Đối với người Dao ở Hòa Bình, cây sắn chính là ân nhân, là cứu tinh của họ. Đất đai vùng này từ xưa đã cằn cỗi, nắng mưa thất thường, cây lúa nương, cây khoai, cây ngô đều phát triển kém, chỉ có cây sắn là lên xanh tốt.
Từ xưa, Sắn trở thành lương thực chủ đạo trong những bữa ăn của bà con, trong chăn nuôi, trao đổi buôn bán.
Ngọn sắn non làm rau, làm dưa, củ sắn để luộc, rồi nạo hoặc cắt lát, phơi khô, cất trong bồ dự trữ từ mùa này qua mùa khác, vụ sắn này qua vụ sắn sau. Trong các món làm từ sắn, xôi sắn có thể dùng ở bữa thường ngày, khi đón khách hay dịp lễ hội...
Món xôi không cầu kỳ nhưng lại khiến người ta bất ngờ bởi hương vị của nó. Cách chế biến xôi sắn cực kỳ đơn giản:
Để làm xôi, ngay từ khi lấy sắn trên nương người ta đã phải lựa chọn những củ nẩy đều, da xoăn, ít rễ bám. Sau khi bóc vỏ, rửa sạch, sắn được nạo thành sợi nhỏ, cho vào khăn sạch vắt qua nước rồi đem trộn cùng với gạo nếp nương đã ngâm và cho vào chõ.
Chõ xôi bằng sành, đáy chõ được lót vỉ tre đan, thành chõ để thêm vài chiếc lá nếp thơm. Đặt chõ xôi lên nồi nước trên bếp, trước lúc nổi lửa, người ta không quên xếp lá chuối đều quanh miệng nồi nơi tiếp xúc với chôn chõ chỉ để lại một khoảng vừa đủ cho hơi nóng từ nồi cách thủy hút lên làm chín xôi.
Xôi chín, đổ dàn đều ra mẹt, hơi bốc thơm lừng, những hạt xôi nếp dẻo, trắng trong, những sợi sắn trắng ngà, bở tơi khiến không ai có thể làm ngơ.
Để xôi dẻo, nắm tay không dính, lâu thiu, đồng bào Dao thường quạt cho xôi thật nguội rồi mới ăn hoặc đặt vào giỏ mây để ăn cả ngày.
Có những gia đình để tiện đem xôi sắn lên nương đã lẳn xôi thành từng khúc trông như cổ chiếc chày (còn gọi là xôi sắn lẳn cổ chày), khi ăn dùng dao thái thành từng khoanh tròn. Xôi sắn dẻo thơm chấm muối vừng, muối ớt hoặc ăn kèm cá nướng rất ngon.
Giờ đây, những tháng ngày phải ăn cơm độn sắn hầu như không còn, đồng bào trồng sắn chủ yếu dùng để chăn nuôi. Song, xôi sắn vẫn là một món ăn truyền thống của đồng bào Dao.
Từ xưa, Sắn trở thành lương thực chủ đạo trong những bữa ăn của bà con, trong chăn nuôi, trao đổi buôn bán.
Nguyên liệu chế biến món xôi sắn. |
Món xôi không cầu kỳ nhưng lại khiến người ta bất ngờ bởi hương vị của nó. Cách chế biến xôi sắn cực kỳ đơn giản:
Để làm xôi, ngay từ khi lấy sắn trên nương người ta đã phải lựa chọn những củ nẩy đều, da xoăn, ít rễ bám. Sau khi bóc vỏ, rửa sạch, sắn được nạo thành sợi nhỏ, cho vào khăn sạch vắt qua nước rồi đem trộn cùng với gạo nếp nương đã ngâm và cho vào chõ.
Chõ xôi bằng sành, đáy chõ được lót vỉ tre đan, thành chõ để thêm vài chiếc lá nếp thơm. Đặt chõ xôi lên nồi nước trên bếp, trước lúc nổi lửa, người ta không quên xếp lá chuối đều quanh miệng nồi nơi tiếp xúc với chôn chõ chỉ để lại một khoảng vừa đủ cho hơi nóng từ nồi cách thủy hút lên làm chín xôi.
Xôi chín, đổ dàn đều ra mẹt, hơi bốc thơm lừng, những hạt xôi nếp dẻo, trắng trong, những sợi sắn trắng ngà, bở tơi khiến không ai có thể làm ngơ.
Để xôi dẻo, nắm tay không dính, lâu thiu, đồng bào Dao thường quạt cho xôi thật nguội rồi mới ăn hoặc đặt vào giỏ mây để ăn cả ngày.
Món xôi không cầu kỳ nhưng lại khiến người ta bất ngờ bởi hương vị của nó. Ảnh minh họa: Internet |
Giờ đây, những tháng ngày phải ăn cơm độn sắn hầu như không còn, đồng bào trồng sắn chủ yếu dùng để chăn nuôi. Song, xôi sắn vẫn là một món ăn truyền thống của đồng bào Dao.
Theo baohoabinh.com.vn