1. Hoàng Hoa sứ trình đồ được ghi danh vào Danh sách Di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.
Hội nghị Toàn thể lần thứ 8 Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) của UNESCO tại Gwangju, Hàn Quốc, đã nhất trí ghi danh hồ sơ Hoàng Hoa sứ trình đồ vào danh sách các di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.
Hội nghị Toàn thể lần thứ 8 Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) của UNESCO tại Gwangju, Hàn Quốc, đã nhất trí ghi danh hồ sơ Hoàng Hoa sứ trình đồ vào danh sách các di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.
Hoàng hoa sứ trình đồ là cuốn sách miêu tả về một trong những hoạt động ngoại giao của Việt Nam và Trung Hoa trong thế kỷ XVIII, cụ thể là việc đi sứ của sứ bộ Việt Nam sang Trung Hoa, thể hiện việc giao lưu giữa các quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
2. Non nước Cao Bằng là Công viên địa chất toàn cầu
Vào 12h56 giờ Paris ngày 12-4 (17h56 giờ Việt Nam), Hội đồng Chấp hành UNESCO tại Kỳ họp lần thứ 204 tại Paris, Pháp đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên địa chất Non nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO.
Thác Bản Giốc - thắng cảnh đẹp nằm trong Công viên địa chất Non nước Cao Bằng. |
3. Lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị toàn quốc về di sản văn hóa gắn với phát triển bền vững.
Ngày 27-7-2018, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam vì sự phát triển bền vững. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự, chủ trì và phát biểu tại Hội nghị. Hội nghị đánh giá tình hình di sản thế giới tại Việt Nam và công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam vì sự phát triển bền vững.
4. Chính phủ ban hành Nghị định mới về tổ chức và quản lý lễ hội
Ngày 29-8-2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về quản lý và tổ chức lễ hội. Nghị định gồm 4 chương, 24 điều, có hiệu lực từ ngày 15-10-2018.
5. Lần đầu tiên trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Di sản Văn hóa Việt Nam.
Lễ trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp di sản văn hóa Việt Nam của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam được tổ chức vào ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23-11-2018. Đây là lần đầu tiên Hội Di sản Văn hóa Việt Nam xét và trao tặng Kỷ niệm chương cho những người có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá Việt Nam và những người có đóng góp xuất sắc vào việc xây dựng và phát triển Hội Di sản Văn hóa Việt Nam.
6. Lần đầu tiên Việt Nam phát hiện di cốt người tiền sử trong hang núi lửa
Các nhà địa chất và khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện về di tích cư trú của người tiền sử trong hang động núi lửa ở Công viên Địa chất núi lửa Krông Nô, Đắk Nông. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, hang động núi lửa đã được các nhà khoa học tiếp cận nghiên cứu toàn diện bằng nhiều phương pháp, xác lập đầy đủ các giá trị di sản tự nhiên (địa chất, đa dạng sinh học) và văn hóa (khảo cổ học) cho loại hình di sản hang động núi lửa.
Các chuyên gia, nhà nghiên cứu đánh giá đây là phát hiện chấn động, mở ra bước ngoặt mới trong ngành cổ nhân học của Việt Nam.
7. Hội nghị Di sản văn hóa phi vật thể châu Á - Thái Bình Dương 2018 được tổ chức tại TP Huế.
Từ ngày 06 - 08/11/2018, tại Thành phố Huế diễn ra Hội nghị Di sản văn hóa phi vật thể tại châu Á - Thái Bình Dương 2018 với chủ đề Các tổ chức phi chính phủ bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể vì sự phát triển cộng đồng bền vững. Đây là hội nghị thứ hai sau hội nghị được tổ chức tại Jeonju, Hàn Quốc, vào tháng 11-2016. Tham dự Hội nghị có đại diện của 35 tổ chức trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đến từ 16 quốc gia.
8. UNESCO phối hợp với Bộ VHTTDL tổ chức công bố Báo cáo toàn cầu năm 2018.
Báo cáo toàn cầu của UNESCO là công cụ giám sát việc thực hiện Công ước 2005 về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa. Đây là báo cáo lần thứ hai ghi nhận các kết quả đã đạt được trong việc thúc đẩy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, chia sẻ các bài học kinh nghiệm và các thực hành tốt của các quốc gia thành viên trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa, cũng như phân tích các khó khăn, thách thức vẫn còn tồn tại kể từ khi báo cáo lần thứ nhất được công bố vào năm 2015.
Báo cáo toàn cầu của UNESCO năm 2018 có chủ đề: “Tái định hình các chính sách văn hóa: Thúc đẩy sáng tạo vì sự phát triển”.
9. Dành khoảng 4.000 tỷ đồng để di dân, giải phóng mặt bằng Khu vực 1 Di tích Kinh thành Huế.
Ngày 7-12, tại Kỳ họp thứ 7, khóa VII, HĐND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thông qua Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 Di tích Kinh thành Huế với tổng kinh phí di dời khoảng 4.000 tỷ đồng.
Đề án này được thực hiện trong 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, từ năm 2019 đến 2021 triển khai di dời các hộ dân trong phạm vi Di tích Kinh thành Huế gồm: Tường thành, các eo bầu, hộ thành hào… với hơn 2.900 hộ. Giai đoạn 2, từ năm 2022 đến 2025 di dời hơn 1.200 hộ dân ở các khu vực còn lại.
10. Số hội viên Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tăng đột biến so với nhiều năm gần đây, đặc biệt là từ các mô hình tư nhân, ngoài công lập thể hiện sự quan tâm đến di sản và ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản ngày càng được cộng đồng quan tâm.
Báo cáo toàn cầu của UNESCO là công cụ giám sát việc thực hiện Công ước 2005 về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa. Đây là báo cáo lần thứ hai ghi nhận các kết quả đã đạt được trong việc thúc đẩy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, chia sẻ các bài học kinh nghiệm và các thực hành tốt của các quốc gia thành viên trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa, cũng như phân tích các khó khăn, thách thức vẫn còn tồn tại kể từ khi báo cáo lần thứ nhất được công bố vào năm 2015.
Báo cáo toàn cầu của UNESCO năm 2018 có chủ đề: “Tái định hình các chính sách văn hóa: Thúc đẩy sáng tạo vì sự phát triển”.
9. Dành khoảng 4.000 tỷ đồng để di dân, giải phóng mặt bằng Khu vực 1 Di tích Kinh thành Huế.
Ngày 7-12, tại Kỳ họp thứ 7, khóa VII, HĐND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thông qua Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 Di tích Kinh thành Huế với tổng kinh phí di dời khoảng 4.000 tỷ đồng.
Đề án này được thực hiện trong 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, từ năm 2019 đến 2021 triển khai di dời các hộ dân trong phạm vi Di tích Kinh thành Huế gồm: Tường thành, các eo bầu, hộ thành hào… với hơn 2.900 hộ. Giai đoạn 2, từ năm 2022 đến 2025 di dời hơn 1.200 hộ dân ở các khu vực còn lại.
10. Số hội viên Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tăng đột biến so với nhiều năm gần đây, đặc biệt là từ các mô hình tư nhân, ngoài công lập thể hiện sự quan tâm đến di sản và ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản ngày càng được cộng đồng quan tâm.
Theo thegioidisan.vn