Ông Hà Khắc Sâm, trú tại thị trấn Lang Chánh, huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa là một người nông dân dám nghĩ dám làm, ông đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá hồi trên đỉnh núi Pù Rinh thuộc bản Năng Cát, xã Trí Nang để vươn lên làm giàu. Hiện thu nhập bình quân của gia đình ông đạt 2 tỷ đồng, sau khi trừ lãi còn khoảng 700 triệu đồng/năm, ông còn tạo việc làm cho 6 lao động với mức lương 3-4 triệu đồng/người/tháng.
Từ việc bỏ hàng tỷ đồng mở đường, dẫn dòng nước lạnh từ khe suối về để nuôi cá, cũng có thời điểm tưởng chừng trắng tay, do cá bị nước lũ cuốn trôi, nhưng với ý chí, nghị lực quyết tâm, sau 10 năm, ông Hà Khắc Sâm ở thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã thành công với mô hình nuôi cá tầm, cá hồi lớn nhất xứ Thanh; doanh thu mỗi năm 2-3 tỷ đồng và tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
Dù là loại cá có nguồn gốc ở xứ lạnh nhưng cá hồi làm gỏi mà ăn kèm với lá sa lăng (một loại lá rừng) thì có vị thơm ngon đặc biệt - món ngon lạ này chỉ có tại huyện vùng cao Lang Chánh (Thanh Hóa).
Không chỉ sở hữu vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang hay cao nguyên đẹp mơ màng, Sơn La còn có nền ẩm thực phong phú với những món ăn mang hương vị của bản địa.
Anh Triệu Văn Trình, 31 tuổi, Bí thư thôn Khuổi Cấp, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, là tấm gương điển hình cho người Dao sinh sống trên đỉnh núi Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn về phát triển kinh tế bằng nuôi cá hồi và các sản phẩm đặc sản địa phương, đem lại thu nhập hơn 500 triệu đồng mỗi năm.
Sự việc cá chết bất thường ở Sa Pa đang được các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân nhưng theo một số chủ trang trại có kinh nghiệm nuôi cá hồi nhiều năm thì nhiều khả năng nguyên nhân do nguồn nước.