Nằm trong Đề án phát triển chăn nuôi của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, thời gian qua, tỉnh Yên Bái có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân đầu tư, phát triển mô hình chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà để tận dụng địa hình đồi núi dễ cho việc chăn thả, nhằm tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Sau hai năm triển khai đề án, ngành chăn nuôi đạt kết quả đáng khích lệ, khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và ổn định đời sống khu vực nông thôn, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, năm 2017 đàn gia cầm đạt 4,6 triệu con, sản lượng thịt xuất chuồng trên 5 nghìn tấn với các giống gà lông màu được phát triển rộng rãi với quy mô nông hộ.
Trấn Yên là một trong những huyện có phong trào phát triển chăn nuôi mạnh cả về quy mô gia trại và trang trại, sau nhiều năm huyện đã hình thành vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa tập trung, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm. Sau khi chuyển đổi phương thức sản xuất từ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên, hiện trên địa bàn huyện có 159 cơ sở chăn nuôi gia cầm với quy mô từ 2.500 – 15.000 con/lứa. Từ đó, dần hình thành được các tổ, nhóm liên kết trong chăn nuôi, hỗ trợ, giúp đỡ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên là nơi tập trung nhiều mô hình chăn nuôi gia cầm, với quy mô tập trung, theo hướng hàng hóa. Nhờ có những chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nên 5 năm gần đây, các mô hình chăn nuôi gà phát triển và được nhân rộng, đến nay, thị trấn đã có hơn 20 trang trại lớn, nhỏ với quy mô ít nhất từ 1.000 con/lứa trở lên, tập trung nhiều tại tổ dân phố 3, 10, 11.
Ông Nguyễn Huy Trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên cho biết, chăn nuôi gà đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân thị trấn, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, đặc biệt là chăn nuôi giống gà Minh Dư, các chủ trang trại tự liên kết với nhau hỗ trợ nhau từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Từ đó, đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ vươn lên làm giàu.
Anh Hoàng Huy Tuấn, tổ dân phố 11, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên là trưởng nhóm liên kết trong phát triển chăn nuôi gà với gần 70 thành viên tham gia, chủ yếu ở địa bàn các xã của huyện Trấn Yên và một phần của thành phố Yên Bái. Anh là người cung cấp giống, thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nhóm liên kết này.
Quy mô chăn nuôi của các hộ trong nhóm liên kết trung bình khoảng từ 3.000 - 5.000 con/lứa, có những hộ quy mô lên đến 10.000 con/lứa, mỗi con gà có trọng lượng nặng trên 2,5kg. Trung bình mỗi tháng nhóm hộ của anh Tuấn xuất bán ra thị trường khoảng gần 100 tấn gà với giá bán dao động từ 60.000 – 65.000 đồng/kg, đem lại nguồn thu hơn 75 tỷ đồng mỗi năm.
Anh Tuấn chọn giống gà Minh Dư bởi đây là giống gà có thịt ngon, ít ấp lại mắn đẻ, có độ đồng đều cao, màu lông tương đối đồng nhất, ăn ít nhưng mức tăng trọng cao. Để gà sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh thì ngoài việc chọn được giống gà đảm bảo chất lượng, việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, tiêm phòng vắc xin và tiêu độc khử trùng chuồng trại cũng đóng vai trò quan trọng.
Anh Hoàng Huy Tuấn chia sẻ, anh lập nhóm liên kết giữa các hộ với nhau là để các hộ giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau hỗ trợ về vốn, đặc biệt khâu tiêu thụ sản phẩm nhằm giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi. Hiện đầu ra sản phẩm chủ yếu cung cấp cho các chợ đầu mối ở Hà Nội, một phần xuất bán cho các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Thanh Hóa… lượng gà mà nhóm liên kết của anh vẫn không đủ cung cấp cho các chợ đầu mối. Thời gian tới, nhóm liên kết của anh Tuấn sẽ thành lập hợp tác xã, đăng ký chăn nuôi theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP, với mục tiêu hướng tới xây dựng thương hiệu sản phẩm gà Yên Bái.
Tương tự như nhóm liên kết của anh Tuấn, tổ hợp tác chăn nuôi gà thôn 4, xã Minh Quán, huyện Trấn Yên với gần 30 hộ tham gia cũng rất phát triển, năm 2017 nhóm hộ chăn nuôi gà này xuất bán ra thị trường hơn 500 tấn gà thịt, thu về hàng chục tỷ đồng.
Bên cạnh việc chăn nuôi gà, các chủ trang trại cũng rất quan tâm đến vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường, hàng ngày, hộ nào cũng thu dọn toàn bộ phân gà và gom lại để bán cho các gia đình trồng cam tại thị trấn nông trường Trần Phú, làm phân bón lót cho cam; bên cạnh đó, sau mỗi lứa bán gà, hộ nào cũng dùng vôi bột để khử trùng chuồng trại chăn nuôi, nơi chăn thả gà, trong các trang trại đều được lót chấu giữ chuồng, trại luôn khô ráo, sạch sẽ tránh phát sinh dịch bệnh.
Mô hình chăn nuôi hàng hóa tập trung không chỉ chứng minh được hướng đi đúng đắn của việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện địa hình của địa phương, mà còn tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn, hiệu quả, mở ra hướng phát triển kinh tế mới giúp người dânvươn lên thoát nghèo và làm giàu. Ngoài ra, còn giải quyết được những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm.
