Mô hình nuôi gia cầm của gia đình ông Trần Văn Tường, phường Trang Hạ, thành phố Từ Sơn là mô hình chăn nuôi theo quy trình khép kín, an toàn dịch bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao của tỉnh Bắc Ninh.
Sáng 22/12, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam tổ chức hội thảo Sản xuất, thương mại gia cầm năm 2021, cơ hội và thách thức năm 2022, vai trò của chuỗi liên kết và giao thương nội khối. Tại hội thảo, các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng cơ hội với chăn nuôi gia cầm năm 2022 sẽ tốt hơn năm 2021 nhờ Việt Nam có chính sách thích ứng linh hoạt với dịch COVID-19. Tuy nhiên, những lo ngại về giá thức ăn chăn nuôi sẽ vẫn còn duy trì ở mức cao khiến giá thành chăn nuôi gia cầm còn cao.
Với hàng chục trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô lớn, tập trung ở các huyện: Quảng Điền, Phong Điền; thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy…, tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện có đàn gia cầm khoảng 4 triệu con, tăng trên 31% so cùng kỳ năm 2019, trong đó đàn gà đạt hơn 3,2 triệu con.
Phát huy thế mạnh của địa phương trong chăn nuôi gia cầm, xã An Khang (thành phố Tuyên Quang) đã lựa chọn chăn nuôi giống gà đỏ Đồng Dầy là sản phẩm chủ lực của xã trong phát triển mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Sau hơn một năm triển khai, sản phẩm gà đỏ Đồng Dầy được thị trường đón nhận, từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ chăn nuôi.
Nhiều năm gần đây, mô hình liên kết chăn nuôi gia cầm tại Yên Bái được hình thành theo hướng sản xuất hàng hóa, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây.