Ấm no từ bưởi đỏ xứ Mường

Ấm no từ bưởi đỏ xứ Mường

Những năm gần đây, nhiều hộ đồng bào dân tộc ở huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả kinh tế sang trồng bưởi đỏ, thu nhập ngày càng cải thiện và làm giàu.

Ấm no từ bưởi đỏ xứ Mường ảnh 1

Chúng tôi đến xóm Tân Tiến, xã Thanh Hối, địa phương có phần lớn là đồng bào dân tộc Mường sinh sống. Tham quan vườn bưởi của gia đình chị Nguyễn Thị Oanh, được biết 10 năm trước, gia đình chị bắt đầu cải tạo đất rừng để trồng 150 gốc bưởi đỏ. Vừa làm, vừa học, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên đến nay, vườn bưởi của gia đình chị Oanh phát triển tốt, cho thu hoạch 300 - 600 quả/cây/ năm. Theo chị Oanh, bưởi đỏ Tân Lạc có chất lượng tốt, vỏ mỏng, nhiều nước, vị ngọt dịu nên được thị trường ưa chuộng. Với mô hình trang trại chuyên canh bưởi đỏ, gia đình chị Oanh có thu nhập khoảng 500 - 600 triệu đồng/năm.

Ấm no từ bưởi đỏ xứ Mường ảnh 2
Ấm no từ bưởi đỏ xứ Mường ảnh 3Sản phẩm bưởi đỏ Tân Lạc được thị trường ưa chuộng và đã đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Anh quốc. Ảnh: Trọng Đạt

Hiện nay, huyện Tân Lạc quy hoạch vùng sản xuất bưởi đỏ tập trung tại các xã Ngọc Mỹ, Đông Lai, Thanh Hối, Tử Nê, Phong Phú, Mỹ Hòa và thị trấn Mãn Đức với quy mô ổn định diện tích 1.250 ha. Năm 2017, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận nhãn hiệu “Bưởi đỏ Tân Lạc”. Đem lại thu nhập cao hơn nhiều so với ngô, sắn…, bưởi đỏ hiện là cây trồng chủ lực giúp xóa đói, giảm nghèo cho nhiều hộ đồng bào dân tộc trên mảnh đất Mường Bi.

Song Hà - Trọng Đạt

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm