phát thải carbon thấp, đảm bảo chất lượng xây dựng, kiến trúc, cảnh quan, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện an toàn theo quy định. Phát triển đa dạng loại hình nhà ở xã hội và cơ chế, chính sách mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, nhà ở cho công đoàn viên, người có thu nhập thấp với giá phù hợp với khả năng chi trả của từng đối tượng thụ hưởng; tăng tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê.

Cà Mau định hướng triển khai thực hiện các chính sách, chương trình, đề án của Trung ương hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách là người có công, thân nhân liệt sỹ, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kết hợp giữa hỗ trợ của Trung ương với hỗ trợ của địa phương, sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau Lê Thanh Triều cho biết: Thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động, tỉnh Cà Mau đã ban hành Ðề án xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Theo đó, toàn tỉnh có 4.400 căn nhà tạm, nhà dột nát cần được xây dựng, sửa chữa, với nhu cầu tổng kinh phí 235,8 tỷ đồng, gồm các nguồn lực: ngân sách Nhà nước, quỹ Ðền ơn đáp nghĩa, quỹ Vì người nghèo, xã hội hóa và nguồn vận động hợp pháp khác. Kế hoạch năm 2024 đặt mục tiêu xây mới, sửa chữa 400 căn, nhưng với quyết tâm cao, tỉnh đã khởi công 1.270 căn, tiến độ giải ngân 36 tỷ đồng.

Thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau cho thấy: tính đến cuối tháng 1/2025, Cà Mau đã khởi công 1.286 căn nhà ở xã hội, trong đó xây dựng hoàn thành 1.054 căn bàn giao cho gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo..., thuộc diện khó khăn về nhà ở theo đúng tiến độ đề ra.

Theo Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau, trên địa bàn tỉnh hiện có 15 vị trí quỹ đất quy hoạch để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, gồm 7 dự án đã có chủ trương đầu tư, 7 dự án chưa có chủ trương đầu tư thuộc quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở thương mại, 1 dự án đang xin thực hiện hình thức nộp tiền.

Về tiến độ thực hiện, tỉnh có 1 dự án đang thi công xây dựng và đang xây dựng hoàn thành cơ bản 45 căn nhà ở xã hội, 2 dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, các dự án còn lại đang giải phóng mặt bằng.

Mặc dù tỉnh có nhiều quỹ đất dành cho nhà ở xã hội được bố trí (bố trí độc lập và bố trí diện tích đất ở trong dự án xây dựng nhà ở thương mại của chủ đầu tư để xây dựng nhà ở xã hội) nhưng chưa thực hiện hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, nguồn vốn để phát triển nhà ở xã hội hạn chế, phụ thuộc chủ yếu vào vốn doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đang khó khăn về nguồn vốn do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu sau đại dịch, nhất là còn e ngại với việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nên chưa ưu tiên, mạnh dạn tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Hạn chế của địa phương là điều kiện tự nhiên về thổ nhưỡng nền đất yếu, không khai thác được vật liệu xây dựng tại chỗ dẫn đến chi phí đầu tư cao so với các địa phương khác..

Kim Há

Có thể bạn quan tâm

Tầm nhìn quốc gia đặt trên “tâm tư tỉnh nhà”

Tầm nhìn quốc gia đặt trên “tâm tư tỉnh nhà”

Ngày 14/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo, nghiên cứu thành lập 2 đặc khu Phú Quốc và Thổ Châu

Hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo, nghiên cứu thành lập 2 đặc khu Phú Quốc và Thổ Châu

Trên cơ sở định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại các Kết luận số 127-KL/TW, 130-KL/TW, 137-KL/TW và Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chính phủ đã nghiên cứu, hoàn thiện kỹ lưỡng, đa chiều với tư duy đổi mới, từ đó đề xuất các nguyên tắc tổ chức sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã hiện nay theo hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện), hình thành các đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm xã, phường và đặc khu (không còn loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, quận, huyện, thị trấn).

