Là người đi tiên phong trong phong trào nuôi cá hồi, cá tầm tại địa phương, ông Nguyễn Thái Bình mua hơn 2 vạn con giống và 4 bể cá hồi nuôi thí điểm. Đầu tư gần 2 tỷ đồng san gạt mặt bằng, xây dựng đường lên trang trại, bể nuôi cá, hệ thống dẫn nước và mua giống, ông Bình hy vọng lứa cá đầu tiên sau khi thu hoạch sẽ giúp ông trang trải hết khoản nợ và có thêm vốn để tiếp tục mở rộng quy mô trang trại thì bất ngờ tai họa ập đến.
Ông Bình cho biết: "Cá hồi là loại vật nuôi rất mẫn cảm, khó tính, khi có dấu hiệu bất thường là chúng có biểu hiện khác ngay. Do diện tích bể không lớn, mật độ cá lại dày, nên hơn 2 vạn con cá hồi gia đình nuôi (khoảng 7,5 tấn) chết gần hết. Ước tính thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng".
Sau đó, ông Bình có cho người đi kiểm tra nguồn nước tại con suối Nậm Cang 1 thì phát hiện phía đầu nguồn có một số vỏ thuốc trừ sâu bị vứt lại và chèn đá lên. Theo ông Bình, nếu cá nhiễm bệnh sẽ chết lẻ tẻ chứ không chết hàng loạt. Hơn nữa, một trang trại nuôi cá hồi khác của ông Tẩn Mần Phấu ở phía đầu nguồn cao hơn nơi phát hiện vỏ chai thuốc trừ sâu thì cá vẫn khỏe mạnh bình thường. Còn trang trại nuôi cá nước lạnh của ông Phàn Dào Quẩy nằm ở phía dưới trang trại của ông Nguyễn Thái Bình do dùng chung nguồn nước này cũng bị thiệt hại nặng.
Điều đáng nói, nguồn nước dẫn vào bể cá hồi cũng là nguồn nước sinh hoạt của gần 100 hộ dân thôn Nậm Cang 1. "Rất may khi thấy cá hồi chết, chúng tôi đã kịp thông báo cho người dân ngưng sử dụng nước kịp thời"- Trưởng thôn Tẩn Trần Quyên cho biết.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng đã xuống địa bàn kiểm tra hiện trường, thu thập mẫu nước và đang tiến hành làm rõ vụ việc. Ông Vàng A Chính, Chủ tịch UBND xã Nậm Cang cho biết: "Chúng tôi rất mong cơ quan chức năng sớm làm rõ vụ việc vì không chỉ làm thiệt hại về kinh tế mà còn gây tâm lý bất an của người dân trên địa bàn".
Theo ông Hầu A Định, Trưởng Công an xã Nậm Cang, toàn bộ số cá đã được các chủ trang trại chủ động tiêu hủy chôn lấp và ký cam kết không tiêu thụ ra thị trường. Lực lượng công an xã phối hợp tích cực với Công an huyện Sa Pa tìm nguyên nhân gây ra cá chết tránh gây lo lắng trong nhân dân nói chung và những người nuôi cá nước lạnh trên địa bàn nói riêng
Trao đổi về vụ việc trên, ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Pa cho biết, nuôi cá nước lạnh đòi hỏi đầu tư lớn, nên khi xảy ra những vụ việc như trên, người nuôi cá bị thiệt hại rất nặng nề, bên cạnh đó còn ảnh hưởng tâm lý người nuôi. Trước việc cá chết hàng loạt, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Pa đã tăng cường quản lý và yêu cầu các hộ nuôi ký cam kết chăn nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy trình của VietGap.
Đặc biệt, yêu cầu các chủ nuôi cá phải có bể lắng trước khi đưa nước vào nuôi cá và bể lọc trước khi thải ra môi trường. Ngoài ra, huyện Sa Pa cũng đã chỉ đạo ngành chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân cá chết để có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn sự việc này tái diễn.
Trước mắt, huyện Sa Pa đã khuyến cáo người nuôi thường xuyên kiểm tra nguồn nước, khi phát hiện có hiện tượng bất thường phải báo ngay cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Theo Quyết định 49/2012/QĐ-TTg sửa đổi Điều 3 Quyết định 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành, nguyên nhân cá chết nếu là do thiên tai thì các chủ trang trại ở xã Nậm Cang sẽ được chính quyền hỗ trợ khắc phục thiệt hại.
Nậm Cang là xã xa xôi nhất của huyện Sa Pa, cách thị trấn huyện lỵ 40km, đường sá đi lại còn nhiều khó khăn. Người dân Nậm Cang có đến 90% là đồng bào Mông, Dao sống dựa vào cây thảo quả là chính. Trận mưa tuyết khắc nghiệt đầu năm 2016 đã tàn phá toàn bộ diện tích thảo quả hơn 6.000ha của xã gây thiệt hại nặng nề. Do đó, người dân địa phương đang chuyển hướng nuôi cá nước lạnh bởi theo các chuyên gia thủy sản và những người có kinh nghiệm, Nậm Cang có khí hậu và nguồn nước lạnh dồi dào, sạch đặc biệt thích hợp cho nuôi cá hồi, cá tầm cho thu nhập cao./.
