1. Thịt gác bếp
Món thịt gác bếp vốn là đặc sản của vùng núi Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng. Đến vùng đất này, tiết trời se lạnh và ngọn lửa bập bùng, thưởng thức những miếng thịt gác bếp ngòn ngọt, dai dai, vẫn còn ngai ngái mùi khói là trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Thịt gác bếp là thịt heo thả rông trên đồi núi, thịt trâu hoặc thịt bò và được chế biết đơn giản. Các miếng thịt được róc ra từng miếng, rồi hun bằng khói của than củi được đốt từ các loại cây mọc trên núi đá. Khi thịt đã thành phẩm. Mùi khói gần như vẫn còn nguyên trên từng thớ thịt và tạo nên sức hấp dẫn riêng của món ăn của vùng núi.
Thịt gác bếp |
Món thịt gác bếp vốn là đặc sản của vùng núi Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng. Đến vùng đất này, tiết trời se lạnh và ngọn lửa bập bùng, thưởng thức những miếng thịt gác bếp ngòn ngọt, dai dai, vẫn còn ngai ngái mùi khói là trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Thịt gác bếp là thịt heo thả rông trên đồi núi, thịt trâu hoặc thịt bò và được chế biết đơn giản. Các miếng thịt được róc ra từng miếng, rồi hun bằng khói của than củi được đốt từ các loại cây mọc trên núi đá. Khi thịt đã thành phẩm. Mùi khói gần như vẫn còn nguyên trên từng thớ thịt và tạo nên sức hấp dẫn riêng của món ăn của vùng núi.
2. Pa pỉnh tộp (cá nướng gập)
Cá nướng gập |
Được chuẩn bị cẩn thận, cầu kỳ từ nguyên liệu đến thanh tre nướng, pa pỉnh tộp chứa đựng biết bao tình cảm, sự khéo léo của người Thái. Để chế biến được món pa pỉnh tộp, người ta cần đến rất nhiều các loại gia vị như gừng, xả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng… Nhưng món ăn này nhất thiết không được thiếu mắc khén, một loại gia vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Cá chép, cá trắm hoặc cá trôi sau khi bắt về được mổ dọc sống lưng, để nguyên nội tạng và tẩm ướp các loại gia vị cho ngấm đều. Sau đó người ta gập đôi cá lại, cho vào một đoạn tre để kẹp chặt rồi nướng trên than củi đã hồng. Người nướng cá phải rất khéo léo để làm sao cho cá chín không bị ám khói mà vẫn giữ được hương vị tự nhiên. Ăn pa pỉnh tộp đúng vị phải kèm chút xôi nếp chấm với chẩm chéo, thêm chút rượu ngô cay cay, tê tê. Món ăn này sẽ khiến những thực khách khó tính nhất “phải lòng” ngay từ miếng đầu tiên.3. Nậm pịa
Món nậm pịa có màu sắc không bắt mắt được ăn nóng kèm rau sống. Nguồn ảnh: vnexpress.net |
Nếu như người Mông có món đặc sản thắng cố thì người Thái có món nậm pịa nổi tiếng. Món này yêu cầu nguyên liệu rất cầu kì và đòi hỏi sự khéo léo trong khâu chế biến. Nguyên liệu làm món nậm pịa gồm tiết bò hoặc tiết dê để đông, đuôi, dạ dày, cuống tim và không thể thiếu một thứ nước sền sệt từ bên trong ruột non của con bò gọi là “pịa”. Người ta ninh xương và lục phủ ngũ tạng lên để lấy nước, sau đó họ đổ pịa vào, có nơi còn cho thêm chút mật bò. Tất cả các nguyên liệu được băm nhỏ, trộn kèm rau thơm, bột mắc khén, tỏi, ớt, mùi tàu… rồi đun sôi lên đến khi sánh, sền sệt lại là được. Khi chế biến xong, nậm pịa thường có màu nâu không bắt mắt, mùi khó chịu và vị đắng. Nó có vị đắng của lá mắc khẹt, lòng và pịa cũng đắng, tuy nhiên sau khi ăn sẽ để lại vị ngọt trong cuống họng. Nậm pịa có tác dụng giải rượu rất tốt. Ai ăn được nậm pịa sẽ rất thích vì vị đắng dịu nơi cuống lưỡi. Món nậm pịa thường ăn kèm với rau chuối và bạc hà. Món Nập pịa Sơn La không phải là món dễ ăn tuy nhiên, nếu đã đến vùng đất này thì bạn nên trải nghiệm.4. Cá hồi