Với mục tiêu xây dựng, phát triển vùng chăn nuôi theo hướng hàng hóa tập trung, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế nông nghiệp hiện đại, tỉnh Yên Bái sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi phương thức sản xuất nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung và nhân rộng các mô hình đem lại hiệu quả kinh tế; đồng thời, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với các nguồn vốn để đầu tư, từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
Tận dụng địa hình đồi núi để chăn nuôi gà nhằm tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Ảnh: Đinh Thùy – TTXVN |
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, năm 2017 đàn gia cầm đạt 4,6 triệu con, sản lượng thịt xuất chuồng trên 5 nghìn tấn với các giống gà lông màu được phát triển rộng rãi với quy mô nông hộ.
Trấn Yên là một trong những huyện có phong trào phát triển chăn nuôi mạnh cả về quy mô gia trại và trang trại, sau nhiều năm huyện đã hình thành vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa tập trung, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm. Sau khi chuyển đổi phương thức sản xuất từ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên, hiện trên địa bàn huyện có 159 cơ sở chăn nuôi gia cầm với quy mô từ 2.500 – 15.000 con/lứa. Từ đó, dần hình thành được các tổ, nhóm liên kết trong chăn nuôi, hỗ trợ, giúp đỡ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên là nơi tập trung nhiều mô hình chăn nuôi gia cầm, với quy mô tập trung, theo hướng hàng hóa. Nhờ có những chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nên 5 năm gần đây, các mô hình chăn nuôi gà phát triển và được nhân rộng, đến nay, thị trấn đã có hơn 20 trang trại lớn, nhỏ với quy mô ít nhất từ 1.000 con/lứa trở lên, tập trung nhiều tại tổ dân phố 3, 10, 11.
Ông Nguyễn Huy Trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên cho biết, chăn nuôi gà đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân thị trấn, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, đặc biệt là chăn nuôi giống gà Minh Dư, các chủ trang trại tự liên kết với nhau hỗ trợ nhau từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Từ đó, đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ vươn lên làm giàu.
Các trang trại gà đều lấy thức ăn chăn nuôi từ một mối. Ảnh: Đinh Thùy – TTXVN |
Anh Hoàng Huy Tuấn, tổ dân phố 11, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên là trưởng nhóm liên kết trong phát triển chăn nuôi gà với gần 70 thành viên tham gia, chủ yếu ở địa bàn các xã của huyện Trấn Yên và một phần của thành phố Yên Bái. Anh là người cung cấp giống, thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nhóm liên kết này.
Quy mô chăn nuôi của các hộ trong nhóm liên kết trung bình khoảng từ 3.000 - 5.000 con/lứa, có những hộ quy mô lên đến 10.000 con/lứa, mỗi con gà có trọng lượng nặng trên 2,5kg. Trung bình mỗi tháng nhóm hộ của anh Tuấn xuất bán ra thị trường khoảng gần 100 tấn gà với giá bán dao động từ 60.000 – 65.000 đồng/kg, đem lại nguồn thu hơn 75 tỷ đồng mỗi năm.
Anh Tuấn chọn giống gà Minh Dư bởi đây là giống gà có thịt ngon, ít ấp lại mắn đẻ, có độ đồng đều cao, màu lông tương đối đồng nhất, ăn ít nhưng mức tăng trọng cao. Để gà sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh thì ngoài việc chọn được giống gà đảm bảo chất lượng, việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, tiêm phòng vắc xin và tiêu độc khử trùng chuồng trại cũng đóng vai trò quan trọng.
Anh Hoàng Huy Tuấn chia sẻ, anh lập nhóm liên kết giữa các hộ với nhau là để các hộ giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau hỗ trợ về vốn, đặc biệt khâu tiêu thụ sản phẩm nhằm giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi. Hiện đầu ra sản phẩm chủ yếu cung cấp cho các chợ đầu mối ở Hà Nội, một phần xuất bán cho các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Thanh Hóa… lượng gà mà nhóm liên kết của anh vẫn không đủ cung cấp cho các chợ đầu mối. Thời gian tới, nhóm liên kết của anh Tuấn sẽ thành lập hợp tác xã, đăng ký chăn nuôi theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP, với mục tiêu hướng tới xây dựng thương hiệu sản phẩm gà Yên Bái.
Tương tự như nhóm liên kết của anh Tuấn, tổ hợp tác chăn nuôi gà thôn 4, xã Minh Quán, huyện Trấn Yên với gần 30 hộ tham gia cũng rất phát triển, năm 2017 nhóm hộ chăn nuôi gà này xuất bán ra thị trường hơn 500 tấn gà thịt, thu về hàng chục tỷ đồng.
Các trang trại gà đều được lót trấu để giữ chuồng, trại luôn khô ráo, sạch sẽ và tránh phát sinh dịch bệnh. Ảnh: Đinh Thùy – TTXVN |
Mô hình chăn nuôi hàng hóa tập trung không chỉ chứng minh được hướng đi đúng đắn của việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện địa hình của địa phương, mà còn tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn, hiệu quả, mở ra hướng phát triển kinh tế mới giúp người dânvươn lên thoát nghèo và làm giàu. Ngoài ra, còn giải quyết được những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm.
Với mục tiêu xây dựng, phát triển vùng chăn nuôi theo hướng hàng hóa tập trung, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế nông nghiệp hiện đại, tỉnh Yên Bái sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi phương thức sản xuất nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung và nhân rộng các mô hình đem lại hiệu quả kinh tế; đồng thời, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với các nguồn vốn để đầu tư, từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
Đinh Thùy