Thắm tình quân – dân ở biên giới Kon Tum với chương trình xóa nhà tạm

Thắm tình quân – dân ở biên giới Kon Tum với chương trình xóa nhà tạm

Thực hiện phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”, gần một năm qua, các cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đã chung sức, phối hợp cùng chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan xây dựng được 9 căn nhà cho người dân tuyến biên giới, giúp bà con ổn định nơi ở, tập trung phát triển kinh tế, đời sống gia đình; củng cố và tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó quân - dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thống nhất triển khai nhiều dự án giao thông kết nối Đắk Nông – Lâm Đồng

Thống nhất triển khai nhiều dự án giao thông kết nối Đắk Nông – Lâm Đồng

Ngày 14/4, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết: Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng vừa có chuyến khảo sát thực địa khu vực dự kiến triển khai dự án xây dựng tuyến đường động lực Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Bảo Lâm (Lâm Đồng). Đồng thời, hai bên cũng đã họp bàn và thống nhất phối hợp, triển khai một số dự án hạ tầng kết nối giữa hai tỉnh.

Đồng bào Khmer Kiên Giang đón Tết trong niềm vui mới

Đồng bào Khmer Kiên Giang đón Tết trong niềm vui mới

Phát huy truyền thống cần cù, nhạy bén trong lao động, những năm gần đây, đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, giúp tăng thu nhập.

Hơn 1.000 hộ dân thị trấn Nghèn mong sớm có nước sạch sinh hoạt

Hơn 1.000 hộ dân thị trấn Nghèn mong sớm có nước sạch sinh hoạt

Nhiều năm nay, hơn 1.000 hộ dân thuộc 5 tổ dân phố ở khu vực phía Nam thị trấn Nghèn (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) sống trong tình trạng thiếu nước sạch, phải sử dụng nước sông, nước ao hồ để sinh hoạt. Hiện nay, người dân mong muốn sớm có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo để sử dụng hằng ngày.

Lâm Đồng: Đảm bảo bao phủ tiêm chủng vaccine phòng sởi cho 95% trẻ em

Lâm Đồng: Đảm bảo bao phủ tiêm chủng vaccine phòng sởi cho 95% trẻ em

Ngày 14/4, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong quý I và những ngày đầu tháng 4/2025, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại tỉnh tương đối ổn định, không ghi nhận các đợt bùng phát nghiêm trọng ngoài tầm kiểm soát nhưng ở tỉnh lại gia tăng đột biến số ca mắc bệnh sởi.

186 hộ dân ở huyện miền núi Cẩm Thủy sống cạnh nhà máy nước nhưng vẫn thiếu nước sạch

186 hộ dân ở huyện miền núi Cẩm Thủy sống cạnh nhà máy nước nhưng vẫn thiếu nước sạch

Ở cạnh nhà máy nước, thế nhưng 186 hộ dân sống trên địa bàn xã Cẩm Vân, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa vẫn đang sống trong tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt, vào mùa khô tình trạng thiếu nước ngày càng trầm trọng hơn. Mặc dù, đã kiến nghị lên chính quyền nhiều lần, nhưng người dân vẫn chưa được nhà máy nước cấp nước sạch. Nguyên nhân là do chủ đầu tư thiếu kinh phí đầu tư đường dẫn cấp nước đến khu vực các hộ dân thiếu nước đang sinh sống.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 14/4/2025: Bắc Bộ rét vào sáng và đêm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 14/4, nhiều khu vực vó mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Riêng khu vực Bắc Bộ trời rét vào sáng và đêm với nền nhiệt ở vùng núi cao có nơi dưới 14 độ C.

Nghệ An: Hai học sinh đuối nước thương tâm

Nghệ An: Hai học sinh đuối nước thương tâm

Chiều 13/4, lãnh đạo UBND xã Nghĩa Thái, huyện Nam Đàn (Nghệ An) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra một vụ đuối nước thương tâm khiến hai học sinh là anh em ruột tử vong.

Lào Cai khắc phục sạt lở gây tắc nghẽn giao thông

Lào Cai khắc phục sạt lở gây tắc nghẽn giao thông

Qua rà soát đến thời điểm 16 giờ chiều 13/4, trên địa bàn xã Nậm Lúc, Bản Cái, Lào Cai không có hộ dân bị ảnh hưởng về nhà ở do mưa lũ, sạt lở. Các tuyến đường giao thông cơ bản vẫn an toàn trước ảnh hưởng của đợt mưa từ ngày 12/4 đến sáng 13/4/2025.