Ông Bình cho biết: "Cá hồi là loại vật nuôi rất mẫn cảm, khó tính, khi có dấu hiệu bất thường là chúng có biểu hiện khác ngay. Do diện tích bể không lớn, mật độ cá lại dày, nên hơn 2 vạn con cá hồi gia đình nuôi (khoảng 7,5 tấn) chết gần hết. Ước tính thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng".
Ảnh minh họa |
Sau đó, ông Bình có cho người đi kiểm tra nguồn nước tại con suối Nậm Cang 1 thì phát hiện phía đầu nguồn có một số vỏ thuốc trừ sâu bị vứt lại và chèn đá lên. Theo ông Bình, nếu cá nhiễm bệnh sẽ chết lẻ tẻ chứ không chết hàng loạt. Hơn nữa, một trang trại nuôi cá hồi khác của ông Tẩn Mần Phấu ở phía đầu nguồn cao hơn nơi phát hiện vỏ chai thuốc trừ sâu thì cá vẫn khỏe mạnh bình thường. Còn trang trại nuôi cá nước lạnh của ông Phàn Dào Quẩy nằm ở phía dưới trang trại của ông Nguyễn Thái Bình do dùng chung nguồn nước này cũng bị thiệt hại nặng.
Điều đáng nói, nguồn nước dẫn vào bể cá hồi cũng là nguồn nước sinh hoạt của gần 100 hộ dân thôn Nậm Cang 1. "Rất may khi thấy cá hồi chết, chúng tôi đã kịp thông báo cho người dân ngưng sử dụng nước kịp thời"- Trưởng thôn Tẩn Trần Quyên cho biết.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng đã xuống địa bàn kiểm tra hiện trường, thu thập mẫu nước và đang tiến hành làm rõ vụ việc. Ông Vàng A Chính, Chủ tịch UBND xã Nậm Cang cho biết: "Chúng tôi rất mong cơ quan chức năng sớm làm rõ vụ việc vì không chỉ làm thiệt hại về kinh tế mà còn gây tâm lý bất an của người dân trên địa bàn".
Theo ông Hầu A Định, Trưởng Công an xã Nậm Cang, toàn bộ số cá đã được các chủ trang trại chủ động tiêu hủy chôn lấp và ký cam kết không tiêu thụ ra thị trường. Lực lượng công an xã phối hợp tích cực với Công an huyện Sa Pa tìm nguyên nhân gây ra cá chết tránh gây lo lắng trong nhân dân nói chung và những người nuôi cá nước lạnh trên địa bàn nói riêng
Trao đổi về vụ việc trên, ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Pa cho biết, nuôi cá nước lạnh đòi hỏi đầu tư lớn, nên khi xảy ra những vụ việc như trên, người nuôi cá bị thiệt hại rất nặng nề, bên cạnh đó còn ảnh hưởng tâm lý người nuôi. Trước việc cá chết hàng loạt, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Pa đã tăng cường quản lý và yêu cầu các hộ nuôi ký cam kết chăn nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy trình của VietGap.
Đặc biệt, yêu cầu các chủ nuôi cá phải có bể lắng trước khi đưa nước vào nuôi cá và bể lọc trước khi thải ra môi trường. Ngoài ra, huyện Sa Pa cũng đã chỉ đạo ngành chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân cá chết để có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn sự việc này tái diễn.
Trước mắt, huyện Sa Pa đã khuyến cáo người nuôi thường xuyên kiểm tra nguồn nước, khi phát hiện có hiện tượng bất thường phải báo ngay cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Theo Quyết định 49/2012/QĐ-TTg sửa đổi Điều 3 Quyết định 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành, nguyên nhân cá chết nếu là do thiên tai thì các chủ trang trại ở xã Nậm Cang sẽ được chính quyền hỗ trợ khắc phục thiệt hại.
Nậm Cang là xã xa xôi nhất của huyện Sa Pa, cách thị trấn huyện lỵ 40km, đường sá đi lại còn nhiều khó khăn. Người dân Nậm Cang có đến 90% là đồng bào Mông, Dao sống dựa vào cây thảo quả là chính. Trận mưa tuyết khắc nghiệt đầu năm 2016 đã tàn phá toàn bộ diện tích thảo quả hơn 6.000ha của xã gây thiệt hại nặng nề. Do đó, người dân địa phương đang chuyển hướng nuôi cá nước lạnh bởi theo các chuyên gia thủy sản và những người có kinh nghiệm, Nậm Cang có khí hậu và nguồn nước lạnh dồi dào, sạch đặc biệt thích hợp cho nuôi cá hồi, cá tầm cho thu nhập cao./.
TTXVN