Gỏi cá hồi. Nguồn ảnh: thethaovanhoa.vn |
Loại đặc sản này mới xuất hiện ở Mộc Châu – Sơn La vài năm nay, giá trị dinh dưỡng và độ ngon của nó thì khỏi phải bàn tới, nhưng cái thú ăn cá hồi ở Mộc Châu vào một ngày lạnh nó khác ăn vào mùa hè. Đó là khi món gỏi, món xông khói, hay chả… được chấm với bát nước chấm cay nồng mù tạt. Vừa xít xoa vì cay xộc lên mũi, vừa thấy người ấm hẳn lên. Những người ăn được cay quả là rất thú với món này, cay xộc, tê lưỡi nhưng sướng cái là không bị toát mồ hôi, người thấy thanh thanh chứ không bí bách vì nóng bức.5. Nộm da trâu
Nộm da trâu |
Da trâu rất dày, cứng và dai nên thường là nguyên liệu để làm mặt trống và ít ai nghĩ thứ này có thể trở thành đặc sản. Tuy nhiên, ở mảnh đất Sơn La, da trâu lại là một món đặc sản vô cùng lạ miệng và độc đáo. Món da trâu được làm mềm bằng cách hơ qua lửa rồi ngâm với nước lã. Sau khi đến mức cần đủ người ta dùng dao thật sắc để thái da. Lúc này, miếng da trâu dày bịch, thô kệch ban đầu trở nên hấp dẫn với màu vàng của quả chanh Tây, bên trong là màu vàng nhạt, cắn thử lại thấy sần sật, giòn giòn, khá vui miệng. Cũng như nhiều món nộm khác của người Thái, nộm da trâu cần gia giảm thêm nhiều gia vị và chút hạt mắc khén đặc trưng. Đặc biệt, sức quyến rũ của nộm da trâu nằm ở chính vị chua chua, thanh thanh của nước măng chứ không phải của chanh hay giấm.6. Xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc |
Mỗi dân tộc Sơn La đều có vốn văn hóa truyền thống đặc trưng tạo nên vườn hoa đầy hương sắc. Trong đó, văn hóa ẩm thực truyền thống của người Dao được thể hiện rõ nét qua hương vị của xôi ngũ sắc. Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc gồm: gạo nếp thơm dẻo, hạt đều không lẫn tẻ, trộn với các loại lá cây rừng (co khảu, khảu đen) để nhuộm màu, tùy thuộc vào mỗi loại lá và cách pha chế để tạo ra 5 màu khác nhau, tạo thành một cỗ tiệc xôi bắt mắt của người dân tộc vùng núi.7. Cháo mắc nhung
Cháo mắc nhung |
Quả mắc nhung- loại quả màu xanh cùng họ với cà chua nhưng chỉ bé bằng hạt đu đủ chín, có vị cay, đắng ngọt, rất phổ biến ở Sơn La. Sau mùa gặt, loại quả gieo vãi trên nương này bắt đầu chín mọng. Các bà, các mẹ chỉ việc hái về rửa sạch rồi đem chế biến món ăn. Cháo ngon là do được nấu bằng loại gạo tẻ thơm với nước ninh xương và xương sườn lợn nướng hoặc thịt băm. Khi cháo gần nhuyễn, người ta mới cho mắc nhung vào cùng một chút gừng, xả và quấy đều cho đến khi được một nồi cháo sánh. Nồi cháo sôi lục bục trên bếp than đỏ lửa, chỉ chờ khi mâm rượu đã chống chếnh là được múc ra bát sì sụp vừa thổi vừa ăn. Món cháo mắc nhung thơm nồng, đặc sánh, vị thơm ngầy ngậy, đắng đắng rất lạ miệng nhưng ngon.
Theo baomoi.com