Tết Chôl Chnăm Thmây gắn kết nghĩa tình quân dân

Tết Chôl Chnăm Thmây gắn kết nghĩa tình quân dân

Tỉnh Vĩnh Long có hơn 22.630 người dân tộc Khmer sinh sống, tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn thuộc huyện Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm và thị xã Bình Minh. Những ngày cận Tết Chôl Chnăm Thmây, đồng bào Khmer trong tỉnh phấn khởi tham gia các hoạt động Tết quân dân gắn với Ngày hội Văn hóa - Thể thao đồng bào Khmer.

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. Ảnh: TTXVN phát

Quảng Ngãi tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Sáng 13/4, Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, nhằm tưởng nhớ và tri ân những binh phu trong Đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa đã có công khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Nghi lễ được tổ chức trang trọng, kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch tỉnh Quảng Ngãi năm 2025.

Đẩy mạnh xây nhà ở xã hội . Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN

Bắc Giang sẽ hoàn thành trên 5,5 nghìn căn nhà ở xã hội

Theo Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang, năm nay Chính phủ giao Bắc Giang hoàn thành 5.243 căn nhà ở xã hội. Trên cơ sở các dự án nhà ở xã hội đang triển khai trên địa bàn tỉnh, dự kiến trong năm nay các dự án sẽ hoàn thành 5.594 căn nhà ở xã hội, đảm bảo theo chỉ tiêu được giao.

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ trên quốc lộ 48 qua địa bàn tại thị xã Thái Hòa (Nghệ An). Ảnh: TTXVN phát

Nhiều địa phương miền núi Nghệ An bị ảnh hưởng mưa lớn, dông lốc

Chiều và tối 12/4, nhiều địa phương miền núi phía Tây Nghệ An đã xảy ra mưa dông, gió giật mạnh. Diễn biến thiên tai cực đoan đã khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, cây đổ, ruộng đồng, hoa màu bị ảnh hưởng. Một số sông suối dâng cao, dòng chảy mạnh làm ngập và cuốn trôi diện tích lúa ven bờ của người dân. Nguy cơ xảy ra lũ ống, sạt lở đất ở một số địa bàn trọng điểm, trên các tuyến đường miền núi tăng cao.

Xóa nhà tạm theo mô hình kiến trúc nhà truyền thống từng vùng. Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Bộ đội Biên phòng Lào Cai chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn

Hưởng ứng thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, ngày 12/4 Đồn Biên phòng Bát Xát, Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai đã ra quân phối hợp với Đoàn thanh niên xã Bản Qua đến trao quà và tiền hỗ trợ cho 6 hộ gia đình và cử 30 cán bộ chiến sĩ đến giúp ngày công xây dựng tại thôn Ná Nàm, xã Bản Qua, huyện Bát Xát.

Chính quyền địa phương huyện Mỹ Tú bàn giao căn nhà mới ngay vào dịp Tết cổ truyền Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây cho gia đình chị Trần Thị Mỹ Xuyên (xã Mỹ Thuận). Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây trong căn nhà mới

Sóc Trăng, tỉnh có trên 31% dân số là đồng bào dân tộc Khmer (gần 400.000 người), nhiều nhất cả nước. Những ngày này, không khí ở phum sóc đồng bào Khmer trở nên rộn rã chào mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây. Niềm vui được nhân đôi khi nhiều hộ đồng bào khó khăn về nhà ở được đón Tết trong căn nhà mới.

Đổi thay vùng căn cứ cách mạng Đá Bàn

Đổi thay vùng căn cứ cách mạng Đá Bàn

Căn cứ cách mạng Đá Bàn, xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa xưa là vùng rừng núi hoang sơ, đến nay đã “thay da đổi thịt”, là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của tỉnh Khánh Hòa.

Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Với chủ đề “Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025”, các hoạt động “Tết Quân - Dân” của tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành mục tiêu, kế hoạch, với tổng kinh phí thực hiện hơn 12 tỷ đồng.